Tag

Thúc đẩy sản xuất, lưu thông, xuất khẩu nông sản

Thị trường - Tài chính 21/09/2021 20:54
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Chỉ thị 26/CT-TTg ngày 21/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Cổng điện tử đưa nông sản Việt ra thị trường quốc tế Cổng điện tử đưa nông sản Việt ra thị trường quốc tế
Xây dựng thương hiệu từ chuỗi nông sản hữu cơ, OCOP Xây dựng thương hiệu từ chuỗi nông sản hữu cơ, OCOP
Tiêu thụ nông thủy sản: Chúng ta đang tự gây phức tạp cho chính mình Tiêu thụ nông thủy sản: Chúng ta đang tự gây phức tạp cho chính mình
Bảo đảm lưu thông, tiêu thụ nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 Bảo đảm lưu thông, tiêu thụ nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19
Hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản từ Vùng 2, 3 vào Vùng 1 Hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản từ Vùng 2, 3 vào Vùng 1
Quảng Nam: Khẩn trương thu hoạch diện tích nông sản còn lại để ứng phó bão CONSON Quảng Nam: Khẩn trương thu hoạch diện tích nông sản còn lại để ứng phó bão CONSON
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong những tháng đầu năm 2021, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cấp, các ngành; sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, đợt dịch Covid-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp, lây lan nhanh, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, đặc biệt tại những vùng đang áp dụng biện pháp giãn cách xã hội; nhiều mặt hàng nông sản bị tồn đọng với khối lượng lớn, giá giảm sâu; một số chuỗi sản xuất bị đứt gẫy, ảnh hưởng tới nguồn cung trong thời gian tới, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phục hồi sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung triển khai một số nhiệm vụ cấp bách sau:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm không đứt gãy chuỗi sản xuất nông nghiệp; đồng thời rà soát, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho sản xuất vụ tiếp theo, nhất là các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản ở các tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, bảo đảm đáp ứng đầy đủ nông sản cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và chế biến, xuất khẩu trong mọi tình huống, đặc biệt là các tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán; tổ chức liên kết hiệu quả vùng nguyên liệu với sơ chế, chế biến, bảo quản để nâng cao giá trị gia tăng.

Bên cạnh đó, Bộ chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh phát triển sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản cho các vùng, khu vực đã khống chế được dịch Covid-19 để hỗ trợ, bù đắp phần thiếu hụt cho các địa phương khác, nhất là các tỉnh, thành phố phía nam; tiếp tục phát huy hiệu quả vai trò của hai Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng, tiêu thụ nông sản phía bắc và phía nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành

Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo và tăng cường giám sát việc tái cơ cấu nông nghiệp theo 3 trục sản phẩm (sản phẩm chủ lực quốc gia, đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP) bảo đảm tiến độ và hiệu quả; xây dựng, triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế số trong nông nghiệp; xây dựng mã số vùng trồng, mã định danh cho cơ sở chăn nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản; truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, an toàn thực phẩm; tăng cường quảng bá, tiêu thụ nông sản thông qua các kênh xúc tiến thương mại, dịch vụ, nhất là thương mại điện tử; chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp phòng, chống các loại dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng và thủy sản.

Bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương thúc đẩy mở cửa thị trường xuất khẩu nông sản chính ngạch sang Trung Quốc (sầu riêng, khoai lang, chanh leo, na, bưởi, tổ yến, thủy sản); khẩn trương đàm phán thống nhất với cơ quan liên quan của Trung Quốc giảm tỉ lệ kiểm dịch động thực vật vào thị trường Trung Quốc; chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan đánh giá tác động, phổ biến, hướng dẫn các địa phương, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp việc thực hiện, đáp ứng các thủ tục, quy định đối với quản lý chất lượng nông sản nhập khẩu của thị trường Trung Quốc tại Lệnh 248, Lệnh 249 có hiệu lực từ 1/1/2022.

Chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ giống (cây trồng, vật nuôi, thủy sản) cho nông dân để khôi phục sản xuất tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg; phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất biện pháp phù hợp trong áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến thay đánh giá trực tiếp; hoặc gia hạn tối đa 6 tháng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, quyết định chỉ định đã hết hạn.

Bộ Công thương hướng dẫn các địa phương đã kiểm soát dịch bệnh mở lại chợ truyền thống, chợ đầu mối kịp thời cung ứng hàng hóa cho người dân; đồng thời, phối hợp với Bộ Y tế ban hành các quy định bảo đảm phòng chống dịch; phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá tác động, hướng dẫn các địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp triển khai thực hiện đáp ứng các quy định của phía Trung Quốc tại Lệnh 248, Lệnh 249 có hiệu lực từ 1/1/2022.

Thúc đẩy sản xuất, lưu thông, xuất khẩu nông sản

Bộ Công thương chủ động trao đổi với các cơ quan và địa phương phía Trung Quốc về việc mở thêm các cửa khẩu, thông quan cho xuất khẩu nông sản, đặc biệt là rau quả; khuyến khích xuất khẩu chính ngạch qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính; phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông, Bộ Ngoại giao trong công tác đàm phán quản trị chất lượng để mở cửa thị trường nông sản xuất khẩu; chủ động cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, tăng cường kết nối tiêu thụ nông sản cho các địa phương; hỗ trợ thương nhân đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua kênh thương mại điện tử.

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan liên quan bảo đảm hệ thống giao thông vận tải thông suốt trên toàn quốc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc vận chuyển nông sản, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ, xuất khẩu nông sản.

Các đơn vị kiểm tra, hướng dẫn lưu thông thống nhất tại các địa phương; rà soát, yêu cầu bãi bỏ các văn bản của địa phương trái với quy định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về lưu thông hàng hóa, tuyệt đối không để ách tắc, các địa phương không được ban hành các giấy phép con.

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương sớm xử lý tình trạng thiếu container rỗng và có giải pháp giảm giá cước vận tải phục vụ xuất khẩu và nhập khẩu; chủ trì xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ điều tiết lưu lượng xe đỗ, tập kết tại khu vực cửa khẩu và trên các tuyến đường lên cửa khẩu để tránh ùn tắc.

Thúc đẩy sản xuất, lưu thông, xuất khẩu nông sản

Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành, các địa phương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với đặc thù của từng loại hình sản xuất khu vực nông nghiệp.

Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát thống nhất các địa phương được sử dụng kết quả và thời gian có hiệu lực của hai phương pháp xét nghiệm Covid-19 (test nhanh và PCR); hướng dẫn cụ thể khi người dân đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine ở các tỉnh, thành phố để có lao động duy trì sản xuất, lưu thông và tiêu thụ hàng hóa nông sản.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nhất là khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; rà soát và bố trí nguồn vốn đầu tư nâng cấp hạ tầng, kho bãi tại các cửa khẩu và hạ tầng chế biến nông sản tại các địa phương.

Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan hải quan tại cửa khẩu làm thủ tục và thông quan nhanh chóng đối với các mặt hàng qua các cửa khẩu, đặc biệt là các cửa khẩu đường bộ qua biên giới phía bắc, ưu tiên về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với nông sản vào thời điểm thu hoạch chính vụ; tăng thời gian làm việc, đẩy mạnh thông quan điện tử, tạo thuận lợi trong việc thông quan đối với nông sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Thúc đẩy sản xuất, lưu thông, xuất khẩu nông sản

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ giống (cây trồng, vật nuôi, thủy sản) cho nông dân để khôi phục sản xuất tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tập trung nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, chế biến, lưu thông, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản; triển khai nhanh chóng và có hiệu quả các chính sách, chương trình tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn trong lĩnh vực này bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thông qua việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm, hạ lãi suất cho vay…; khuyến khích các tổ chức tín dụng xây dựng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành riêng cho lĩnh vực nông nghiệp; đơn giản hóa thủ tục vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các tổ chức tín dụng bảo đảm các chính sách của Nhà nước đến với người dân, doanh nghiệp kịp thời, đúng đối tượng.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương trong thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với lao động tại các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, bảo đảm lực lượng lao động tại các địa phương khi phục hồi sản xuất. Thường xuyên kiểm tra, giám sát và có điều chỉnh phù hợp.

Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tăng cường cập nhật thông tin sản xuất, thị trường, nhu cầu nhập khẩu của nước sở tại, các cơ hội thúc đẩy hợp tác và nguy cơ từ các rào cản thương mại đối với hàng nông sản của Việt Nam cho các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp; hỗ trợ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu nông sản của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp.

Bộ Ngoại giao tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công tác ngoại giao vaccine phục vụ phòng, chống dịch trong nước và phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần tạo môi trường sản xuất an toàn, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản.

Thúc đẩy sản xuất, lưu thông, xuất khẩu nông sản

Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai kịp thời, hiệu quả Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 9/9/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19, bảo đảm công tác phòng, chống dịch tại cơ sở phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố thành lập Tổ Công tác để hướng dẫn tư vấn chuyên môn phòng, chống dịch cho cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị vận tải lưu thông hàng hóa và kịp thời tham mưu giải quyết ngay khi có các khó khăn, vướng mắc phát sinh; chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản; không để đứt gãy chuỗi sản xuất nông nghiệp; bảo đảm ổn định đời sống nhân dân và thúc đẩy tăng trưởng.

Các địa phương không để ách tắc trong sản xuất, lưu thông hàng hóa, tiêu thụ nông sản và di chuyển lao động liên tỉnh, liên huyện nhưng vẫn phải bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh, nhất là thực hiện 5K và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; ban hành chính sách hỗ trợ chủ xe, lái xe giảm chi phí vận chuyển, tiêu thụ nông sản và lưu thông vật tư nông nghiệp.

Các tỉnh, thành phố ưu tiên tiêm vaccine cho nhân lực hoạt động trong thu hoạch, chế biến, lưu thông và xuất khẩu nông sản; tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp, người sản xuất thực hiện các quy định về phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả; xây dựng, hướng dẫn về phòng bệnh Covid-19 ở vùng xanh, giữa các vùng xanh để tạo điều kiện thuận lợi cho khôi phục sản xuất nông nghiệp.

Các tỉnh, thành phố chỉ đạo chính quyền các cấp trên địa bàn tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng và thủy sản; ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam.

Các địa phương có cửa khẩu chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về kho bãi, bảo quản hàng hóa nông sản, dịch vụ vận tải, hậu cần thương mại tại cửa khẩu; tăng cường kiểm soát chặt chẽ khu vực cửa khẩu phòng, chống dịch Covid-19; đảm bảo thông quan xuất khẩu nông sản trong mọi tình huống; chỉ đạo chính quyền các cấp trên địa bàn không ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện trái với quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các bộ ngành về lưu thông hàng hóa.

Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp phát huy tinh thần tự lực tự cường, chủ động nắm bắt thông tin, nhu cầu thị trường, xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, hội nhập kinh tế quốc tế.

Tiếp tục giấc mơ du học cùng chương trình “Du học không gián đoạn” tại BUV Tiếp tục giấc mơ du học cùng chương trình “Du học không gián đoạn” tại BUV
TikTok đồng hành cùng Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đẩy mạnh chiến dịch #SongKhoe247 TikTok đồng hành cùng Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đẩy mạnh chiến dịch #SongKhoe247
Electro-Voice & Dynacord gây ấn tượng mạnh mẽ tại “Nóc nhà Đông Dương” Electro-Voice & Dynacord gây ấn tượng mạnh mẽ tại “Nóc nhà Đông Dương”
Orange hội tụ Alan Walker, David Guetta và loạt nghệ sĩ châu Á trong đêm nhạc TikTok Music Night tháng 9 Orange hội tụ Alan Walker, David Guetta và loạt nghệ sĩ châu Á trong đêm nhạc TikTok Music Night tháng 9
Bất động sản nhà ở tại Hà Nội: Giá không giảm trước những áp lực gia tăng về dòng tiền Bất động sản nhà ở tại Hà Nội: Giá không giảm trước những áp lực gia tăng về dòng tiền
Novartis và Quỹ Fred Hollows thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe mắt tại 3 tỉnh Novartis và Quỹ Fred Hollows thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe mắt tại 3 tỉnh

Văn Thiêm

Đọc thêm

Tín hiệu vui từ bức tranh kinh tế của tỉnh Lào Cai Thị trường - Tài chính

Tín hiệu vui từ bức tranh kinh tế của tỉnh Lào Cai

TTTĐ - Cục Thống kê vừa thông tin về tốc độ phát triển sản phẩm trên địa bàn Lào Cai.
Hà Nội yêu cầu cung cấp miễn phí phần mềm hóa đơn điện tử Thị trường - Tài chính

Hà Nội yêu cầu cung cấp miễn phí phần mềm hóa đơn điện tử

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 3837/UBND-KT đôn đốc việc sử dụng hóa đơn điện tử.
Thanh toán NAPAS Apple Pay, tận hưởng ưu đãi 50% từ McDonald's Thị trường - Tài chính

Thanh toán NAPAS Apple Pay, tận hưởng ưu đãi 50% từ McDonald's

TTTĐ - Từ ngày 1/7/ đến 31/8/2025, công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) “bắt tay” cùng McDonald’s triển khai chương trình ưu đãi hấp dẫn giảm tới 50% cho khách hàng thanh toán bằng NAPAS Apple Pay.
10 giải pháp chống hàng giả, hàng gian, bảo vệ người tiêu dùng Nhịp sống phương Nam

10 giải pháp chống hàng giả, hàng gian, bảo vệ người tiêu dùng

TTTĐ - Tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, chính quyền và chuyên gia tại TP Hồ Chí Minh đã cùng nhau bàn bạc, góp ý kiến để làm sao bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ thương hiệu Việt, bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% Thị trường - Tài chính

Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%

TTTĐ - Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày hôm nay (1/7/2025) đến hết ngày 31/12/2026.
KienlongBank: Định hình tương lai bền vững với Top 10 ESG Việt Nam Xanh 2025 Thị trường - Tài chính

KienlongBank: Định hình tương lai bền vững với Top 10 ESG Việt Nam Xanh 2025

TTTĐ - Nhằm ghi nhận và tôn vinh những nỗ lực hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, Viet Research phối hợp với Báo Tài chính - Đầu tư (cơ quan ngôn luận của Bộ Tài chính) đã vinh danh Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) trong Top 10 Ngân hàng - ESG Việt Nam Xanh 2025 (ESG10) và Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025.
Mát lạnh ngày hè, chạm NAPAS Apple Pay giảm đến 50% tại KOI Thé Thị trường - Tài chính

Mát lạnh ngày hè, chạm NAPAS Apple Pay giảm đến 50% tại KOI Thé

TTTĐ - Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) hợp tác cùng thương hiệu trà sữa nổi tiếng KOI Thé triển khai chương trình khuyến mãi hè sảng khoái, giảm đến 50% giá trị đơn hàng khi thanh toán bằng thẻ NAPAS qua Apple Pay, áp dụng từ 1/7 đến 31/8/2025.
Bảo đảm thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn Thị trường - Tài chính

Bảo đảm thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn

TTTĐ - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 27/6/2025 về việc bảo đảm thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn khi sắp xếp đơn vị hành chính và triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại trong thực hiện Nghị quyết 68 Thị trường - Tài chính

Phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại trong thực hiện Nghị quyết 68

TTTĐ - Nghị quyết 68 đã tạo ra cú hích lớn, nhưng để đi vào cuộc sống, cần sự phối hợp đồng bộ giữa Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chính bản thân doanh nghiệp (DN). Khi hệ thống ngân hàng thay đổi phương thức tiếp cận vốn, khi DN chủ động minh bạch và quản trị hiệu quả, mục tiêu đưa kinh tế tư nhân thành động lực phát triển bền vững sẽ khả thi hơn bao giờ hết.
Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế ở TP HCM, Đà Nẵng Thị trường - Tài chính

Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế ở TP HCM, Đà Nẵng

TTTĐ - Các chính sách đặc thù áp dụng trong Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, trong đó có các chính sách về ngoại hối, hoạt động ngân hàng; tài chính, phát triển thị trường vốn; thuế; phí, lệ phí; chính sách đối với nhà đầu tư chiến lược... đã được Quốc hội thông qua.
Xem thêm