Sóc Trăng: Thêm một bệnh nhân nguy kịch được cứu sống nhờ kỹ thuật ECMO
Giám đốc BVĐK Sóc Trăng, Bác sỹ chuyên khoa II – Nguyễn Thị Lạc và Trưởng khoa hồi sức tích cực Mạch Văn Quang thăm và chúc mừng bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn
Bài liên quan
Chương trình “Vì sức khoẻ người Việt” sẽ được phát sóng khung giờ mới
Lần đầu tiên Việt Nam chữa được bệnh cho thai nhi ngay trong bụng mẹ
Bé sơ sinh nguy hiểm tính mạng vì mẹ dùng lá lợi sữa
Khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho hơn 100 người cao tuổi
Khỏe để lao động và xây dựng Thủ đô
Theo bác sĩ Mạch Văn Quang – Trưởng Khoa hồi sức tích cực, BVĐK Sóc Trăng, bệnh nhân Khanh được đưa vào Khoa cấp cứu tổng hợp BVĐK Sóc Trăng lúc 23 giờ, ngày 25/9 trong tình trạng rất xấu. Sau 1 giờ tích cực cấp cứu bằng phương pháp hỗ trợ thở ô xy thông thường không hiệu quả, bệnh nhận được chuyển sang Khoa hồi sức tích cực. Tại đây, mặc dù được cho thở máy, cùng sự hỗ trợ của các biện pháp cấp cứu cao cấp khác, nhưng sau 7 giờ, tình trạng bệnh nhân vẫn không được cải thiện và có chuyển biến ngày một xấu hơn với các biểu hiện, như: hôn mê, suy hô hấp nặng, khả năng tử vong là rất cao. Vì vậy, sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sử dụng kỹ thuật ECMO để hỗ trợ tình trạng suy hô hấp của bệnh nhân.
Sau khi được điều trị bằng kỹ thuật ECMO kết hợp sử dụng thuốc điều trị viêm phổi, tình trạng của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt và đến ngày thứ 9, bệnh nhân đã tỉnh táo hoàn toàn, có thể tự ăn, uống, nói chuyện bình thường, nên các bác sĩ quyết định ngưng sử dụng ECMO và cả thở máy.
Trao đổi về tình trạng bệnh nhân hiện nay, bác sĩ Mạch Văn Quang cho biết: “Đây là trường hợp suy hô hấp rất nặng do nhiễm cúm H1N1, mà với những kỹ thuật điều trị trước đây hầu hết đều không hiệu quả vì không thể cải thiện được chức năng hô hấp của bệnh nhân, nên hầu hết là tử vong. Tuy nhiên, với kỹ thuật ECMO này, chức năng hô hấp của phổi sẽ được máy làm thay, nên việc điều trị các triệu chứng về phổi được dễ dàng, khả năng sống sót của bệnh nhân đạt rất cao. Dự kiến, 2 ngày nữa (11/10), chúng tôi sẽ cho bệnh nhân xuất viện”.
Được biết, trước đó, bệnh nhân đã có 3 ngày tự điều trị tại nhà với các triệu chứng ho, sốt, tức ngực nhưng không thuyên giảm nên đến khám và điều trị tại Bệnh viên Quân Dân y Sóc Trăng. Nhận thấy tình trạng bệnh nhân khá nặng, nên Bệnh viên Quân Dân y Sóc Trăng chuyển bệnh nhân sang bệnh viện 30/4 Sóc Trăng (chuyên khoa lao – phổi). Tại đây, sau khi chụp X quang nhận thấy tình trạng phổi bệnh nhân quá xấu, bệnh nhân tiếp tục được chuyển đến BVĐK Sóc Trăng - nơi đáp ứng đủ điều kiện chữa trị.
Đây là ca bệnh rất nguy kịch thứ 3 được BVĐK Sóc Trăng cấp cứu thành công bằng kỹ thuật ECMO từ đầu năm đến nay và là ca thành công thứ 2 mà không có sự hỗ trợ từ các bác sĩ đến từ Bệnh viện Chợ Rẫy.
Một điểm đáng ghi nhận khác là cả 3 ca bệnh nặng này đều đến từ các nguyên nhân khác nhau, như: thuyên tắc ối, viêm cơ tim cấp và suy hô hấp do nhiễm cúm H1N1. Điều đó cho thấy, tập thể y, bác sĩ BVĐK Sóc Trăng đã làm chủ được trang thiết bị hiện đại như kỹ thuật ECMO và đây cũng là bệnh viện đa khoa đầu tiên khu vực Đồng bằng sông Cửu Long áp dụng thành công kỹ thuật mới này.