Tag

Phòng chống ngộ độc hải sản khi đi biển dịp hè

Chung tay vì an toàn thực phẩm 20/06/2023 17:00
aa
TTTĐ - Ngộ độc thực phẩm là một trong những nỗi lo của du khách khi đi du lịch. Du lịch hè năm nay đang bước vào mùa cao điểm. Để tránh rước họa vào thân, người dân không nên ăn những loại hải sản mới lạ, không rõ nguồn gốc, chỉ nên ăn uống các loại thực phẩm còn tươi và được chế biến đúng cách.

Ngộ độc vì ăn hải sản lạ

Ngày 17/6, Trung tâm y tế quân dân y huyện đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị) xác nhận, một bệnh nhân nghi bị ngộ độc hải sản, có sử dụng bia rượu đã tử vong tại đơn vị.

Bệnh nhân là nam, 44 tuổi được đưa đến cấp cứu trong tình trạng bất tỉnh, vệ sinh không tự chủ. Người đi cùng bệnh nhân cho biết, bệnh nhân đã ăn cua biển không rõ loài, kèm theo uống rượu. Món cua biển do những người tham gia ăn nhậu tự chế biến.

Dù được các y bác sĩ tận tình cấp cứu nhưng bệnh nhân sau đó đã tử vong.

Trước đó vào giữa tháng 5, bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cũng tiếp nhận cấp cứu 2 trường hợp bệnh nhân là vợ chồng bị ngộ độc sau khi vô tình ăn phải loại ốc biển có độc tính.

Theo chia sẻ của bệnh nhân, một ngày trước khi nhập viện, 2 vợ chồng bệnh nhân cùng đi ăn ốc buổi tối, sau ăn cả 2 cảm thấy tê lưỡi, tê đầu môi, tê bì chân tay. Sáng ngủ dậy, bệnh nhân xuất hiện tình trạng chóng mặt, đi lại khó khăn nên lập tức đến bệnh viện cấp cứu.

Hải sản là món ăn yêu thích của nhiều người khi đi du lịch biển.
Hải sản là món ăn yêu thích của nhiều người khi đi du lịch biển

Ngay khi tiếp nhận cấp cứu và xác định tình trạng các bệnh nhân bị ngộ độc hải sản (ốc biển), các bác sĩ đã nhanh chóng điều trị thải độc và hồi sức tích cực theo phác đồ. Sau 5 ngày tình trạng sức khỏe hai bệnh nhân hồi phục tốt, được xuất viện.

Với đặc thù địa phương vùng biển, hằng năm, Bệnh viện Bãi Cháy cũng như nhiều cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ghi nhận không ít trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc hải sản như so biển, ốc biển… Ngoài những trường hợp vô tình ăn phải vẫn có những trường hợp chủ quan cố tình sử dụng.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, cho biết thời gian gần đây trung tâm tiếp nhận một số bệnh nhân bị ngộ độc ciguatera do ăn hải sản.

Những bệnh nhân này có khi là một người nhập viện riêng lẻ, nhưng cũng có khi là một nhóm người sau khi đi du lịch có ăn hải sản, hoặc ăn hải sản tại các nhà hàng hoặc mua các loài cá nhập khẩu về ăn.

Đáng chú ý, độc tố ciguatera không mùi, không vị, không bị phá hủy khi đun nấu, bền vững trong môi trường axit, muối.

Các loại cá biển chứa độc tố ciguatera là các loài cá ở rạn san hô: Cá nhồng, cá hồng, cá chình, cá tầm cá cháo, cá cam, cá mú, cá mó, cá vược... Có 5 độc tố được phát hiện gồm có ciguatoxin (độc tố chính), maitotoxin, scaritoxin, palytoxin, okadaic acid.

Lựa chọn hải sản có nguồn gốc uy tín

Hải sản là món ăn giàu dinh dưỡng, được nhiều người yêu thích đặc biệt khi đi biển. Tuy nhiên, vào mùa du lịch, lượng khách tăng đột biến khiến cho nhiều cơ sở, hàng quán phục vụ không đảm bảo được vệ sinh như ngày thường.

Bên cạnh đó, việc phải bảo quản quá nhiều đồ ăn cũng khiến nguồn thực phẩm không còn được đảm bảo.

Theo BSCKI Nguyễn Thế Hưng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc (Bệnh viện Bãi Cháy), ngộ độc một số loại hải sản thì các triệu chứng từ nhẹ đến nặng phụ thuộc vào lượng độc tố xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống, thời gian chuyển bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu.

“Biểu hiện thường gặp trên các bệnh nhân ngộ độc hải sản như so biển, ốc biển… chúng tôi từng tiếp nhận đó là tê môi, lưỡi, tay, chân, chóng mặt, nôn, đau bụng, tiêu chảy… Ngộ độc nặng bệnh nhân có thể bị khó thở, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, liệt cơ hô hấp, suy hô hấp… thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời”, bác sĩ Hưng cho biết.

Do đó, để giảm nguy cơ ngộ độc nên chỉ ăn uống các loại thực phẩm chế biến đúng cách, hạn chế ăn hàu, trai, sò tươi sống. Đặc biệt với món gỏi, tiết canh... tốt nhất không nên thử để tránh ngộ độc.

Biện pháp phòng tránh ngộ độc hải sản tốt nhất khi đi du lịch hè đó là thực hiện ăn chín uống sôi.
Biện pháp phòng tránh ngộ độc hải sản tốt nhất khi đi du lịch hè đó là thực hiện ăn chín uống sôi

Theo bác sĩ Đào Trần Tiến (Phó khoa Tiêu hóa, bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội), các loại hải sản cần được lựa chọn khi còn tươi sống trước khi chế biến, sơ chế đảm bảo vệ sinh và nấu chín kỹ trước khi ăn để đảm bảo vệ sinh. Mọi người không nên sử dụng hải sản đã ôi thiu, bảo quản lâu ngày do có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

Độc tố của một số vi khuẩn hoặc chất độc tự nhiên như tetrodotoxins có thể chịu được nhiệt độ cao, dù đã được nấu chín, chế biến kỹ vẫn tồn lưu trong hải sản, gây ngộ độc sau ăn.

Hải sản cũng là loại thực phẩm có hàm lượng protein, đạm và khoáng chất cao nên nếu ăn nhiều, hệ tiêu hóa khó hấp thu và chuyển hóa hết, gây rối loạn tiêu hóa.

Do đó, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, không nên ăn lẫn hải sản với nhiều loại thực phẩm vì điều này sẽ gây hậu quả xấu cho đường tiêu hóa như đầy bụng, đau bụng... chưa kể có nhiều loại khi kết hợp sẽ gây ra độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Ngoài ra nhiều khách du lịch còn muốn thưởng thức những loại hải sản lạ, cũng gây khả năng ngộ độc cao.

“Để tránh ăn phải những loại hải sản có độc, người dân cần lưu ý: Không nên ăn những loại mới lạ, không rõ nguồn gốc, tên gọi, cần phân biệt được một số loại hải sản chứa độc tố có thực thể giống với loại không độc tố trước khi sử dụng”, bác sĩ Hưng nói thêm.

WHO cảnh báo nguy cơ nhiễm độc từ các loại siro ho có hại WHO cảnh báo nguy cơ nhiễm độc từ các loại siro ho có hại

TTTĐ - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đang theo dõi các loại siro ho nhiễm độc có khả năng gây chết ...

Vì sao uống nước măng chua có thể gây ngộ độc thực phẩm? Vì sao uống nước măng chua có thể gây ngộ độc thực phẩm?

TTTĐ - Măng là một món ăn rất ngon, giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sơ chế sai cách ...

Cấp cứu bệnh nhân nữ bị động kinh do ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật Cấp cứu bệnh nhân nữ bị động kinh do ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật

TTTĐ - Các bác sĩ khoa Hồi sức Thần kinh (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) đã cấp cứu và điều trị thành công ...

Đọc thêm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (từ ngày 11/11/2024 đến ngày 15/11/2024) xử phạt các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền trên 207 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới Nhân sự

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1420/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP).
Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

TTTĐ - Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 33 quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024

TTTĐ - UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 5760/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố năm 2024.
Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Xem thêm