Tag

Tín dụng nông nghiệp “cú hích” để phát triển kinh tế địa phương

Nông thôn mới 24/10/2019 12:07
aa
TTTĐ - Để giúp nông dân có vốn phát triển sản xuất, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách cho vay vốn tín dụng nông nghiệp, nông thôn với lãi suất ưu đãi. Việc làm này đã giúp nhiều gia đình có thêm điều kiện để tổ chức sản xuất, đời sống kinh tế được cải thiện, góp phần phát triển kinh tế địa phương và hỗ trợ công tác xây dựng nông thôn mới.

Tín dụng nông nghiệp “cú hích” để phát triển kinh tế địa phương

Nhờ có nguồn vốn tín dụng nông nghiệp với lãi suất, người dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống kinh tế

Bài liên quan

Đông Anh, đẩy mạnh tín dụng nông nghiệp, nông thôn

Đổi đời nhờ vốn tín dụng của ngân hàng chính sách

Nguồn vốn chính sách giúp người dân thoát nghèo bền vững

Phát huy hiệu quả tín dụng chính sách hướng tới giảm nghèo bền vững

Cần cơ chế mới trong chính sách tín dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hiệu quả từ việc vay vốn

Những năm qua, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) được biết đến là một trong số những địa phương có kế hoạch tín dụng hiệu quả, hợp lý, hiệu suất sử dụng vốn đạt 99%. Hiện tại, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sóc Sơn đang thực hiện 10 chương trình cho vay với tổng dư nợ hơn 394 tỷ đồng với trên 15.600 hộ. Các đối tượng chủ yếu được vay từ chương trình hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo và chương trình quốc gia giải quyết việc làm.

Nói về hoạt động hỗ trợ nhân dân vay vốn, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sóc Sơn Vũ Mạnh Thắng cho biết, hàng năm, huyện Sóc Sơn đã triển khai chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tới các xã, các thôn. Tại thời điểm này, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sóc Sơn đang thực hiện chương trình cho các hộ vay để xây sửa nhà ở theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn 2) bằng nguồn vốn của huyện Sóc Sơn”.

Theo đó, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sóc Sơn đã triển khai nguồn vốn Thành phố chuyển về 150 tỷ đồng cho các hộ nghèo vay. Nhờ nguồn vốn đó và các chương trình vay vốn, hàng năm tỉ lệ hộ nghèo ở huyện Sóc Sơn giảm dần. Đặc biệt, một số hộ nghèo đã thoát nghèo, được chuyển sang chương trình cho vay hộ nghèo bền vững.

“Phải khẳng định rằng, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã triển khai hiệu quả chương trình này. Bà con nông dân được tiếp cận nguồn vốn đã sử dụng vào việc phát triển sản xuất. Nhiều xã có làng nghề như Xuân Thu, Tân Hưng phát triển nghề mộc; xã Nam Sơn và Bắc Sơn đẩy mạnh chăn nuôi rất tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương.

Qua rà soát hàng năm của phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Sóc Sơn và cấp xã, tỷ lệ hộ nghèo giảm đi rõ rệt, đến nay còn khoảng 4.000 hộ. Huyện Sóc Sơn phấn đấu trong năm 2019 hoàn thành xây dựng nông thôn mới tại 100% xã và về đích huyện nông thôn mới”, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sóc Sơn nhấn mạnh.

Nhờ có nguồn vốn tín dụng nông nghiệp với lãi suất, người dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống kinh tế
Nhờ có nguồn vốn tín dụng nông nghiệp với lãi suất, người dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống kinh tế

Còn tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội), thông qua Tổ liên kết vay vốn của Hội Nông dân thành phố Hà Nội, ông Đỗ Chí Đao, thôn Núi Bé (xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ) đã tiếp cận vay 100 triệu đồng của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (Agribank) để đầu tư mở rộng trang trại chăn nuôi lợn.

Ông Đỗ Chí Đao cho hay: "Nhờ được vay vốn thuận lợi, kịp thời, gia đình tôi có thêm điều kiện để tổ chức sản xuất. Mở rộng quy mô trang trại chăn nuôi, đời sống kinh tế được cải thiện, cả gia đình tôi có việc làm ổn định. Nhờ đó cũng góp phần phát triển kinh tế địa phương, hỗ trợ công tác xây dựng nông thôn mới”.

Thực tế cho thấy, thông qua Hội Nông dân thành phố Hà Nội, từ đầu năm 2019 đến nay, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội đã thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách với dư nợ đạt hơn 1.731 tỷ đồng. Ngoài ra, các cấp hội, đoàn thể thành phố Hà Nội phối hợp với Agribank triển khai các chính sách tín dụng cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố với dư nợ đạt hơn 1.604 tỷ đồng...

Xóa bỏ rào cản, vướng mắc

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngành Ngân hàng xác định nông nghiệp, nông thôn là một trong những lĩnh vực được ưu tiên đầu tư nên đã ban hành nhiều văn bản hỗ trợ cho vay tín dụng nông nghiệp, trong đó có những ưu đãi dành riêng cho vay kinh tế trang trại; cho vay khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...

Ngân hàng Nhà nước cũng chủ động tham mưu Chính phủ ban hành chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và thường xuyên sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với nhu cầu phát triển mới. Theo đó, tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa là 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (quy định cũ là 50 triệu đồng) và tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn (quy định cũ là 100 triệu đồng).

Với cơ chế, chính sách cho vay thông thoáng, đến nay đã có khoảng 70 ngân hàng thương mại, hơn 1.100 quỹ tín dụng nhân dân và Ngân hàng Chính sách xã hội tham gia cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn với dư nợ cho vay hàng nghìn tỷ đồng. Riêng Agribank, từ đầu năm đến nay, dư nợ cho vay là 659.603 tỷ đồng với gần 3,3 triệu lượt khách hàng.

Nhờ có nguồn vốn tín dụng nông nghiệp với lãi suất, người dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống kinh tế
Nhờ có nguồn vốn tín dụng nông nghiệp với lãi suất, người dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống kinh tế

Tuy nhiên, hiện nay, ở nhiều địa phương, người dân vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận với các khoản vốn vay. Nguyên nhân được xác định là do sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu nhiều rủi ro. Chưa kể, nhiều mô hình sản xuất phát triển vẫn mang tính tự phát, quy mô nhỏ. Về phía các ngân hàng, họ không thể mạo hiểm khi cho nông dân vay vốn mà chưa có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi...

Để xóa bỏ những rào cản, vướng mắc, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn vay để hoạt động sản xuất, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục hoàn thiện và bổ sung một số cơ chế chính sách liên quan đến sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại các khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, chỉ đạo tổ chức tín dụng xây dựng và triển khai các sản phẩm tín dụng phù hợp với người nông dân và đặc thù của sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó sẽ triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; cải tiến quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay để nông dân tiếp cận vay vốn hiệu quả nhất. Ngoài ra, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục phối hợp tốt với các hội, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách về tín dụng nông nghiệp, nông thôn, bởi đây là kênh ủy thác, chuyển tải nguồn vốn vay hiệu quả và nhanh nhất đến với nông dân.

Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội các huyện, sẽ tăng cường phối hợp chặt chẽ với các địa phương. Khi nguồn vốn giao về cho các xã và tới thôn, công tác bình xét đối tượng ở cơ sở được thực hiện công khai minh bạch, chọn hộ vay đúng đối tượng, đúng người thừa hưởng, đúng đối tượng có nhu cầu vay vốn.

Đặc biệt, công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay vốn cũng rất được quan tâm. Các Ngân hàng Chính sách xã hội huyện sẽ phân công cụ thể các thành viên thường xuyên đi giám sát tại cơ sở, kiểm tra hoạt động hội đoàn thể vay vốn từ cấp xã xuống cấp tổ và cấp hộ gia đình. Do việc kiểm tra, giám sát được thường xuyên và đôn đốc các hộ vay nên đem lại hiệu quả tích cực. Hàng năm số hộ vay nợ quá hạn giảm và không có phát sinh hộ mới.

Đọc thêm

Phát triển đội ngũ khuyến nông chuyên sâu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số Nông thôn mới

Phát triển đội ngũ khuyến nông chuyên sâu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số

TTTĐ - Hà Nội đặt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng thương mại, dịch vụ; tăng tỷ trọng đóng góp của dịch vụ vào kinh tế nông thôn; thúc đẩy liên kết, xây dựng, phát triển chuỗi giá trị du lịch, nông nghiệp, nông thôn hiệu quả.
Quảng Nam: Đẩy mạnh kinh tế tập thể, giảm nghèo và xóa nhà tạm Nông thôn mới

Quảng Nam: Đẩy mạnh kinh tế tập thể, giảm nghèo và xóa nhà tạm

TTTĐ - Chiều 18/3, Thứ trưởng Võ Văn Hưng dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Nam để đánh giá tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp, liên kết chuỗi giá trị và tiến độ các chương trình giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Nông dân Thủ đô nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính Kinh tế

Nông dân Thủ đô nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính

TTTĐ - Sáng 18/3, tại xã Liên Hà, huyện Đông Anh (Hà Nội) Hội nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội thi tuyên truyền viên giỏi Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế”.
Những mái ấm hạnh phúc cho người nghèo ở Yên Bái Nông thôn mới

Những mái ấm hạnh phúc cho người nghèo ở Yên Bái

TTTĐ - Những ngôi nhà, những mái ấm được hình thành từ sự quyết tâm, nỗ lực cả hệ thống chính trị, sự chung tay, góp sức, đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân mang nặng tình dân tộc, nghĩa đồng bào, đã làm đẹp thêm câu chuyện chăm lo cho cuộc sống hạnh phúc cho người dân Yên Bái.
Baby Three “hết thời”, người dùng quay lưng, tiểu thương xả lỗ Thị trường - Tài chính

Baby Three “hết thời”, người dùng quay lưng, tiểu thương xả lỗ

TTTĐ - Sau lùm xùm liên quan đến chủ quyền quốc gia, món đồ chơi Baby Three đã mất dần lòng tin trong lòng người dùng Việt Nam. Giờ đây, hàng loạt người dùng tẩy chay, chủ thương giảm giá hơn nửa vẫn không có người mua.
Huyện Hưng Hà sẽ xuất khẩu 2.000 tấn gạo sang Nhật Bản Nông thôn mới

Huyện Hưng Hà sẽ xuất khẩu 2.000 tấn gạo sang Nhật Bản

TTTĐ - Năm 2025, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình sẽ xuất khẩu 2.000 tấn gạo sang Nhật Bản và cung cấp 1.000 tấn cho thị trường nội địa. Huyện phấn đấu mở rộng thêm 300ha diện tích cấy giống lúa Nhật mỗi năm, hướng tới năm 2030 đạt 2.500ha, xuất khẩu 10.000 tấn gạo với doanh thu dự kiến 100 triệu USD.
Sắp xếp, kiện toàn 18 đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nông thôn mới

Sắp xếp, kiện toàn 18 đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1405/QĐ-UBND về việc chuyển đổi cơ quan chủ quản đối với các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (trước sắp xếp) sang thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội.
Quảng Nam: Triển lãm trưng bày thành tựu và sản phẩm đặc trưng OCOP Nông thôn mới

Quảng Nam: Triển lãm trưng bày thành tựu và sản phẩm đặc trưng OCOP

TTTĐ - Để chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24/3/1975 - 24/3/2025) và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh (28/3/1930 - 28/3/2025), UBND tỉnh Quảng Nam sẽ tổ chức triển lãm trưng bày các thành tựu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và giới thiệu sản phẩm đặc trưng OCOP.
Tăng cường ứng dụng công nghệ số phục vụ phát triển nông nghiệp Nông thôn mới

Tăng cường ứng dụng công nghệ số phục vụ phát triển nông nghiệp

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND về việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030.
Phát triển nông thôn theo hướng phù hợp với tiêu chí đô thị Nông thôn mới

Phát triển nông thôn theo hướng phù hợp với tiêu chí đô thị

TTTĐ - Chiều 12/3, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội; công bố và trao Quyết định các huyện Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Oai đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Xem thêm