Tag

Tiếp tục dành các nguồn lực nhằm giảm nghèo bền vững

Lao động - Việc làm 05/12/2023 11:30
aa
TTTĐ - Trong năm 2023, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội TP Hà Nội tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương bố trí nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay; Tăng trưởng dư nợ gắn với quan tâm nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ quá hạn; 100% nợ đến hạn được xử lý kịp thời theo quy trình quy định.
Huy động mọi nguồn lực, khai thác thế mạnh sẵn có của Thủ đô Kết nối nguồn lực để có thêm sân chơi, nhà ở cho công nhân Hà Nội: Tăng cường trợ giúp pháp lý thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững Đẩy mạnh thông tin chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Đặt mục tiêu giảm nghèo bền vững

Trong 20 năm gần đây, hệ thống cơ chế, chính sách giảm nghèo của TP Hà Nội ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, tạo điều kiện cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nghèo bền vững, hạn chế tác động tiêu cực của thiên tai, dịch bệnh.

Đặc biệt, vốn tín dụng chính sách đã góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách làm quen với tín dụng ngân hàng, thay đổi cơ bản nhận thức trong sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn có hiệu quả, tạo việc làm và thu nhập ổn định, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tiếp tục dành các nguồn lực nhằm giảm nghèo bền vững

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ba Vì giải ngân tại Điểm giao dịch UBND xã Chu Minh

Hiện nay, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội được triển khai gắn với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học công nghệ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, phát triển chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm...

Thông qua các hình thức này, vốn tín dụng đã phát huy hiệu quả, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác sử dụng vốn vay đúng mục đích, tạo việc làm và thu nhập ổn định, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững trên địa bàn TP Hà Nội.

Trong năm 2022, các chương trình tín dụng chính sách giải ngân đã giúp cho trên 800 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; góp phần thu hút, tạo việc làm cho trên 99.000 lao động.

Còn theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, trong số hơn 203 nghìn lượt người lao động được tạo việc làm của năm 2022 có gần 63 nghìn người được xét duyệt vay vốn từ nguồn vốn ngân sách thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn TP Hà Nội, với số tiền khoảng 3.000 tỷ đồng.

Riêng trong tháng 1/2023, với gần 13.800 người được giải quyết việc làm, trong đó thành phố cũng ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho đối tượng nghèo, đối tượng chính sách xã hội vay với tổng số tiền là 219,7 tỷ đồng, giúp tạo việc làm cho gần 4.200 người.

Ưu tiên mọi nguồn lực

Ngoài hỗ trợ tạo việc làm, nguồn vốn tín dụng chính sách giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội cũng giúp hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn, hộ khó khăn tại khu vực đô thị thay đổi thói quen, nhận thức trong sản xuất kinh doanh, mạnh dạn đầu tư vốn phát triển kinh tế, tạo thu nhập ổn định cho gia đình để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững

Kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững TP Hà Nội giai đoạn 2022-2025 đặt mục tiêu giảm từ 25%-30% số hộ nghèo hằng năm; Phấn đấu đến cuối năm 2025, Hà Nội cơ bản không còn hộ nghèo.

: Ưu tiên các nguồn nguồn lực nhằm giảm nghèo bền vững
Ưu tiên các nguồn nguồn lực nhằm giảm nghèo bền vững

Tuy nhiên, đến cuối năm 2022, Hà Nội vẫn còn 2.134 hộ nghèo, 22.263 hộ cận nghèo. Một số địa phương số hộ cận nghèo còn cao, nhất là những nơi có nhiều xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, như: Huyện Ba Vì và Phúc Thọ là những địa phương còn tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của TP. Hà Nội với cùng 0,57% so với tổng số hộ dân.

Các huyện còn tỷ lệ hộ nghèo cao kế tiếp là: Sóc Sơn (0,33%), Mỹ Đức (0,33%), Chương Mỹ (0,27%), Phú Xuyên (0,24%)… 18 huyện, thị xã hiện nay vẫn còn hộ thuộc diện cận nghèo.

Do đó, trong thời gian tới, TP Hà Nội tiếp tục dành các nguồn lực nhằm giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội cho mọi người dân; trong đó, chú trọng quan tâm tới các đối tượng yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu…

Thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo, tạo tiệc làm, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội của thành phố năm 2023.

Để làm được điều đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho hay, phải thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách giảm nghèo và triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; thực hiện chính sách giảm nghèo theo hướng hỗ trợ có điều kiện, từng bước xóa bỏ chính sách "cho không"; chú trọng phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng.

Bên cạnh đó, các địa phương cần nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả và phát huy sáng kiến giảm nghèo dựa vào cộng đồng; triển khai mô hình việc làm công gắn với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn.

Các mô hình hợp tác, liên kết giữa các hộ nghèo với doanh nghiệp trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm, thu hút lao động nghèo vào làm việc ổn định trong doanh nghiệp.

Đọc thêm

"Cánh cửa cơ hội" mang việc làm tốt đến tay người lao động tại TP HCM Nhịp sống phương Nam

"Cánh cửa cơ hội" mang việc làm tốt đến tay người lao động tại TP HCM

TTTĐ - Thị trường lao động sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết, với sự gia tăng mạnh mẽ từ cả phía người tìm việc và doanh nghiệp tuyển dụng. So với các năm trước, thị trường lao động năm nay cũng ghi nhận nhiều điểm khác biệt rõ rệt, đặc biệt khi nền kinh tế dần hồi phục và doanh nghiệp đang đẩy mạnh tuyển dụng để phục vụ mục tiêu tăng trưởng.
Đặt yếu tố phát triển nhân lực chất lượng cao làm trọng tâm Lao động - Việc làm

Đặt yếu tố phát triển nhân lực chất lượng cao làm trọng tâm

TTTĐ - Mới đây, Đoàn Giám sát - Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh đã thực hiện giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, giai đoạn 2021 - 2024.
Quảng Nam đặt mục tiêu đưa 1.800 lao động ra nước ngoài làm việc Lao động - Việc làm

Quảng Nam đặt mục tiêu đưa 1.800 lao động ra nước ngoài làm việc

TTTĐ - Năm 2025, Quảng Nam đặt mục tiêu đưa 1.800 lao động ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng. Đây là một phần trong nỗ lực liên tục của tỉnh nhằm tạo cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Thúc đẩy việc làm cho lao động nữ trong thời đại công nghệ số Lao động - Việc làm

Thúc đẩy việc làm cho lao động nữ trong thời đại công nghệ số

TTTĐ - Sự ra đời của trí tuệ nhân tạo (AI) đã tác động đến việc làm của thế hệ lao động và lãnh đạo mới, trong đó có lao động nữ. Điều này đòi hỏi phụ nữ cần sở hữu những hiểu biết đa chiều và sâu sắc về công nghệ nhằm tận dụng tối đa cơ hội và sẵn sàng ứng phó với những thách thức mà AI mang lại.
TP Huế lên phương án hỗ trợ 776 cán bộ nghỉ hưu trước tuổi Lao động - Việc làm

TP Huế lên phương án hỗ trợ 776 cán bộ nghỉ hưu trước tuổi

TTTĐ - UBND TP Huế đang lấy ý kiến của Nhân dân về dự thảo Nghị quyết quy định về chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy trên địa bàn thành phố. Thời gian lấy ý kiến đến hết ngày 30/3/2025.
Thành phố Huế: Đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho 17.600 lao động Lao động - Việc làm

Thành phố Huế: Đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho 17.600 lao động

TTTĐ - Năm 2025, thành phố Huế phấn đấu kết nối giải quyết việc làm cho 17.600 lao động, trong đó đưa 2.100 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Duy trì tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 2%.
Người lao động có nhiều cơ hội tiếp cận việc làm với mức lương phù hợp Lao động - Việc làm

Người lao động có nhiều cơ hội tiếp cận việc làm với mức lương phù hợp

TTTĐ - Theo dự báo, trong quý I/2025, thị trường lao động Thủ đô cần khoảng từ 100.000 - 120.000 người lao động. Để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, đồng thời tạo cơ hội việc làm cho người lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội thực hiện các phiên giao dịch việc làm hàng ngày và phiên giao dịch việc làm chuyên đề, trực tuyến kết nối 13 tỉnh, thành phố.
Luôn đặt việc chăm lo cho lao động nữ là ưu tiên hàng đầu Kinh tế

Luôn đặt việc chăm lo cho lao động nữ là ưu tiên hàng đầu

TTTĐ - Dịp kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, các cấp Công đoàn Thủ đô dành nhiều sự quan tâm, chăm lo cho nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, nhất là những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn.
Thiếu hụt lao động chất lượng cao ngành công nghệ Lao động - Việc làm

Thiếu hụt lao động chất lượng cao ngành công nghệ

TTTĐ - Hiện Việt Nam đang thiếu hụt lao động chất lượng cao với các vị trí như khoa học dữ liệu, nghiên cứu AI, kỹ sư học máy...
Giải pháp vượt trội tạo nguồn cung ứng nhân lực chất lượng cao Lao động - Việc làm

Giải pháp vượt trội tạo nguồn cung ứng nhân lực chất lượng cao

TTTĐ - Nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực cho đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến. Vì thế, vấn đề thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong các chính sách lớn trong Luật Thủ đô 2024. Đây sẽ là căn cứ để Hà Nội tận dụng, phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao, đưa Thủ đô phát triển nhanh và bền vững.
Xem thêm