Tag

Triển khai lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030

Thị trường - Tài chính 09/08/2024 07:18
aa
TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 8/8/2024 về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030.
Thúc tiến độ công trình trọng điểm, đảm bảo giải ngân đầu tư công Đánh giá khả năng hấp thụ vốn đầu tư công với các dự án TP Hồ Chí Minh đã giải ngân đầu tư công gần 12.000 tỷ đồng Ưu tiên bố trí vốn đầu tư công thực hiện các dự án phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Căn cứ Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương triển khai việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.

Đánh giá cụ thể kết quả đạt được, nêu rõ khó khăn, vướng mắc

Cụ thể, về đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung vào các nội dung: Thứ nhất, đánh giá việc ban hành văn bản, chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn trong quản lý đầu tư công của bộ, cơ quan, địa phương.

Thứ hai, tình hình phân bổ, giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 theo ngành, lĩnh vực, chương trình, nhiệm vụ, dự án theo từng nguồn vốn (vốn ngân sách Nhà nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư (nếu có)).

Thé ba, tình hình phân bổ, giao, điều chỉnh, giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công các năm 2021, 2022, 2023, ước thực hiện năm 2024, dự kiến kế hoạch năm 2025 theo từng nguồn vốn cho các nhiệm vụ, chương trình, dự án.

Thứ tư, tình hình huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác phục vụ cho đầu tư phát triển; tình hình thực hiện, giải ngân các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) trong giai đoạn 2021 - 2025 (bao gồm vốn ngân sách Nhà nước, vốn của nhà đầu tư).

Thứ 5, kết quả đạt được, hiệu quả đầu tư dự án, năng lực tăng thêm; đánh giá tính khả thi và dự kiến mức độ hoàn thành kế hoạch so với mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền giao trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 theo từng nguồn vốn.

Thứ sáu, nêu rõ hạn chế, khó khăn, vướng mắc; nguyên nhân (khách quan, chủ quan); trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bài học kinh nghiệm; đề xuất, kiến nghị (kể cả các giải pháp, kiến nghị về cơ chế chính sách cần triển khai trong thời gian còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 -2025 nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu đề ra - nếu có).

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Đánh giá tình hình sử dụng vốn đầu tư công của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội

Về đánh giá tình hình sử dụng vốn đầu tư công của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, Thủ tướng yêu cầu nêu rõ: Tổng số vốn đầu tư công của Chương trình được cấp có thẩm quyền giao cho bộ, cơ quan trung ương và địa phương; tình hình phân bổ, thực hiện, giải ngân vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình trong kế hoạch đầu tư công hằng năm và kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện, trách nhiệm của cá nhân, tập thể; bài học kinh nghiệm; đề xuất giải pháp, kiến nghị (nếu có).

Tập trung bố trí trọng tâm, trọng điểm để triển khai những nhiệm vụ, công trình, dự án lớn

Thủ tướng yêu cầu triển khai lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 với mục tiêu và định hướng đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030 nhằm thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển phục vụ cho việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030.

Các đơn vị tập trung bố trí trọng tâm, trọng điểm để triển khai những nhiệm vụ, công trình, dự án lớn, mang tính biểu tượng, xoay chuyển tình hình và chuyển trạng thái, đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại; không bố trí vốn dàn trải, manh mún. Đối với các địa phương, vốn đầu tư công được lập phù hợp với từng cấp chính quyền, từng cấp ngân sách, phạm vi địa giới hành chính và yêu cầu phát triển của các cấp địa phương. Số lượng dự án đầu tư vốn ngân sách Trung ương thực hiện trong giai đoạn 2026 – 2030 phải thấp hơn giai đoạn 2021 – 2025 định hướng khoảng 15 đến 20% tổng số lượng dự án; tập trung cho các dự án lớn quan trọng quốc gia và không mất nhiều thời gian làm thủ tục.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Thủ tướng yêu cầu quán triệt nguyên tắc, thứ tự ưu tiên bố trí, sử dụng vốn ngân sách nhà nước để dẫn dắt, khai thác tối đa các nguồn lực của các thành phần kinh tế khác; tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo phương thức đối tác công - tư để tập trung đầu tư phát triển, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, đặc biệt đối với các dự án có sức lan tỏa rộng và tác động lớn tới phát triển kinh tế; các dự án hạ tầng xã hội phục vụ cộng đồng dân sinh thuộc các ngành y tế, giáo dục, xã hội...

Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030: Ngân sách trung ương (bao gồm cả hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương) phải tập trung đầu tư vào các dự án quan trọng quốc gia, công trình, dự án lớn, có tính liên vùng, liên quốc gia, quốc tế, mang tính lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, vùng, quốc gia, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, kiên quyết khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải, kém hiệu quả.

Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, bộ, cơ quan trung ương và địa phương xác định nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng thực hiện trong giai đoạn 2026 - 2030 phù hợp với các mục tiêu, định hướng phân bổ nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030. Các đơn vị chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên các chương trình, nhiệm vụ, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện trong giai đoạn 2026 - 2030; không bố trí vốn dàn trải, manh mún...

Thủ tướng chỉ đạo tập trung bố trí vốn đầu tư công để hoàn thành, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, dự án đường cao tốc, dự án đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, dự án kết nối, có tác động liên vùng, liên quốc gia và liên quốc tế, dự án có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, chương trình, nhiệm vụ, dự án quốc phòng, an ninh, tư pháp, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao, bảo vệ chăm sóc sức khỏe Nhân dân, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh nguồn nước, chuyển đổi xanh. Các địa phương, đơn vị thanh toán toàn bộ nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 1 tháng 1 năm 2015 (nếu còn), thu hồi dứt điểm số dư vốn ứng trước phải thu hồi theo quy định tại Nghị quyết số 93/2023/QH15 ngày 22 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội (nếu còn).

Việc đầu tư bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng trong lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030. Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với đề cao trách nhiệm và kiểm tra, giám sát; giảm thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư công, tạo quyền chủ động cho các cấp, các ngành và nâng cao hiệu quả đầu tư.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Về việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương rà soát, dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030 theo từng nguồn vốn trong từng ngành, lĩnh vực cho nhiệm vụ, chương trình, dự án theo thứ tự ưu tiên dưới đây.

Thứ nhất, phân bổ đủ vốn để thanh toán hết số nợ đọng xây dựng cơ bản (phát sinh trước ngày 1/1/2015) theo quy định của Luật Đầu tư công (nếu còn).

Thứ hai, phân bổ đủ vốn để hoàn trả hết số vốn ứng trước kế hoạch (nếu còn).

Thứ ba, phân bổ đủ vốn cho dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài (bao gồm cả vốn đối ứng); vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư; dự án chuyển tiếp dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch; dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt (chưa hoàn thành trong kỳ kế hoạch).

Thứ tư, phân bổ vốn để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch, rà soát, điều chỉnh quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch và Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021-2030.

Thứ năm. phân bổ vốn chuẩn bị đầu tư (làm rõ vốn chuẩn bị đầu tư dự án dự kiến khởi công mới trong giai đoạn 2026 - 2030, vốn bố trí cho nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư cho dự án dự kiến khởi công mới trong giai đoạn 2031 - 2035).

Thứ sáu, phân bổ vốn cho dự án khởi công mới đáp ứng yêu cầu quy định của Luật Đầu tư công.

Thứ bảy, phân bổ vốn cho cấp bù chênh lệch lãi suất, phí quản lý, cấp vốn điều lệ cho ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Bộ ngành, địa phương lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 trước ngày 30/9

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, thời gian, tiến độ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 trước ngày 15 tháng 8 năm 2024; xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030, trình cấp có thẩm quyền theo quy định trước ngày 20 tháng 9 năm 2024.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan báo cáo Chính phủ dự kiến khả năng cân đối ngân sách nhà nước cho chi đầu tư phát triển trong giai đoạn 2026 - 2030 trước ngày 15 tháng 1 năm 2025.

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện rà soát, tổng hợp nhu cầu vốn, lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 9 năm 2024.

Văn Thiêm

Đọc thêm

Mát lạnh ngày hè, chạm NAPAS Apple Pay giảm đến 50% tại KOI Thé Thị trường - Tài chính

Mát lạnh ngày hè, chạm NAPAS Apple Pay giảm đến 50% tại KOI Thé

TTTĐ - Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) hợp tác cùng thương hiệu trà sữa nổi tiếng KOI Thé triển khai chương trình khuyến mãi hè sảng khoái, giảm đến 50% giá trị đơn hàng khi thanh toán bằng thẻ NAPAS qua Apple Pay, áp dụng từ 1/7 đến 31/8/2025.
Bảo đảm thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn Thị trường - Tài chính

Bảo đảm thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn

TTTĐ - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 27/6/2025 về việc bảo đảm thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn khi sắp xếp đơn vị hành chính và triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại trong thực hiện Nghị quyết 68 Thị trường - Tài chính

Phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại trong thực hiện Nghị quyết 68

TTTĐ - Nghị quyết 68 đã tạo ra cú hích lớn, nhưng để đi vào cuộc sống, cần sự phối hợp đồng bộ giữa Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chính bản thân doanh nghiệp (DN). Khi hệ thống ngân hàng thay đổi phương thức tiếp cận vốn, khi DN chủ động minh bạch và quản trị hiệu quả, mục tiêu đưa kinh tế tư nhân thành động lực phát triển bền vững sẽ khả thi hơn bao giờ hết.
Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế ở TP HCM, Đà Nẵng Thị trường - Tài chính

Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế ở TP HCM, Đà Nẵng

TTTĐ - Các chính sách đặc thù áp dụng trong Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, trong đó có các chính sách về ngoại hối, hoạt động ngân hàng; tài chính, phát triển thị trường vốn; thuế; phí, lệ phí; chính sách đối với nhà đầu tư chiến lược... đã được Quốc hội thông qua.
Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, lãi suất 0% Thị trường - Tài chính

Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, lãi suất 0%

TTTĐ - Thẩm quyền cho vay đặc biệt lãi 0%/năm mà không có tài sản đảm bảo sẽ được chuyển từ Thủ tướng cho Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Bà Rịa - Vũng Tàu vững vàng bước vào thời đại mới Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu vững vàng bước vào thời đại mới

TTTĐ - Từ vùng đất trẻ nhiều thử thách, sau 34 năm bền bỉ vươn lên, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bứt phá mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế năng động, hiện đại. Với nền tảng vững vàng, khát vọng lớn và tư duy đổi mới, tỉnh đang tự tin bước vào thời đại phát triển toàn diện, bền vững.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thu ngân sách đạt gần 48.000 tỷ đồng Nhịp sống phương Nam

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thu ngân sách đạt gần 48.000 tỷ đồng

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh tế vẫn đang chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước, Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn duy trì được sự ổn định về thu – chi ngân sách Nhà nước trong 6 tháng đầu năm 2025. Đặc biệt, địa phương tiếp tục thể hiện nỗ lực quyết liệt trong việc đẩy mạnh chi đầu tư phát triển, tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong những tháng cuối năm.
Tài chính xanh cho phát triển bền vững Thị trường - Tài chính

Tài chính xanh cho phát triển bền vững

TTTĐ - Ngày 26/6/2025, Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội (FBU) và Trường Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga (FinU) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Tài chính xanh cho phát triển bền vững”.
Doanh nghiệp thương mại điện tử: Nắm vững chính sách để phát triển bền vững Thị trường - Tài chính

Doanh nghiệp thương mại điện tử: Nắm vững chính sách để phát triển bền vững

TTTĐ - Chiều ngày 25/6/2025, tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX), Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) đã phối hợp cùng TikTok Việt Nam, Ngân hàng BIDV và các đơn vị tư vấn vận hành thương mại điện tử tổ chức chương trình đào tạo với chủ đề “Kinh doanh dài lâu - Bắt đầu từ luật”. Chương trình nhằm nâng cao nhận thức và năng lực tuân thủ pháp luật trong môi trường số đang ngày càng phát triển.
Dọn sạch "chợ online”, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Thị trường - Tài chính

Dọn sạch "chợ online”, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt

TTTĐ - Sự bùng nổ của thương mại điện tử đã trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho những hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. Không những làm thất thu ngân sách Nhà nước, những hành vi này còn trực tiếp đe dọa sức khỏe cộng đồng và uy tín của các doanh nghiệp chân chính. Quyết tâm dọn sạch "chợ online" đang được triển khai đồng bộ trên toàn quốc, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh.
Xem thêm