Tag

Sử dụng hải sản “độc, lạ” cẩn thận rước bệnh

Chung tay vì an toàn thực phẩm 23/10/2024 15:00
aa
TTTĐ - Hiện trên trang mạng xã hội, chợ “ảo” chuyên kinh doanh các loại hải sản, nhiều người bán các loại cá, cua, ốc… có hình thù đặc biệt, kích cỡ lớn được quảng cáo là hàng tươi sống đánh bắt tự nhiên, vị lạ miệng hấp dẫn.
Phòng chống ngộ độc hải sản khi đi biển dịp hè Đừng để ngộ độc hải sản trở thành nỗi lo mùa du lịch Cao điểm truyền thông về an toàn thực phẩm tại Hà Nội Những món ăn tăng cường sức đề kháng cho các bà bầu

Sở thích ăn “tái” các loại hải sản “độc, lạ”

Nhiều món hải sản được chế biến sống hoặc hấp sơ được nhiều người yêu thích và cho rằng cách chế biến như vậy khiến hải sản giữ được vị tươi ngon nhất. Tuy nhiên nếu lựa chọn được hải sản tươi ngon, an toàn thì mới phòng tránh một số nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm này.

Viện Hải dương học Nha Trang công bố 41 loài sinh vật mang độc tố gây tử vong gồm 39 loài sinh vật ở biển và 2 loài các nóc nước ngọt ở ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Sử dụng hải sản “độc, lạ” cẩn thận rước bệnh
Nhiều loại hải sản chứa các chất cực độc

Nhiều loại cá như cá nóc, cá chứa độc tố ciguatera phân bố rộng rãi trên toàn bộ các vùng biển từ 35 vĩ độ Bắc xuống 34 vĩ độ Nam, tập trung nhiều nhất vùng biển Caribe và Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Hiện nay với xu hướng nhập khẩu các loài cá “lạ” làm thực phẩm gia tăng, ngộ độc ciguatera cũng tăng lên.

Nhiều loại ốc, cua biển có kích cỡ “khủng”, vỏ có hình thù kỳ dị cũng là món ăn được nhiều người ưa thích tuy nhiên lại có một số loài khá độc. Chất độc của so biển, ốc biển loại này sẽ làm tê liệt cơ thể, ức chế hô hấp dẫn đến tử vong như ốc cối hoa lưới, ốc cối địa lý, ốc mặt trăng, cua mặt quỷ…

Đặc biệt, các loại so biển và sam biển có hình thù hơi giống nhau, sam biển ăn không độc nhưng so biển lại chứa nhiều độc tố. Độc tố chủ yếu nằm trong trứng và thịt so biển. Một số trường hợp tử vong do ăn thịt so vì nhầm với con sam. Độc tố của so biển tương tự như độc tố trong cá nóc tan trong nước, không bị nhiệt phá huỷ (nấu chín hay phơi khô, sấy, độc chất vẫn tồn tại).

Đáng chú ý hầu hết các độc tố trong hải sản là độc tố có tính bền vững với nhiệt nên kể cả khi được nấu chín thì các độc tố vẫn không bị thay đổi và vẫn gây ngộ độc. Do đó, việc ăn sống hải sản hay ăn chín cũng đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu vô tình chọn phải loại có chứa độc tố.

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm nguy kịch

Biểu hiện phổ biến của dị ứng, ngộ độc hải sản là nổi mề đay trên da, nóng da, chân tay sưng phù, mí mắt sụp. Một số người có thể gặp tình trạng sổ mũi, hắt xì liên tục, ngứa ngáy toàn cơ thể. Nặng hơn, hệ hô hấp có thể bị ảnh hưởng lâu dài, gây viêm mũi dị ứng, viêm phế quản dạng hen, phù nề thanh quản gây khó thở.

Trong một số trường hợp, ngộ độc hải sản có thể gây triệu chứng như nôn, đau bụng, đi ngoài, tiêu ra máu. Ngộ độc hải sản còn có thể chuyển biến rất nặng với một số đối tượng, gây sốc phản vệ, ngừng tim, ngừng thở và tử vong nhanh chóng.

Sử dụng hải sản “độc, lạ” cẩn thận rước bệnh
Nhiều loại hải sản được bảo quản tốt không gây ngộ độc

Tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, hàng năm đều ghi nhận số lượng các bệnh nhân ngộ độc hải sản tăng rõ rệt.

Trong đó có trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc sau ăn ốc biển với biểu hiện giống với ngộ độc tetrodotoxin. Một số loài ốc “độc lạ” tương tự đã được ghi nhận ở các vùng biển ở các nước xung quanh như Trung Quốc.

Tháng 3/2021, một ngư dân 46 tuổi ở Thanh Hóa vừa được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng ngộ độc nặng, ngừng tim sau khi ăn cua mặt quỷ. Diễn biến ngộ độc cua mặt quỷ rất nhanh, có thể xuất hiện sau ăn trong vòng vài tiếng trở lại.

Nhiều trường hợp bệnh nhân ăn ngoài biển, trên tàu, trên đảo, bị ngộ độc và khi đưa vào bờ thì không kịp cứu chữa, đã có trường hợp tử vong trên đường tới bệnh viện.

Khi xâm nhập vào cơ thể, độc tố này gây liệt tất cả các cơ, ban đầu có biểu hiện tê bì môi lưỡi chân tay, sau đó là liệt tất cả các cơ, đồng tử giãn, có thể co giật, tụt huyết áp, loạn nhịp tim. Phần lớn những trường hợp tử vong là suy hô hấp do liệt các cơ.

Theo TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, khi nghi ngờ bị ngộ độc hải sản, xử lý các bước sơ cứu nhanh như cho uống Oresol thay nước theo nhu cầu (khi khát) hoặc uống nước canh rau, nước quả, nước khoáng; gây nôn; Gọi cấp cứu hoặc nhân viên y tế, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Bác sĩ Nguyên cũng đưa ra khuyến cáo, để phòng tránh nguy cơ ngộ độc, người dân tuyệt đối không nên ăn các loại cua mặt quỷ, hải sản “lạ”, kỳ dị, hình hài khác thường chỉ nên ăn các loại hải sản, cua, mực, tôm, ghẹ… quen thuộc.

Ngoài ra, do môi trường biển bị ô nhiễm, nhiều loài hải sản đánh bắt tự nhiên trở thành “kho chứa độc”.

Trong thịt cua ở những khu vực nước bị ô nhiễm, các nhà khoa học thấy nhiều nhất là 2 loại độc tố Dioxin và PCBs (Polychlorinated biphenyls), gây phát ban ở da, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, làm tổn thương gan, làm tăng nguy cơ ung thư, thậm chí tăng nguy cơ sinh con khuyết tật bẩm sinh ở phụ nữ mang thai, và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Đọc thêm

Những loại thực phẩm thiên nhiên tốt cho đường hô hấp Sức khỏe

Những loại thực phẩm thiên nhiên tốt cho đường hô hấp

TTTĐ - Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp cải thiện sức khỏe cho người bệnh trước các dịch bệnh đường hô hấp do thời tiết chuyển mùa. Trong đó nhiều loại thực phẩm rau xanh và hoa quả rất tốt cho hệ hô hấp.
Uống các loại tinh dầu có giúp chữa bách bệnh? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Uống các loại tinh dầu có giúp chữa bách bệnh?

TTTĐ - Thời tiết chuyển mùa, nhiều người thường có thói quen dùng các loại tinh dầu để uống, xông hơi có tác dụng giải cảm. Dù có nguồn gốc thiên nhiên nhưng các loại tinh dầu này nếu lạm dụng uống quá liều lượng có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Lựa chọn “thực phẩm vàng” cho giấc ngủ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lựa chọn “thực phẩm vàng” cho giấc ngủ

TTTĐ - Ngủ không ngon, mất ngủ lâu ngày khiến cơ thể uể oải, mọi người mất tập trung trong công việc. Trong đó nhiều các loại thực phẩm, món ăn có tác dụng giúp chất lượng giấc ngủ được cải thiện.
Vitamin trong thực phẩm hỗ trợ tăng đề kháng đường hô hấp Chung tay vì an toàn thực phẩm

Vitamin trong thực phẩm hỗ trợ tăng đề kháng đường hô hấp

TTTĐ - Các vitamin A, C, D, E trong thực phẩm có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, giúp hỗ trợ cơ thể chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.
Nhiều loại hoa quả là “thuốc bổ” cho bộ não Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nhiều loại hoa quả là “thuốc bổ” cho bộ não

TTTĐ - Một số loại hoa quả rất tốt cho não có thể giúp thúc đẩy sự phát triển não bộ đồng thời cải thiện chức năng não, trí nhớ và sự tập trung.
Trẻ lười ăn rau ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Trẻ lười ăn rau ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe?

TTTĐ - Rau xanh và hoa quả là nguồn bổ sung vitamin vô cùng cần thiết cho trẻ em. Tuy nhiên, nhiều trẻ “lười” ăn rau khiến các bậc phụ huynh lo lắng con mình thiếu vitamin và các vi chất, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.
Biểu dương 178 nữ cán bộ y tế Thủ đô tiêu biểu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Biểu dương 178 nữ cán bộ y tế Thủ đô tiêu biểu

TTTĐ - Ngày 16/10, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị gặp mặt tôn vinh cán bộ nữ tiêu biểu ngành Y tế Thủ đô nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2024).
Rà soát các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố Chung tay vì an toàn thực phẩm

Rà soát các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố

TTTĐ - Ngày 16/10, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị tập huấn điều tra, rà soát thống kê các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống thức ăn đường phố trên địa bàn thành phố.
Nhập viện vì uống 5-6 lít "nước thần" mỗi ngày để chữa bệnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nhập viện vì uống 5-6 lít "nước thần" mỗi ngày để chữa bệnh

TTTĐ - Gần đây, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận các ca ngộ độc, bệnh nhân khó thở, hôn mê bất tỉnh do uống loại "nước thần" được quảng cáo có khả năng chữa bách bệnh.
Chế độ dinh dưỡng cho người thiếu máu do thiếu sắt Chung tay vì an toàn thực phẩm

Chế độ dinh dưỡng cho người thiếu máu do thiếu sắt

TTTĐ - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, bữa ăn nhanh của mỗi gia đình đôi khi không đảm bảo vi chất dinh dưỡng. Do đó, ngày càng có nhiều người bị bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Trong hầu hết các trường hợp, mức độ sắt có thể được tăng lên từ từ khi điều chỉnh chế độ ăn uống.
Xem thêm