Tag

Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói về hạnh phúc: Nhiều học giả đã biến đạo Phật trở nên rắc rối

Phóng sự 08/04/2016 05:23
aa
"Phật giáo Bụt dạy những năm đầu rất đơn giản - mà cũng rất thâm sâu. Nhiều học giả đã làm cho Phật giáo trở nên rắc rối, biến đạo Phật thành một loại siêu hình học, một loại triết học", thiền sư Thích Nhất Hạnh nói.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói về hạnh phúc: Nhiều học giả đã biến đạo Phật trở nên rắc rối

"Phật giáo Bụt dạy những năm đầu rất đơn giản - mà cũng rất thâm sâu. Nhiều học giả đã làm cho Phật giáo trở nên rắc rối, biến đạo Phật thành một loại siêu hình học, một loại triết học", thiền sư Thích Nhất Hạnh nói.

*Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói về hạnh phúc: Phật giáo cần phải được hiện đại hóa (Kỳ 30)

- Thiền sư Thích Nhất Hạnh:Khi tôi dạy cho người Cơ Đốc giáo, tôi nói: “Con có tổ tiên tâm linh là chúa Ky Tô, là các vị Thánh”. Ngôn ngữ khác nhưng nội dung chỉ là một. Mình đưa họ về với gốc rễ của họ, chứ mình không làm như những vị giáo sĩ Thiên chúa giáo đã từng làm ở Việt Nam những thế kỷ trước, khuyên người ta đừng thờ cúng tổ tiên để theo đạo của họ, rất tội nghiệp.


Ở Tây phương, chúng tôi hoàn toàn làm ngược lại. Chúng tôi khuyên họ trở về truyền thống tâm linh của họ, chấp nhận tổ tiên tâm linh và tổ tiên huyết thống của họ. Chúng tôi biết rằng một con người mất gốc là một con người không bao giờ có hạnh phúc được. Điều đó chứng tỏ đạo Phật có một lượng bao dung rất lớn khiến họ càng kính phục mà càng kính phục thì họ càng thương mến đạo Phật nhiều hơn.


Không kỳ thị, không xúi người ta bỏ nguồn gốc, trái lại, đưa người ta trở về cắm rễ vào trong truyền thống. “Các vị cứ thực tập đạo Phật đi. Sự thành công sẽ giúp quý vị xây dựng lại truyền thống để cho những người trẻ đừng có tiếp tục bỏ truyền thống mà trở thành những con ma đói”.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói về hạnh phúc: Nhiều học giả đã biến đạo Phật trở nên rắc rối

Thiền sư Thích Nhất Hạnh luôn hướng trẻ em Tây Phương trở về với tổ tiên tâm linh, tổ tiên huyết thống.


- Người Tây phương có nhu cầu, khát khao tìm về cội nguồn giống như người Việt Nam không, thưa thiền sư? Nếu có thì ngài đã dạy họ cách thờ cúng tổ tiên như thế nào?

- Người Tây phương rất có nhu yếu tìm về gốc rễ của họ. Hoa Kỳ có những người gốc Ái Nhĩ Lan, gốc Ðức, gốc Ý… Khi mới qua Hoa Kỳ để lập nghiệp, có thể họ chưa có nhu yếu đó hoặc là nhu yếu đó chưa đủ mạnh. Nhưng đến thế hệ thứ hai, thứ ba thì nhu yếu đó từ từ biểu hiện ra.

Tất cả những người lập nghiệp tại Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ đều có chí hướng muốn tìm về gốc rễ của mình ở Âu châu rất là rõ. Tuy họ không có an trí bàn thờ tổ tiên ở nhà nhưng trong nhiều gia đình, họ vẽ ra cái cây để thấy cái chi của mình tới từ những nhánh nào.

- Tôi nhận thấy rằng đạo Phật có một yếu tố rất quý, đó là thái độ bao dung, không giáo điều.

- Đúng vậy. Vì thế, những thế hệ Phật tử là sự tiếp nối của tuệ giác đạo Phật phải đưa Đức Thích Ca đi xa hơn, phải khai triển tuệ giác của Đức Thích Ca để cho tuệ giác đó luôn luôn có thể thích ứng được và phục vụ được cho con người đương đại. Những người Mác xít cũng vậy. Họ là sự tiếp nối của Mác, phải đưa Mác đi về tương lai, phải khai triển tuệ giác của Mác, phải làm sao cho tuệ giác đó luôn luôn mới để có thể đáp ứng được với những nhu yếu của con người đương đại.

- Thiền sư là bậc thầy nổi tiếng thế giới về thiền với vốn hiểu biết sâu xa về các truyền thống Phật giáo khác nhưng trong các khóa tu, ngài chỉ nói phớt qua về thiền. Ngược lại, ngài dạy rất kỹ về những phương pháp căn bản để tu tập chánh niệm, về tứ diệu đế (bốn sự thật mầu nhiệm). Vì sao ngài chọn cách giáo dục này?

- Có loại Phật giáo nguyên thủy từ hồi Bụt còn tại thế, đạo Phật do chính Bụt giảng dạy và nhiều trường phái Phật giáo đã phát sinh bởi những thế hệ đi sau. Nhưng cho dù là Phật giáo nguyên thủy, Thiền, Thiên Thai tông hay Kim Cương Thừa thì đó cũng là những điều Bụt dạy.


Sự hành trì của Bụt đã được tiếp nối bởi các vị đệ tử của Ngài - tuệ giác và sự dạy dỗ của Ngài được chuyển tiếp qua nhiều thế hệ dù Ngài đã nhập niết bàn từ lâu. Ta thấy được Bụt qua nhiều thế hệ các đại sư và đệ tử của họ. Điều mà tôi đang làm là trình bày những cách hành trì nguyên thủy ngay từ hồi Bụt còn tại thế, trong tinh thần Phật giáo đại thừa.


Phật giáo đại thừa có cái nhìn rất cởi mở, không gò bó và thật là màu nhiệm. Khi ta sử dụng Phật giáo đại thừa để tìm hiểu, nhìn sâu vào Phật giáo nguyên thủy, ta có thể khám phá ra biết bao nhiêu điều kỳ diệu, sâu sắc hơn nhiều. Ta ý thức rằng những lời dạy sâu sắc nhất của Phật giáo đại thừa có thể tìm ra trong các kinh điển nguyên thỉ. Những tư tưởng phóng khoáng của đại thừa đã có rành mạch trong các kinh nguyên thỉ.

Những hạt giống của Phật giáo đại thừa đầy rẫy trong Phật giáo nguyên thủy. Thành ra khi ta dùng từ Phật giáo nguyên thủy điều đó không có nghĩa là ta loại ra ngoài những Phật giáo khác, những truyền thống mới khai triển sau này. Tôi chỉ muốn đem tất cả các truyền thống về tận gốc nguyên thủy của nó.


Phật giáo nguyên thủy được xem như mẫu số chung của tất cả các truyền thống khác, mẫu số chung của mỗi truyền thống Phật giáo. Thế nên tôi đã cống hiến những điều Bụt dạy ngay từ những năm đầu của quá trình dạy dỗ của Ngài, trong tinh thần đại thừa. Phật giáo Bụt dạy những năm đầu rất đơn giản - mà cũng rất thâm sâu. Nhiều học giả đã làm cho Phật giáo trở nên rắc rối, biến đạo Phật thành một loại siêu hình học, một loại triết học.


Một số sinh viên Phật học đã bỏ quá nhiều thì giờ cho những hệ thống tư duy này và không có thì giờ tu tập. Cũng như thiền sư Lâm Tế (Trung quốc gọi là Linji, Nhật gọi là Rinzai), Ngài học Phật quá nhiều nhưng sau đó cảm thấy không đủ. Vì thế ngài bỏ hết những học thuyết và bắt đầu thực hành.


Kỳ tới: Năm giới được đưa vào chương trình giáo dục là một hồng ân của dân tộc


Nhà báo Hoàng Anh Sướng

Nguồn:Theo Báo Tuổi trẻ & Đời sống

Tin liên quan

Đọc thêm

Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử Phóng sự

Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử

TTTĐ - Với vóc dáng nhỏ bé nhưng Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh - nguyên Chính ủy Trung đoàn 141 của Sư đoàn 7, Quân đoàn 4, nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4 - một trong đội hình 5 cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - Gia Định lại có quá khứ chiến đấu đầy anh dũng, kiên cường, nhiều lần phải cận kề với cái chết…
Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất Phóng sự

Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất

TTTĐ - Đoàn công tác báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có dịp ghé thăm Khu di tích lịch sử Bệnh xá Đặng Thùy Trâm tại tỉnh Quảng Ngãi.
Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024 Phóng sự

Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024

TTTĐ - Hội Báo toàn quốc 2024 là sự kiện đặc biệt với các dấu mốc đáng nhớ như lần đầu tiên được tổ chức tại phía Nam; quy mô, tầm vóc lớn nhất từ trước tới nay. Đồng thời, Hội Báo năm nay còn có sự tham gia lần đầu tiên của 64 gian hàng sản phẩm OCOP các tỉnh, thành trên cả nước. Hội Báo toàn quốc năm 2024 có chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân”, với hơn 100 gian trưng bày báo Xuân và các ấn phẩm báo chí tiêu biểu năm 2023, quý I/2024. 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, hàng trăm cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, các cơ sở đào tạo báo chí cùng hàng ngàn phóng viên, nhà báo, người dân tham quan ngày hội lớn của người làm báo cả nước.
Kon Tum: Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương Instant Article (Facebook)

Kon Tum: Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương

TTTĐ - “Mỗi người dân là một cột mốc sống” là lời khẳng định của các cấp ủy, chính quyền và lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đang ngày, đêm vững tay súng bảo vệ từng tấc đất đường biên, cột mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân Phóng sự

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

TTTĐ - Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cán bộ, chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc các chiến dịch xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp… theo lộ trình đề ra. Đón Tết Giáp Thìn năm nay, người dân, doanh nghiệp có thêm niềm vui khi các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh Phóng sự

Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Tuy được mệnh danh là chốn ăn chơi bậc nhất "Sài thành" nhưng thực tế nhiều mô hình nhà hàng, bar, pub lounge, karaoke… tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh lại đang ẩn khuất nhiều vấn đề và bất cập. Thậm chí, nhiều địa điểm đã nhận quyết định xử phạt nhưng có vẻ như “muỗi đốt inox”.
Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Xem thêm