Tag
Xã Thọ An (huyện Đan Phượng, Hà Nội)

Tiếp tục xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện, đồng bộ

Nông thôn mới 30/05/2024 16:02
aa
TTTĐ - Sau khi đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2020, cán bộ và Nhân dân xã Thọ An (huyện Đan Phượng, Hà Nội) đã chung sức, quyết tâm phấn đấu xây dựng và được thành phố Hà Nội quyết định công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023 với nhiều kết quả nổi bật.
Đưa 4 huyện về đích Nông thôn mới nâng cao trong năm 2024 Hà Nội phấn đấu tăng 40 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Huyện Sóc Sơn có thêm 3 xã đạt Nông thôn mới kiểu mẫu Sóc Sơn tiến gần đến mục tiêu huyện Nông thôn mới nâng cao

Nhiều kết quả nổi bật

Xã Thọ An có diện tích đất tự nhiên hơn 550ha, dân số hơn 12.300 nhân khẩu. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, với sự nỗ lực và quyết tâm chính trị cao, xã Thọ An đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2014, đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2020.

Không bằng lòng và dừng lại kết quả đạt được, thực hiện Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy, Chương trình số 07-CTr/HU của Huyện ủy Đan Phượng về “Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng Nông thôn mới nâng cao theo hướng văn minh, hiện đại gắn với tiêu chí phát triển thành quận giai đoạn 2021 - 2025”, cán bộ và Nhân dân xã Thọ An đã chung sức, đồng lòng, quyết tâm phấn đấu xây dựng và đã được thành phố Hà Nội quyết định công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023 với nhiều kết quả nổi bật.

Cụ thể, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp (chiếm 45,33%), thương mại, dịch vụ (chiếm 46,52%), giảm tỷ trọng nông nghiệp (còn 8,15%). Sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, sản xuất hữu cơ.

Xã cũng thực hiện tốt chuyển đổi cơ cấu cây trồng được 150ha từ cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao như rau, bưởi, táo, chuối, cây đào, hoa lan hồ điệp...

Tiếp tục xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện, đồng bộ
Xã Thọ An (huyện Đan Phượng) tổ chức đón nhận danh hiệu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và Trường THCS Thọ An đạt danh hiệu Trường chuẩn quốc gia mức độ 2

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh công nghiệp, dịch vụ, thương mại, bán buôn, bán lẻ phát triển, Trên địa bàn xã có 300 hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ hoạt động hiệu quả. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng, năm 2023 đạt 76 triệu đồng/người, xã không còn hộ nghèo.

Cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã được đầu tư đồng bộ; mở rộng, trải nhựa 1,4km đường giao thông trục xã, liên xã. Xã được đầu tư xây dựng mới Trường THCS Thọ An, 100% nhà văn hóa thôn được lắp đặt dụng cụ thể thao ngoài trời, có lắp đặt wifi miễn phí, cải tạo 5 ao môi trường…

Từ năm 2010 đến nay, xã đã huy động được hơn 370 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu. Đến nay, xã có hệ thống hạ tầng khang trang, đặc biệt trường học công lập 3 cấp đều đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 2 trường tiểu học và trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Đáng chú ý, xây dựng mô hình thôn thông minh, xã đã thành lập 12 Tổ công nghệ số cộng đồng và các nhóm Zalo của xã, các thôn nhằm tuyên truyền, hướng dẫn, trợ giúp người dân trên địa bàn thôn sử dụng công nghệ số, là cầu nối để tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Các lĩnh vực văn hóa, y tế, môi trường có nhiều chuyển biến tích cực. Xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2011 - 2020, thực hiện tốt mô hình bác sĩ gia đình và quản lý chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 95%. Xã đạt Nông thôn mới kiểu mẫu về lĩnh vực y tế.

Tiếp tục xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện, đồng bộ
Lãnh đạo huyện Đan Phượng trao Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu cho xã Thọ An

Tập trung duy trì và nâng cao chất lượng

Chủ tịch UBND xã Thọ An Nguyễn Văn Bắc chia sẻ: Xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu là kết quả lãnh đạo tập trung quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của các tổ chức trong hệ thống chính trị đoàn kết, thống nhất, tranh thủ sự lãnh đạo của cấp trên; đồng thời, khơi dậy được sức mạnh to lớn trong Nhân dân tạo thành sức mạnh ý chí, tinh thần chung sức đồng lòng giữa ý Đảng, lòng dân.

Chia sẻ về công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn xã Thọ An, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đan Phượng Lê Văn Thìn ghi nhận, biểu dương những thành tích, kết quả mà Đảng bộ, chính quyền, các nhà trường và Nhân dân xã Thọ An đã đạt được trong những năm qua.

Để tiếp tục thực hiện tốt Chương trình số 07-CTr/HU của Huyện ủy Đan Phượng trong thời gian tới, ông Lê Văn Thìn đề nghị xã Thọ An tập trung duy trì và nâng cao chất lượng các lĩnh vực Nông thôn mới kiểu mẫu đã đạt.

Đồng thời, xã tiếp tục xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện đồng bộ với thực hiện tiêu chí đô thị, thực hiện đề án xã thành phường, đô thị hóa nông thôn, xanh văn minh, văn hiến với mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững, ổn định.

Cùng với đó, xã Thọ An tập trung nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế nhanh, bền vững; tiếp tục chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Trong nông nghiệp, xã tập trung phát triển nông nghiệp ứng công nghệ cao, phát triển vùng đất bãi sông, giảm dần chăn nuôi trong khu dân cư; chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm, chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; nâng cao chất lượng hoạt động của Hợp tác xã nông nghiệp.

Tiếp tục xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện, đồng bộ
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đan Phượng Lê Văn Thìn trao Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 cho trường THCS Thọ An

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đan Phượng Lê Văn Thìn đề nghị xã Thọ An tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, nhất là quản lý đất đai, xử lý nghiêm vi phạm đất đai, các công trình thủy lợi và vi phạm trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường; thực hiện đồng bộ các giải pháp để cân đối thu - chi ngân sách; tiếp tục quy hoạch đất đấu giá, xử lý đất xen kẹt, tạo nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đáp ứng tiêu chí đô thị.

Cùng với đó, xã tiếp tục quan tâm, chăm lo lĩnh vực văn hóa - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; các danh hiệu gia đình văn hóa, làng văn hóa, xã đạt chuẩn văn hóa; chỉ đạo phát triển sản xuất phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tiếp tục duy trì cuộc thi xóm ngõ sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn hàng tháng...

Ông Ngọ Văn Ngôn, Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội cho biết: Với rất nhiều cách làm sáng tạo, Đan Phượng luôn giữ vị trí dẫn đầu thành phố Hà Nội trong phong trào xây dựng Nông thôn mới.

Ông Ngọ Văn Ngôn cũng đề nghị Đan Phượng tiếp tục giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí, tiến tới xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện trên cả 8 lĩnh vực và xây dựng Nông thôn mới thông minh gắn với phát triển đô thị.

Như vậy, với kết quả đạt được, đến nay, Đan Phượng là huyện đầu tiên của thành phố có 15/15 xã, chiếm 100% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.

Đọc thêm

Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai Nông thôn mới

Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai

TTTĐ - Ngày 7/11, Sở Công thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024.
Xem thêm