Tag

Sinh viên năm cuối chật vật với chuẩn đầu ra ngoại ngữ

Nhịp sống trẻ 13/04/2023 09:34
aa
TTTĐ - Bên cạnh luận văn tốt nghiệp hay những môn học đặc biệt, một bộ phận không nhỏ sinh viên năm cuối đại học còn lo lắng vì không lấy được chứng chỉ tiếng Anh quốc tế dù đủ điểm xét tốt nghiệp.
Giải thưởng "Sinh viên Nội thất Việt Nam 2019"- cú hích mới cho sinh viên năm cuối Vũ hội thế kỷ Centenar De Bal: Dấu ấn thanh xuân của sinh viên năm cuối Có thể đánh giá tốt nghiệp cho sinh viên năm cuối theo hình thức trực tuyến

Mỗi trường mỗi chuẩn

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) được xác định theo khung trình độ quốc gia Việt Nam ban hành từ năm 2016. Trong đó, người có bằng đại học phải đạt năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, tương đương trình độ B1 theo khung châu Âu. Các ngoại ngữ đang được áp dụng hiện nay là tiếng Anh, Trung, Pháp, Đức, Nhật, Hàn, Nga. B1 là mức tối thiểu được đa số đại học dùng để xét đầu ra ngoại ngữ. Tuy nhiên, tùy từng trường sẽ có những yêu cầu khác nhau.

Cuộc đua với chứng chỉ ngoại ngữ thật sự khốc liệt với không ít sinh viên
Cuộc đua với chứng chỉ ngoại ngữ thật sự khốc liệt với không ít sinh viên

Chẳng hạn, đối với ĐH Quốc gia Hà Nội, chuẩn đầu ra về trình độ ngoại ngữ của sinh viên áp dụng theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (gọi tắt là chứng chỉ VSTEP). Đối với các chương trình đào tạo chuẩn, ngành chính - ngành phụ, song ngành, chuẩn đầu ra về trình độ ngoại ngữ của sinh viên phải tương đương trình độ bậc 3 của chứng chỉ VSTEP.

Các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao, chương trình đào tạo liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài do ĐH Quốc gia Hà Nội cấp bằng; chương trình đào tạo liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài do đối tác nước ngoài và ĐH Quốc gia Hà Nội cùng cấp bằng quy định chuẩn đầu ra trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 4 của chứng chỉ VSTEP.

Đại học Bách khoa Hà Nội, sinh viên được nhận đồ án tốt nghiệp phải có chứng chỉ TOEIC 500 hoặc tương đương. Học viện Ngoại giao yêu cầu chứng chỉ IELTS 6.0-6.5 với hệ đào tạo chuẩn, 6.5-7.0 với hệ đào tạo chất lượng cao hoặc tương đương. Đại học Kinh tế Quốc dân yêu cầu chuẩn đầu ra 5.5-6.5 IELTS hoặc tương tương.

Chật vật với ngưỡng cửa ngoại ngữ đầu ra

Suốt những năm ở bậc THPT, Hoàng Quỳnh Trang, sinh viên ngành Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, từng được mệnh danh là “chiến thần” khối C. Nữ sinh đã từng gặt hái nhiều giải thưởng môn Lịch sử của thành phố Hà Nội nhưng môn Tiếng Anh lại là ác mộng của cô gái này.

Sinh viên năm cuối chật vật với chuẩn đầu ra ngoại ngữ

Hiện tại, để kịp hoàn thiện chứng chỉ ngoại ngữ để tốt nghiệp, Quỳnh Trang phải dành ra 3 buổi/tuần để học tiếng Anh với gia sư. “Vì bị mất gốc nên việc học tiếng Anh với mình thực sự rất áp lực. Mình phải tìm gia sư riêng để học vì sợ không thi được chứng chỉ rồi còn kịp ra trường”, nữ sinh viên năm cuối chia sẻ.

Éo le hơn Quỳnh Trang, dù bạn bè đã tốt nghiệp năm 2022 nhưng Nguyễn Tuấn Anh, sinh viên trường Đại học Xây dựng vẫn phải “ở lại” do chưa có chứng chỉ ngoại ngữ. Sau nhiều lần đi thi nhưng chưa đủ điểm nên Tuấn Anh vẫn lỡ hẹn ra trường.

Hiện nay, tại nhiều trường đại học đang xảy ra tình trạng nhiều sinh viên không thể tốt nghiệp đúng hạn do còn “nợ” lại chứng chỉ ngoại ngữ.

Học ngoại ngữ là quá trình tích luỹ kiến thức

Một trong những điều kiện xét tốt nghiệp của các trường ĐH là chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như TOEIC, IELTS, TOEFL. Điều này đã dẫn đến một áp lực vô hình cho nhiều sinh viên, khi ngoại ngữ không phải là thế mạnh.

Trong số đó, Lê Phương Anh (22 tuổi, sinh viên Trường Đại học Thương mại) đang chật vật ôn tập tiếng Anh với hy vọng đạt đủ điều kiện xét tốt nghiệp. Gần cuối kỳ 2 năm thứ 4, Phương Anh đã lựa chọn ôn tại trung tâm trong 2 tuần, thi lấy chứng chỉ APTIS bên ngoài và nộp về trường để đủ điều kiện xét tốt nghiệp.Theo nữ sinh, việc học ngoài nhanh chóng và dễ dàng hơn, thêm vào đó thời gian học ngắn hơn.

 Nhiều sinh viên lựa chọn đăng ký học các chứng chỉ ngoại ngữ bên ngoài (ảnh minh hoạ)
Nhiều sinh viên lựa chọn đăng ký học các chứng chỉ ngoại ngữ bên ngoài (ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên, việc học này chỉ mang tính chất học “xổi”, theo mẫu để đi thi, kiến thức Phương Anh thu lại không nhiều hơn là bao so với học ở trường, chỉ có điều thời gian được tiết kiệm. Cuối cùng, tổng chi phí để Phương Anh đạt đủ điều kiện chuẩn đầu ra ngoại ngữ là 7,5 triệu đồng, bao gồm cả việc học ở trường, ôn tập ở trung tâm và thi bên ngoài.

Vì thế, để không bị tốn kém cũng như phải vất vả để trả nợ môn, các thầy cô cho rằng, học ngoại ngữ là cả một quá trình, các bạn sinh viên cần phải chăm chỉ để tích luỹ kiến thức dần dần. Có như thế, việc học ngoại ngữ mới thực sự có ý nghĩa, vừa có kiến thức thật sự và vừa không phải chạy đôn chạy đáo để lo đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra.

Đọc thêm

Tuổi trẻ Kon Tum tiên phong, xung kích xây dựng quê hương Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Tuổi trẻ Kon Tum tiên phong, xung kích xây dựng quê hương

TTTĐ - Sáng 22/11, tại TP Kon Tum, Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè.
Khai mạc Hội trại “Chung dòng Sông Bé” lần thứ VII năm 2024 Camera 360 trẻ

Khai mạc Hội trại “Chung dòng Sông Bé” lần thứ VII năm 2024

TTTĐ - Tối 21/11, tại Khu di tích cách mạng lịch sử và du lịch sinh thái Hố Lang, phường Tân Bình, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước đã phối hợp tổ chức khai mạc Hội trại “Chung dòng Sông Bé” lần thứ VII và công nhận Huấn luyện viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cấp tỉnh Bình Dương và Bình Phước năm 2024.
Phát động Cuộc thi Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Chuyển đổi số

Phát động Cuộc thi Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

TTTĐ - Ngày 21/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức phát động Cuộc thi Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Thủ đô (Sao Kim). Cuộc thi được tổ chức nhằm tìm kiếm các giải pháp ứng dụng công nghệ chuỗi khối - Blockchain để giải quyết các vấn đề của cuộc sống của bạn trẻ có độ tuổi từ 18 – 35.
Chàng trai dân tộc Mông và sản phẩm chuối sấy khô Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chàng trai dân tộc Mông và sản phẩm chuối sấy khô

TTTĐ - Chứng kiến cảnh chuối chín hàng loạt bỏ lãng phí trên nương mà bà con quê hương không có thu nhập, loay hoay trong đói nghèo, Giàng A Phong, Bí thư Đoàn xã Bản Lang (huyện Phong Thổ, Lai Châu) quyết tâm phải làm điều gì đó. Chàng trai người dân tộc Mông đứng ra tập hợp 12 đoàn viên, thanh niên thực hiện mô hình làm chuối sấy để có thể bảo quản lâu và gửi được đi xa.
Tỉnh đoàn Hải Dương có tân lãnh đạo Camera 360 trẻ

Tỉnh đoàn Hải Dương có tân lãnh đạo

TTTĐ - Tỉnh đoàn Hải Dương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về công tác cán bộ khóa XIV, nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Xác minh nhóm học sinh vi phạm giao thông trong sáng 20/11 Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Xác minh nhóm học sinh vi phạm giao thông trong sáng 20/11

TTTĐ - Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Đam mê, sáng tạo và tràn đầy năng lượng tích cực Camera 360 trẻ

Đam mê, sáng tạo và tràn đầy năng lượng tích cực

TTTĐ - Năm 2024 không chỉ đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng livestream trên TikTok với nỗ lực tương tác với người dùng qua những phiên LIVE trực tiếp, các nhà sáng tạo nội dung còn chứng minh được sức lan tỏa những giá trị tích cực mạnh mẽ đến cho cộng đồng.
Đội GOLDEN STARS giành Quán quân “Giám đốc tài chính tương lai” Camera 360 trẻ

Đội GOLDEN STARS giành Quán quân “Giám đốc tài chính tương lai”

TTTĐ - Cuộc thi “Giám đốc tài chính tương lai - CFO 2024, do khoa Tài chính Doanh nghiệp, Học viện Tài chính vừa tổ chức, đã tìm ra ngôi vị Quán quân và nhiều giải thưởng dành cho các đội thi xuất sắc.
Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương

TTTĐ - “Giây phút hạnh phúc nhất đối với tôi là khi thấy học trò nhận được giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và các em hân hoan thông báo với thầy cô rằng: Em đã có việc làm, là người con ngoan, có ích cho xã hội, là công dân tốt, có cuộc sống gia đình hạnh phúc”.
Bài 3: Tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 3: Tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân

TTTĐ - Suốt quá trình học, Đỗ Hồng Nhung, sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để khám phá và học hỏi. Với Nhung, khoa học là nơi để thử thách chính mình và chứng minh rằng, phái nữ hoàn toàn có thể đạt được thành tựu trong những lĩnh vực mà hầu như ai cũng nghĩ là của nam giới.
Xem thêm