Tag

Robot diệt cỏ dại của sinh viên Bách khoa

Nhịp sống trẻ 06/08/2020 08:41
aa
TTTĐ - Khởi nguồn từ nỗi ám ảnh về những vất vả của mẹ cha khi vác bình phun thuốc trừ cỏ nặng mùi trên đồng ruộng, nhóm sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã chế tạo loại robot có khả năng diệt cỏ dại…
3843 svbkhoa2
Nhóm sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội giới thiệu, mô tả robot diệt cỏ của nhóm

Robot diệt cỏ có tên là BK Delta, do 5 sinh viên năm cuối Viện Cơ khí, Đại học Bách khoa (Hà Nội) gồm Nguyễn Đức Anh, Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Văn Hướng, Đàm Mạnh Tiến, nghiên cứu chế tạo trong 4 tháng với sự giúp đỡ, hướng dẫn của TS Nguyễn Văn Tình và TS Nguyễn Ngọc Kiên.

Đây cũng là sản phẩm nhóm sinh viên lựa chọn làm đồ án tốt nghiệp với hy vọng vừa có tính đột phá trong nghiên cứu, vừa tạo ra một sản phẩm trợ giúp nông dân.

Chia sẻ về ý tưởng chế tạo robot, Đức Anh - thành viên của nhóm tâm sự: “Nhà của em ở Bắc Ninh, có hơn 1.000m2 trồng đủ loại hoa màu như lạc, ngô, đỗ. Cứ mỗi vụ trồng phải mất 3 - 4 ngày phun thuốc diệt cỏ. Những ngày nắng nóng trên lưng bố mẹ em phải vác theo chiếc bình phun thuốc trừ cỏ nặng mùi thuốc. Phun thuốc diệt cỏ là khâu khó thuê nhân công nhất, do đây là công việc ảnh hưởng đến sức khỏe vì hóa chất độc hại”.

Theo tìm hiểu của nhóm sinh viên, việc làm cỏ bằng tay tốn 126 giờ/ha tương đương đi bộ 10km/ha tư thế lưng còng. Thậm chí, ở một số vùng nông thôn như An Giang, Cần Thơ, người nông dân có thể tốn cả 365 ngày/năm để làm việc trên đồng ruộng.

Làm thế nào để chế tạo robot thay sức người là điều Đức Anh ấp ủ. Đầu tháng 2, nhóm bắt đầu dựng mô hình 3D của robot, giúp phần cơ khí hình dung và việc tính toán số liệu chính xác hơn. Là dân kỹ thuật, nên công đoạn này không quá khó khăn với nhóm.

Chỉ sau một tuần, nhóm đã triển khai làm mô hình robot thực. Thời điểm chế tạo robot là khoảng thời gian cách ly xã hội do Covid-19. Do vậy, việc vận chuyển linh kiện và thiết bị đặt bên Trung Quốc gặp trục trặc, mất một tháng mới về tới Việt Nam. Nhóm chỉ còn ba tháng để hoàn thiện robot trước thềm bảo vệ luận án.

Đến tháng 5, robot đã hoàn thiện phần cơ khí, có khối lượng 18,5kg, cao 25cm. Thiết kế chính gồm khung, bộ điều khiển và hệ thống phun với bình chứa 5 lít thuốc. Khung robot làm bằng thanh nhôm cứng, nhựa in 3D, được lắp 4 bánh xe. Nó có thể di chuyển trên cả địa hình bằng phẳng và gồ ghề. Tốc độ xịt thuốc đạt 3m2/phút. Tốc độ xịt này bằng phương pháp xịt bình thông thường, nhưng có ưu điểm thay thế sức người, giảm thiểu tác hại từ thuốc trừ sâu ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.

Đức Anh cho biết, cỏ dại và cây trồng không có hình dạng đặc trưng. Bởi thế nhóm không thể sử dụng các thuật toán xử lý ảnh đơn thuần như xác định màu sắc, kích thước. Để bộ điều khiển robot có khả năng nhận diện cây hoa màu và cỏ dại, nhóm tích hợp công nghệ học sâu (deep learning) cho phép robot xác định cỏ dại bằng camera.

Đây cũng là công đoạn khó nhất mà nhóm phải giải quyết. Để tích hợp công nghệ, các bạn đã đưa vào hơn 1.500 bộ ảnh và lập trình cho máy, sau đó dạy cho robot học thông qua mạng Neural Network để nhận biết, phân biệt cỏ dại và hoa màu qua camera với độ chính xác được nhóm thử nghiệm lên tới 85%, thao tác xịt thuốc chính xác 97%.

Nhóm tác giả cho biết, lần đầu cho robot chạy thử trên địa hình thực tế nảy sinh vấn đề các rãnh cây lạc, ngô không phải lúc nào cũng đều, thẳng. Địa hình đất gồ ghề, khiến việc di chuyển và nhận diện cỏ dại gặp khó khăn.

Để khắc phục, nhóm đã thay thế loại bánh xe có rãnh sắt để tăng độ bám dưới đất. Tăng kích thước khung robot, giúp thiết bị dễ dàng đi qua các rãnh cây mà không khiến cây bị đổ. Robot đang được cải tiến lắp đặt pin mặt trời giúp bảo vệ môi trường và giảm mức điện năng tiêu thụ.

Sau nhiều lần chạy thử và điều chỉnh thiết kế, sản phẩm robot diệt cỏ của nhóm đã hoàn thành với tổng chi phí khoảng 10 triệu đồng. Hiện, nhóm sẵn sàng chuyển giao sản xuất đại trà, khi đó giá thành có thể thấp hơn để phù hợp với điều kiện từng hộ nông dân.

Đức Anh cho biết, nhóm dự định đưa robot đến các cuộc thi chế tạo trong nước để giới thiệu, từ đó mong muốn nhận được những lời góp ý cải tiến sản phẩm cũng như những lời mời hợp tác chuyển giao từ phía doanh nghiệp.

Sinh viên Bách khoa Hà Nội phát động cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” Sinh viên Bách khoa “làm chủ” công nghệ 3D Sinh viên Bách Khoa Hà Nội sẽ được học về internet vạn vật sớm hơn Chàng sinh viên Bách khoa vượt qua mọi khó khăn để tạo nên kỳ tích

Đọc thêm

Tuổi trẻ Kon Tum tiên phong, xung kích xây dựng quê hương Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Tuổi trẻ Kon Tum tiên phong, xung kích xây dựng quê hương

TTTĐ - Sáng 22/11, tại TP Kon Tum, Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè.
Khai mạc Hội trại “Chung dòng Sông Bé” lần thứ VII năm 2024 Camera 360 trẻ

Khai mạc Hội trại “Chung dòng Sông Bé” lần thứ VII năm 2024

TTTĐ - Tối 21/11, tại Khu di tích cách mạng lịch sử và du lịch sinh thái Hố Lang, phường Tân Bình, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước đã phối hợp tổ chức khai mạc Hội trại “Chung dòng Sông Bé” lần thứ VII và công nhận Huấn luyện viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cấp tỉnh Bình Dương và Bình Phước năm 2024.
Phát động Cuộc thi Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Chuyển đổi số

Phát động Cuộc thi Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

TTTĐ - Ngày 21/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức phát động Cuộc thi Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Thủ đô (Sao Kim). Cuộc thi được tổ chức nhằm tìm kiếm các giải pháp ứng dụng công nghệ chuỗi khối - Blockchain để giải quyết các vấn đề của cuộc sống của bạn trẻ có độ tuổi từ 18 – 35.
Chàng trai dân tộc Mông và sản phẩm chuối sấy khô Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chàng trai dân tộc Mông và sản phẩm chuối sấy khô

TTTĐ - Chứng kiến cảnh chuối chín hàng loạt bỏ lãng phí trên nương mà bà con quê hương không có thu nhập, loay hoay trong đói nghèo, Giàng A Phong, Bí thư Đoàn xã Bản Lang (huyện Phong Thổ, Lai Châu) quyết tâm phải làm điều gì đó. Chàng trai người dân tộc Mông đứng ra tập hợp 12 đoàn viên, thanh niên thực hiện mô hình làm chuối sấy để có thể bảo quản lâu và gửi được đi xa.
Tỉnh đoàn Hải Dương có tân lãnh đạo Camera 360 trẻ

Tỉnh đoàn Hải Dương có tân lãnh đạo

TTTĐ - Tỉnh đoàn Hải Dương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về công tác cán bộ khóa XIV, nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Xác minh nhóm học sinh vi phạm giao thông trong sáng 20/11 Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Xác minh nhóm học sinh vi phạm giao thông trong sáng 20/11

TTTĐ - Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Đam mê, sáng tạo và tràn đầy năng lượng tích cực Camera 360 trẻ

Đam mê, sáng tạo và tràn đầy năng lượng tích cực

TTTĐ - Năm 2024 không chỉ đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng livestream trên TikTok với nỗ lực tương tác với người dùng qua những phiên LIVE trực tiếp, các nhà sáng tạo nội dung còn chứng minh được sức lan tỏa những giá trị tích cực mạnh mẽ đến cho cộng đồng.
Đội GOLDEN STARS giành Quán quân “Giám đốc tài chính tương lai” Camera 360 trẻ

Đội GOLDEN STARS giành Quán quân “Giám đốc tài chính tương lai”

TTTĐ - Cuộc thi “Giám đốc tài chính tương lai - CFO 2024, do khoa Tài chính Doanh nghiệp, Học viện Tài chính vừa tổ chức, đã tìm ra ngôi vị Quán quân và nhiều giải thưởng dành cho các đội thi xuất sắc.
Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương

TTTĐ - “Giây phút hạnh phúc nhất đối với tôi là khi thấy học trò nhận được giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và các em hân hoan thông báo với thầy cô rằng: Em đã có việc làm, là người con ngoan, có ích cho xã hội, là công dân tốt, có cuộc sống gia đình hạnh phúc”.
Bài 3: Tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 3: Tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân

TTTĐ - Suốt quá trình học, Đỗ Hồng Nhung, sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để khám phá và học hỏi. Với Nhung, khoa học là nơi để thử thách chính mình và chứng minh rằng, phái nữ hoàn toàn có thể đạt được thành tựu trong những lĩnh vực mà hầu như ai cũng nghĩ là của nam giới.
Xem thêm