Tag

Trí thức trẻ Hà Nội góp thêm sức mạnh cho giáo dục

Đối thoại với Thanh niên 21/05/2022 12:16
aa
TTTĐ - Trong top 5 công trình xuất sắc nhất chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2021 có 3 công trình của các bạn trẻ Hà Nội. Họ là những trí thức tài năng đã và đang góp thêm sức mạnh cho ngành giáo dục.
Nhiều nét mới trong chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2021 11 công trình xuất sắc của “Tri thức trẻ vì giáo dục” 2021 Top 11 “Tri thức trẻ vì giáo dục” gặp gỡ Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Sức bền, ứng dụng thực tiễn khẳng định giá trị của “Tri thức trẻ vì giáo dục”

Sách xúc giác cho trẻ em khiếm thị

Chị Trịnh Thu Thanh và Nguyễn Thị Hằng đã sáng chế “Phát triển sách xúc giác cho trẻ khiếm thị”. Nhóm tác giả chia sẻ, trẻ em sáng mắt được làm quen với sách từ rất nhỏ, khi chuẩn bị học đọc. Giống như vậy, trẻ em khiếm thị cũng cần được làm quen với sách để giúp phát triển kỹ năng tri giác, xúc giác, từ đó sẵn sàng học chữ nổi Braille.

Từ năm 2018 đến nay, nhóm triển khai giai đoạn làm sách đại trà. Chị Trịnh Thu Thanh cho biết: “Chúng mình kêu gọi tình nguyện viên tham gia cùng. Sau khi làm ra những cuốn sách xúc giác, nhóm mang đến đọc trực tiếp cho học sinh khiếm thị tại thành phố Hà Nội. Trong đợt dịch COVID-19 căng thẳng vừa qua, nhóm cho các bạn mượn để mang về đọc với bố mẹ".

Trong quá trình triển khai dự án “Phát triển sách xúc giác cho trẻ khiếm thị”, nhóm cũng gặp một số khó khăn. Trước hết, đây là hoạt động nghiên cứu, làm sách xúc giác đầu tiên ở Việt Nam, thiếu những tài liệu liên quan, nên nhóm phải tìm kiếm, nghiên cứu, học tập các tài liệu bằng tiếng Anh, chuyển dịch sang tiếng Việt. Trong khi cách làm của người nước ngoài cũng khác Việt Nam. Khó khăn nữa là liên quan đến kinh phí, nhóm hoàn toàn làm bằng tay với vải, bìa và nhiều chất liệu làm thủ công nên khá tốn kém.

Tác giả dự án Phát triển sách xúc giác chia sẻ về công trình
Tác giả dự án "Phát triển sách xúc giác cho trẻ khiếm thị" chia sẻ về công trình

Tuy nhiên, các thành viên nhóm kêu gọi cộng đồng, tình nguyện viên thêu thùa, may vá làm sản phẩm. Sau dần, nhiều người biết đến dự án có kinh nghiệm may, thêu và đã làm ra những quyển sách rất đẹp. Các tác giả cũng là những nghiên cứu viên chuyên ngành về giáo dục trẻ khiếm thị của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, bên cạnh đó, còn có sự hỗ trợ của bà Louise France, chuyên gia khiếm thị UK, nên nhanh chóng khắc phục được những khó khăn và phát triển sản phẩm rộng rãi hơn.

Tự tin nói tiếng Anh với ICORRECT

Anh Nguyễn Minh Đức, Trưởng nhóm Hệ thống hỗ trợ dạy và học kỹ năng nói tiếng Anh – ICORRECT cho hay, từ sự thấu hiểu những khó khăn mà học sinh gặp phải trong quá trình học tiếng Anh và trăn trở làm sao giúp thế hệ trẻ tự tin vững bước trong môi trường hội nhập quốc tế hiện nay, anh cùng một số bạn đồng hành thực thi sáng kiến “Hệ thống hỗ trợ dạy và học kỹ năng nói tiếng Anh – ICORRECT. Đây là một giải pháp toàn diện cung cấp cho người học một môi trường luyện tập chuẩn quốc tế với giáo viên bản ngữ mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời hỗ trợ các thầy cô dễ dàng quản lý lớp, giao bài luyện tập cho học sinh thực hành kỹ năng nói ở nhà.

Nhóm xây dựng một phòng luyện nói giả lập mô phỏng theo phòng thi nói của kỳ thì quốc tế IELTS. Khi vào phòng luyện tập, học sinh sẽ có một giáo viên bản ngữ ảo (quốc tịch Anh/Mỹ) lần lượt đặt các câu hỏi để trả lời.

Nhóm tác giả ICORRECT trong buổi vinh danh
Hai tác giả ICORRECT trong buổi vinh danh

Nếu học sinh nghe không rõ câu hỏi có thể yêu cầu giáo viên nhắc lại. Sau khi trả lời tất cả, với mỗi câu học sinh có thể xem được các gợi ý trả lời và cũng có thể nghe lại chính câu trả lời của mình, hoặc trả lời lại nếu muốn. Sau đó, học sinh có thể gửi toàn bộ phần luyện tập của mình đến giáo viên, để được chấm và chữa bài. Ngoài ra sau khi luyện tập xong, học sinh có thể tham khảo được các bài nói tốt được thầy cô chọn làm bài mẫu và những bài làm khác của các bạn cùng lớp, từ đó học hỏi thêm chính bạn bè của mình.

Hiện nay, ngân hàng câu hỏi của ICORRECT đa dạng, phong phú bám sát bộ sách giáo khoa đang được giảng dạy phổ biến ở các trường THCS, THPT theo từng tiết học trên lớp. Ngoài ra, ICORRECT có gần 300 chủ đề nói nâng cao bám sát theo đề thi quốc tế IELTS, giúp người học có thể luyện thi chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEFL.

Trong thời gian tới dự án sẽ triển khai mở rộng đến tất cả các tỉnh, thành trên cả nước. ICORRECT tiếp tục hỗ trợ các địa phương tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi tiếng Anh có kỹ năng nói, nhằm tạo ra sân chơi bổ ích cho các bạn học sinh, sinh viên. Đồng thời, nhóm cũng đẩy mạnh chương trình hỗ trợ các nhà trường nâng cao chất lượng dạy, học kỹ năng nói tiếng Anh. Cùng với đó, ICORRECT tiếp tục nghiên cứu, hoàn thành ứng dụng các công nghệ mới như AI, BigData ... vào dự án, để phát triển thêm nhiều chức năng mới hỗ trợ người học.

“Cùng học” kết nối 1.2 triệu nhà giáo

Nhóm trí thức trẻ gồm các thành viên: Hoàng Anh Đức, Hoàng Giang Huỳnh Anh, Phạm Minh Anh, Hồ Tường Linh, cùng đồng đội đã cho ra đời dự án “Cùng học”, nền tảng học tập trực tuyến dành cho cộng đồng giáo viên.

Tác giả Hoàng Anh Đức chia sẻ về dự án
Tác giả Hoàng Anh Đức chia sẻ về dự án

Sứ mệnh của “Cùng học” nâng tầm giáo dục Việt Nam thông qua việc nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo trên khắp mọi miền Tổ quốc. Nhóm tác giả hướng tầm nhìn của dự án là hạt nhân kiến tạo cộng đồng 1.2 triệu giáo viên Việt Nam nhiệt thành, năng động, sáng tạo. Anh Hoàng Anh Đức, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục EdLab Asia, thành viên, huấn luyện viên Hiệp hội Giáo dục toàn cầu NAFSA làm trưởng nhóm dự án.

Anh Đức cho biết: “Nội dung chính của “Cùng học” với hàng trăm bài được thiết kế xoay quanh ba trụ cột: Học thế nào? Dạy thế nào? Thiết kế sư phạm thế nào? Bất kể bạn là ai, hiện đang sinh sống ở đâu, miễn cam kết mỗi tuần học ít nhất một bài, chúng tôi sẽ có thể cấp tài khoản học tập, chứng nhận tham gia hoàn toàn miễn phí. Mỗi bài học cô đọng từ 3-5 phút, với ít nhất một kiến thức có thể áp dụng ngay vào thực tế. Các khoá học mở trực tuyến về sư phạm, không giới hạn số lượng người học”.

Nhóm mong muốn cộng đồng cùng hiểu thêm về khó khăn của đội ngũ giáo viên, mong các tri thức trẻ ở khắp mọi miền cùng tham gia, đóng góp ý tưởng để hỗ trợ thầy cô giáo trên mọi miền Tổ quốc. Đầu tư cho các nhà giáo chính là sự đầu tư vững bền nhất để phát triển hệ thống giáo dục”.

Theo các thành viên nhóm, giải pháp mà “Cùng học” đem lại là các khóa học trực tuyến, mở, quy mô người học lớn. Giáo viên không có điều kiện vẫn được tham gia học miễn phí. Dung lượng bài học nhỏ, dễ hiểu, dễ áp dụng, hình thành thói quen học tập. Giáo viên hoàn toàn cá nhân hoá được việc phát triển chuyên môn của bản thân. Các khóa học liên tục được cập nhật, có thể học qua nhóm và hội thảo trên web cùng chuyên gia.

Được biết, tháng 10/2021, dự án “Cùng học” cũng đã được tổ chức HundrED (Phần Lan) vinh danh là sáng kiến dổi mới giáo dục toàn diện, một trong 9 đại diện cho khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

Đọc thêm

Cải cách hành chính, tạo lập cơ sở dữ liệu, trí tuệ nhân tạo Đối thoại với Thanh niên

Cải cách hành chính, tạo lập cơ sở dữ liệu, trí tuệ nhân tạo

TTTĐ - Cải cách hành chính, tạo lập cơ sở dữ liệu lớn là những nội dung được đề cập trong chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên diễn ra ngày 26/3.
An ninh mạng là “chiếc phanh” để chuyển đổi số nhanh, an toàn hơn Đối thoại với Thanh niên

An ninh mạng là “chiếc phanh” để chuyển đổi số nhanh, an toàn hơn

TTTĐ - An toàn, an ninh mạng là nội dung được nhiều bạn trẻ quan tâm tại chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm 2024, diễn ra sáng 26/3.
Thanh niên chính là lực lượng giương cao ngọn cờ chuyển đổi số Đối thoại với Thanh niên

Thanh niên chính là lực lượng giương cao ngọn cờ chuyển đổi số

TTTĐ - “Với sứ mệnh là chủ nhân tương lai, là rường cột của nước nhà, thanh niên chính là lực lượng giương cao ngọn cờ chuyển đổi số Việt Nam, vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, phát triển”.
Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia Đối thoại với Thanh niên

Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia

TTTĐ - Sáng 26/3, trong không khí sôi nổi của Tháng Thanh niên năm 2024, kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024), Bộ Nội Vụ, Văn phòng Chính phủ, Trung ương Đoàn phối hợp tổ chức Chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm 2024, với chủ đề: "Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia".
Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong chuyển đổi số Đối thoại với Thanh niên

Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong chuyển đổi số

TTTĐ - Sáng 26/3, đúng ngày kỷ niệm 93 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên với chủ đề "Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia".
Thủ tướng sẽ đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số Đối thoại với Thanh niên

Thủ tướng sẽ đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

TTTĐ - Bộ Nội vụ vừa ban hành kế hoạch tổ chức chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm 2024 nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024).
Lãnh đạo quận Hoàng Mai giải đáp băn khoăn cho bạn trẻ Đối thoại với Thanh niên

Lãnh đạo quận Hoàng Mai giải đáp băn khoăn cho bạn trẻ

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Quận uỷ Hoàng Mai, Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại giữa đồng chí Bí thư Quận ủy với đoàn viên, thanh niên quận Hoàng Mai năm 2024.
Giúp các em nhỏ ổn định về tâm lý, sức khỏe tinh thần Đối thoại với Thanh niên

Giúp các em nhỏ ổn định về tâm lý, sức khỏe tinh thần

TTTĐ - Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương chú trọng các hoạt động trải nghiệm, trang bị kỹ năng sống, chăm sóc sức khỏe tinh thần, tư vấn tâm lý, cung cấp kiến thức, kỹ năng để các em ứng phó với những thay đổi tâm sinh lý; nghiên cứu, triển khai mô hình “Trường học hạnh phúc” trong các cơ sở giáo dục…
Để phát huy “Cán bộ là gốc của mọi công việc”… Đối thoại với Thanh niên

Để phát huy “Cán bộ là gốc của mọi công việc”…

TTTĐ - Làm cách nào để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn là câu hỏi đặt ra của nhiều bạn trẻ tại Diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn” do Ban Bí thư Trung ương Đoàn tổ chức chiều 14/3.
Thêm nhiều “Đào, Phở và Piano” để giáo dục truyền thống Đối thoại với Thanh niên

Thêm nhiều “Đào, Phở và Piano” để giáo dục truyền thống

TTTĐ - “Em thấy rằng, các bạn trẻ Gen Z không phải không thích lịch sử, mà vấn đề là cần giáo dục lịch sử một cách trực quan hơn, phong phú hơn để phù hợp với cách tiếp cận của giới trẻ”.
Xem thêm