Thông điệp ý nghĩa từ bộ ảnh Biển đen của sinh viên Báo chí
Sử dụng nhựa bừa bãi và phát thải chúng một cách không kiểm soát sớm muộn sẽ đưa con người vào trong những “nhà tù nhựa” do chính con người tạo ra
Bài liên quan
“Đổi nhựa - Lấy quà”: Sự kiện vì môi trường của sinh viên báo chí
MC khiếm thị Lê Hương Giang và nghị lực phi thường
Triển lãm ảnh “Ngập trong rác” của sinh viên báo chí
Bộ sưu tập thời trang “cực chất” và “đầy nhân văn” của sinh viên báo chí
Bộ ảnh mô tả sống động và chân thực vấn nạn ô nhiễm biển ngày càng trở nên tồi tệ hiện nay. Hằng năm, con người xả thải khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa ra ngoài đại dương và hàng triệu sinh vật sống ngoài đại dương đang hứng chịu hậu quả nặng nề từ sự thiếu trách nhiệm của con người.
“Hãy hạn chế tối đa việc sử dụng rác thải nhựa” – lời kêu gọi hành động từ bộ ảnh Biển Đen.
Gây hại nhiều hơn ngoài đại dương chính là những tấm lưới đánh cá làm từ plastic bị người ngư dân bỏ lại ngoài biển sau khi không dùng nữa đã trở thành những cái bẫy chết người đối với những loài sinh vật biển, đặc biệt là Hải Cẩu. |
Bạn Lưu Tiến Huy – trưởng dự án Địa Cầu Đỏ cho biết, ý tưởng về bộ ảnh này bắt nguồn khi bạn đọc được tin một chú rùa tên Chi kiệt sức vì không tìm thấy nguồn thức ăn, bị đa chấn thương vì va đập với mạn thuyền, được nhóm cứu hộ sinh vật hoang dã Sasa đưa đến bệnh viện, và đã chết vì có quá nhiều nhựa trong dạ dày.
Những năm đầu đời, rùa con thường tìm kiếm tôm và các loài giáp xác nhỏ trong các đám rong tảo để làm thức ăn. Nhưng hiện nay, bên cạnh những loài động vật này, còn có một thứ chúng rất hay ăn phải, đó là nhựa. Hiện tượng này giờ không phải là hiếm gặp nên mỗi năm có rất nhiều rùa con đã chết vì rác thải nhựa. |
Qua bộ ảnh, dự án Địa Cầu Đỏ mong muốn nâng cao nhận thức của mọi người về vấn nạn rác thải nhựa tràn lan từ đất liền tới đại dương, nguy hại cho hệ sinh thái tự nhiên của Trái Đất.
Một video về chú cá heo bị mắc túi nilong vào đầu được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội đã phần nào cảnh tỉnh được ý thức sử dụng túi nilong của các cá nhân |
Căn nguyên của vấn đề là thái độ sử dụng vật liệu của con người. Những nhãn hàng, những thương hiệu nổi tiếng hay thậm chí những người bình thường như chúng ta đang góp phần không nhỏ vào sự ô nhiễm ngày một tệ hại của Đại Dương.
Dây nilong, dây cước, ... đều là những vũ khí có thể giết hại sinh vật biển khi thít chặt vào cổ chúng, khiến chúng không thể ăn được, không thể thở được |
Số lượng rác trong tấm hình này không hề cần thu gom mà chỉ cần lục lọi, tìm quanh địa điểm chụp ảnh, nhặt nhạnh 1 chút là được rất nhiều. Thế nhưng nó chỉ bằng một phần 300 triệu so với số lượng rác mỗi năm Đại Dương phải hứng chịu. |