Tag

Rau cần Khai Thái: Từ cải thiện bữa ăn đến OCOP 4 sao

Nông thôn mới 19/10/2020 09:58
aa
TTTĐ - Với việc được công nhận đạt chứng nhận OCOP 4 sao sản phẩm rau cần Khai Thái (Phú Xuyên, Hà Nội) được nhiều người biết đến. Đây cũng là cơ hội để Hợp tác xã rau cần Khai Thái phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Quảng Ninh: Từ "người tìm đường" đến ngày "hái quả ngọt" OCOP Sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và Nam Bộ diễn ra ngày 30/10 Bế mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh đồng bằng sông Hồng Quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh đồng bằng sông Hồng Hội chợ OCOP Quảng Ninh diễn ra từ ngày 30/10 - 4/11 Khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP và đặc sản các vùng miền gắn với văn hóa các tỉnh đồng bằng sông Hồng
Người dân xã Khai Thái thu hoạch rau cần
Người dân xã Khai Thái thu hoạch rau cần

Loại rau đặc sản

Theo anh Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Hợp tác xã Rau cần Khai Thái, những năm 1990, một số gia đình ở thôn Khai Thái trồng rau cần để cải thiện bữa ăn gia đình.Thấy rau hợp đất và cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa, người dân lựa chọn để nhân rộng và phát triển.

Thời gian đầu, các hộ trồng rau cần thường là tự phát nên chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Vì vậy, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Tuy nhiên, khi xác định đây là cây trồng chủ lực, giúp nông dân làm giàu, xã đã quy hoạch 30 ha đất trồng rau cần theo chương trình sản xuất rau an toàn.

Để hỗ trợ nông dân phát triển cây rau cần đặc sản, xã Khai Thái và huyện Phú Xuyên đã hoàn thành việc xây dựng thương hiệu, quản lý chặt chẽ quy trình, kỹ thuật sản xuất. Năm 2017, huyện Phú Xuyên hỗ trợ các hộ trồng rau cần xây dựng 160 lều và bể nước sơ chế rau ngay tại ruộng với kinh phí gần 1 tỷ đồng, kè; Rải đá cấp phối hệ thống kênh mương, đường giao thông khu vực trồng rau với kinh phí hàng tỷ đồng.

Theo đó, người dân sẽ chủ động trong quá trình thu hoạch và sơ chế bước đầu thông qua hệ thống lều và bể rửa tại chỗ. Nhờ vậy, chất lượng rau được đảm bảo và mẫu mã bắt mắt hơn.

Năm 2017, Hợp tác xã Rau cần Khai Thái cũng được thành lập với 23 thành viên. Hợp tác xã ra đời nhằm tạo đầu ra thuận lợi cho bà con nông dân, đặc biệt xây dựng thương hiệu cho rau cần Khai Thái.

Người dân xã Khai Thái thu hoạch rau cần
Người dân xã Khai Thái trồng rau cần

“Rau cần Khai Thái được trồng trên mặt ruộng nước lúc nào cũng đạt từ 1-2cm. Vì vậy, thân rau có màu trắng xanh, mình dày và rất giòn. Điều này đã tạo sự khác biệt cho rau cần Khai Thái so với rau cần được trồng ở các vùng khác”, anh Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Hợp tác xã Rau cần Khai Thái chia sẻ.

Bên cạnh đó, rau cần là loại cây trồng ưa các loại phân bón hữu cơ (phân chuồng ủ hoại mục). Đặc biệt loại rau này hầu như không có sâu bệnh nên người dân không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, khi rau trồng được khoảng 5 ngày, để kích thích cây sớm bén rễ, người dân sẽ dùng chế phẩm sinh học để chăm sóc.

Nâng cao đời sống người dân

Là loại rau đặc sản và đã xuất hiện nhiều năm trên thị trường nhưng rau cần Khai Thái lại chưa được nhiều người biết đến. Vì vậy, ngoài việc phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội hướng dẫn kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất rau an toàn và hoàn thiện bộ nhận diện nhãn hiệu tập thể “Rau cần Khai Thái”, Hợp tác xã còn làm hồ sơ để được công nhận sản phẩm đạt OCOP.

Đầu năm 2020 sản phẩm rau cần Khai Thái đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận sản phẩm đạt OCOP 4 sao. “Việc đạt chứng nhận OCOP đã giúp rau cần Khai Thái được nhiều người biết tới hơn. Đó là điều kiện để chúng tôi mở rộng thị trường, tiếp tục đưa Hợp tác xã phát triển hơn nữa”, anh Nguyễn Văn Hùng cho biết.

Rau cần Khai Thái đạt chứng nhận OCOP 4 sao
Rau cần Khai Thái đạt chứng nhận OCOP 4 sao

Để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hiện nay Hợp tác xã rau cần Khai Thái đang tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn bà con xã viên sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn Viet Gap. Hợp tác xã cũng chủ động tìm các đơn vị liên kết để hướng tới nâng cao sản lượng rau cần xuất bán vào các siêu thị, đơn vị uy tín như: Bảo Minh, Aeon mall, Hapro… Điều này giúp người nông dân có thu nhập cao hơn nhiều lần so với cấy lúa và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Rau cần cho thu hoạch liên tục từ tháng 7 cho đến tháng 3 âm lịch năm sau, trung bình khoảng 35 ngày/vụ. Mỗi lứa cho thu hoạch hơn 1 tấn/sào, giá cao điểm như dịp tết nguyên đán Canh Tý 2020 và hiện nay là từ 20 - 25.000 đồng/kg. Trừ các loại chi phí các hộ gia đình sẽ có lãi 50-60%, tính ra hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa 2 vụ/năm nên người dân rất phấn khởi.

Bên cạnh kinh nghiệm trồng và chăm sóc, sản xuất theo tiêu chuẩn Viet GAP các hộ dân xã Khai Thái còn trồng rau cần trái vụ vào mùa hè. Để đảm bảo cho sự phát triển của cây rau, các hộ đã chủ động làm giàn lưới giúp hạn chế nắng nóng và đảm bảo năng suất; Góp phần nâng cao thu nhập, giá trị sản xuất trên diện tích canh tác.

Rau cần Khai Thái đạt chứng nhận OCOP 4 sao
Rau cần Khai Thái đạt chứng nhận OCOP 4 sao

Đặc biệt, để thương hiệu “Rau cần Khai Thái” tiến xa hơn nữa, UBND huyện Phú Xuyên đã hợp tác với Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam thiết kế hệ thống đường ống để lấy nước từ các giếng khoan vào bể chứa phục vụ việc sơ chế rau cho đảm bảo, đồng thời, tiếp tục mở rộng diện tích đất trồng rau.

Đây chính là điều kiện thuận lợi để Hợp tác xã Rau cần Khai Thái phấn đấu đạt mục tiêu đưa rau cần đạt chứng nhận OCOP 5 sao, từ đó nâng cao đời sống cho bà con nông dân.

Đọc thêm

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm nông sản an toàn Nông thôn mới

Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm nông sản an toàn

TTTĐ - Tối 6/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn.
Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP

TTTĐ - Những năm qua, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã đạt được những kết quả nổi bật. Toàn huyện hiện có 149 sản phẩm OCOP của 35 chủ thể đã được công nhận, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Xem thêm