Tag
Quận Ba Đình (Hà Nội)

Tổ chức lễ hội Kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh - Thượng đẳng phúc thần Huyền Thiên Hắc Đế

Người Hà Nội 10/02/2023 09:33
aa
TTTĐ - Ngày 9/2, tại di tích lịch sử - nghệ thuật đền Núi Sưa, quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức khai mạc lễ hội Kỷ niệm Ngày sinh Đức Thánh - Thượng đẳng phúc thần Huyền Thiên Hắc Đế.
Tưng bừng khai hội kỷ niệm 234 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Đền Núi Sưa tọa lạc trên đỉnh núi Sưa thuộc khu vực phía Tây kinh thành Thăng Long của vùng đất “Thập Tam Trại”, nay thuộc Công viên Bách Thảo, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội.

Lãnh đạo quận Ba Đình dâng hương tại buổi lễ
Lãnh đạo quận Ba Đình dâng hương tại buổi khai mạc Lễ hội kỷ niệm Ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Hắc Đế

Đền được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc, nghệ thuật vào năm 2015 và giao quận Ba Đình quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Đền thờ Đức Thánh - Thượng đẳng phúc thần Huyền Thiên Hắc Đế, vị thần có công trong cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

Một số hình ảnh tại buổi lễ
Một số hình ảnh tại buổi lễ

Theo truyền thuyết: Vào thời Vua Lý Thái Tổ, tại làng Hữu Tiệp có một gia đình hào trưởng họ Lý tên Phục, vợ là bà Hoàng Thị Đức vào Ngày Phật đản năm Ất Sửu, niên hiệu Thuận Thiên thứ 16 thời Vua Lý Thái Tổ dâng lễ ở chùa Một Cột trở về thụ thai.

Ngày 19 tháng Giêng năm Bính Dần, bà sinh một bé trai khôi ngô tuấn tú, nước da ngăm đen, trên ngực có hai chữ Thiên tướng. Cha mẹ hết lòng yêu dấu nâng niu chăm sóc, năm lên ba tuổi làm lễ đặt tên là Hắc Công.

Cậu bé mau ăn chóng lớn, tính tình mạnh bạo. Năm lên 8 tuổi, vào ngày 21/11 niên hiệu Thiên Thành thứ 6 triều vua Lý Thái Tông dương lịch 1034, Đức Hắc Công một mình lên núi Sưa chơi thì thấy tường vân ngũ sắc bao phủ quanh ngọn núi, một lúc mây tan, mưa tạnh dân làng kéo lên núi thì Ngài đã hoá, và tại đó mối đùn lên thành ngôi mộ.

Cho là điềm linh dị dân làng bèn lập miếu thờ. Ba bốn năm sau xảy ra dịch bệnh, dân làng lập đàn cầu cúng tại ngôi miếu, thấy dịch bệnh nhanh chóng tiêu tan liền sửa sang miếu to hơn để thờ cúng ngài.

Khai mạc Lễ hội kỷ niệm Ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Hắc Đế

Lần Vua Lý Thánh Tông đi chinh phạt phương Nam, mộng thấy một cậu bé có nước da đen xin đến phò vua cứu nước. Trong trận đánh, Vua thấy một người mình đen hiện ra, hoá thành đám mây đen bay rợp mặt sông làm nổi sóng lớn, nhấn chìm các thuyền của quân giặc.

Lúc ban sư hồi triều, Vua cho lập đền ngay trên mộ Ngài và phong mỹ tự Trấn khảm bắc phương Huyền Thiên Hắc Đế Thượng Đẳng thần. Các làng Khán Xuân, Ngọc Hà, Hữu Tiệp vùng chân núi Sưa và đến năm 1892 có thêm làng Xuân Biểu thờ đức Thánh. Hàng năm cứ đến ngày 19 tháng giêng âm lịch, Nhân dân 3 giáp Xuân Biểu, Hữu Tiệp, Ngọc Hà tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công lao của đức Thánh.

Trong đình Ngọc Hà còn đôi câu đối ghi lại sự tích: Nhất trụ mộng sinh, dương thác Sư sơn truyền ngọc phả/ Cửu thiên phu thốn, âm phù Lý trất thiếp hà ba. Nghĩa là: Chùa Một Cột ứng mộng ra đời, sống gửi Núi Sưa, tích truyền sách ngọc/ Mây chín tầng buông là xuống thấp, hồn phù nhà Lý, sông lặng sóng yên.

Khai mạc Lễ hội kỷ niệm Ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Hắc Đế

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Ba Đình Tạ Nam Chiến nhấn mạnh, Lễ hội kỷ niệm Ngày sinh Đức Thánh - Thượng đẳng phúc thần Huyền Thiên Hắc Đế năm nay được tổ chức nhằm khôi phục lễ hội truyền thống của 3 giáp Xuân Biểu, Ngọc Hà, Hữu Tiệp trên vùng đất Thập Tam Trại sau nhiều năm gián đoạn.

Chương trình lễ hội với nghi thức trang nghiêm gồm lễ dâng hương, lễ rước Long ngai bài vị, lễ rước kiệu Đức Thánh tuần du bản lý tại làng Ngọc Hà và các di tích đền Núi Sưa, đình Ngọc Hà, đình Hữu Tiệp. Đây là dịp để nhân dân bày tỏ niềm tự hào, sự tri ân đối với đức Thánh, đồng thời quyết tâm gìn giữ truyền thống văn hóa đặc sắc, riêng có của quận Ba Đình.

Khai mạc Lễ hội kỷ niệm Ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Hắc Đế

Thông qua việc tổ chức các hoạt động lễ hội nhằm phát huy truyền thống văn hóa lịch sử của dân tộc; Tưởng nhớ công lao của vị Thành hoàng làng “Thượng đẳng phúc thần - Huyền Thiên Hắc Đế “ đã có công giúp Vua Nhà Lý dẹp giặc, giữ nước; Tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Lễ kỷ niệm cũng nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống trong Nhân dân về ý nghĩa lịch sử của đền Núi Sưa; Từ đó góp phần nâng cao về nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các tầng lớp Nhân dân thực hiện tốt công tác giữ gìn, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá gắn với thực hiện tốt các quy định về thực hiện nếp sống văn minh khi tổ chức và tham gia các hoạt động lễ hội.

Khai mạc Lễ hội kỷ niệm Ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Hắc Đế

Lễ hội được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của Nhân dân trên địa bàn quận, góp phần giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn” cho các thế hệ người dân trong quận, nhất là thế hệ trẻ.

Lễ hội được tổ chức quy mô cấp quận với yêu cầu: Đảm bảo an toàn, trang trọng, lành mạnh, hiệu quả, thiết thực, tạo được không khí phấn khởi, vui tươi, đoàn kết trong nhân dân, đặc biệt là đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định; Tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức phòng chống dịch, thực hiện nghiêm túc các quy định về nếp sống văn minh trong lễ hội.

Các cơ quan chức năng đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường trước, trong và sau lễ hội.

Đọc thêm

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn Người Hà Nội

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn

TTTĐ - Từ ngày thành lập đến năm 1975, Trung đội nữ lái xe mang tên anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Hạnh, thường gọi là Trung đội “tóc dài” lái xe Trường Sơn đã hoàn thành hàng nghìn chuyến xe, vận chuyển hàng vạn tấn hàng hóa, hàng trăm nghìn lượt bộ đội và thương binh vào Nam, ra Bắc. Trên những chuyến xe đó, họ vừa là “thợ lái”, vừa là hộ lý, khiêng cáng thương binh... không quản ngại bất cứ việc gì.
Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Xem thêm