Tag

Trường học hạnh phúc: Nơi cảm hoá, yêu thương và chia sẻ

Giáo dục 20/10/2023 19:56
aa
TTTĐ - Ngày 20, 21/10, tại Bảo tàng Hà Nội, nhiều hiệu trưởng tâm huyết và tiên phong cùng họp mặt để trao đổi và thảo luận, từ đó tìm ra con đường xây dựng Trường học hạnh phúc cho chính mình và học trò.
Hà Nội tiếp tục xây dựng bộ tiêu chí trường học hạnh phúc ở các cấp học Hà Nội tiếp tục xây dựng bộ tiêu chí trường học hạnh phúc ở các cấp học

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội sẽ tiếp tục xây dựng bộ tiêu chí trường học hạnh phúc ở các ...

Hội thảo “Trường học hạnh phúc - Con đường chúng ta đi” do Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT phối hợp với Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hà Nội tổ chức. Sự kiện đã thu hút khoảng 500 hiệu trưởng trên cả nước tham dự.

Hội thảo là diễn đàn chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm thực tế để xây dựng trường học hạnh phúc trong cộng đồng các trường học tại Việt Nam. Từ đó cùng thảo luận, kết nối và xây dựng cộng đồng các trường học mong muốn đưa “hạnh phúc” vào trong nhà trường.

Trường học hạnh phúc: Nơi cảm hoá, yêu thương và chia sẻ
KHoảng 500 hiệu trưởng trên toàn quốc tham dự Hội thảo "Trường học hạnh phúc - Đường chúng ta đi"

Giáo dục không phải là đào tạo ra những trò giỏi…

Hiện nay, khái niệm “Trường học hạnh phúc” đang trở thành mục tiêu hướng tới của tất cả các cơ sở giáo dục trên cả nước. Tuy nhiên, để vận hành được khái niệm này trong việc dạy và học, mỗi hiệu trưởng, giáo viên phải có cách nhìn nhận đúng.

Theo Nhà giáo, TS. Nguyễn Văn Hòa, người sáng lập ra hệ thống giáo dục chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm – Hà Nội: “Khi mới thành lập trường, tôi luôn nghĩ, trường học chân chính là nơi đào tạo ra học trò giỏi. Thành công của giáo dục là đào tạo nên những học sinh xuất chúng, những nhân tài”.

Tuy nhiên, sau những thực tế tiêu cực phải đối mắt do áp lực đào tạo ra học sinh giỏi, TS. Nguyễn Văn Hoà đã nhận ra, đó là suy nghĩ sai lầm.

Nhà giáo, TS. Nguyễn Văn Hoà chia sẻ câu chuyện của mình về Trường học hạnh phúc
Nhà giáo, TS. Nguyễn Văn Hoà chia sẻ câu chuyện của mình về Trường học hạnh phúc

Vấn đề này cũng đang là suy nghĩ của nhiều hiệu trưởng hiện nay. Với giáo viên, cũng không ít người đang mang trong mình tư tưởng “thương cho roi cho vọt”, có những cô giáo trẻ đi dạy học nuôi dưỡng ước mơ đào tạo được nhiều học sinh giỏi, bản thân trở thành giáo viên nổi tiếng vì có học sinh đạt giải cao…

Dạy học trò thành người tốt

Theo Luật Giáo dục năm 2019: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, trí thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân, có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội…”.

Cũng chính vì mục tiêu phát triển con người toàn diện, nên trong trường học, không chỉ riêng vấn đề học tập mà còn cần phát triển nhiều năng lực của học sinh. Theo các ý kiến tại hội thảo, trường học cần tạo môi trường lý tưởng để phát huy các điểm mạnh của học sinh.

Tiết học Hạnh phúc lớp 8A5 Trường THCS Nguyễn Trãi (Ba ĐÌnh)
Tiết học Hạnh phúc lớp 8A5 Trường THCS Nguyễn Trãi (Ba ĐÌnh)

TS. Nguyễn Văn Hoà cũng cho rằng, thầy cô nên làm cho việc học tập không còn là “nỗi khiếp sợ”, không còn là “cực hình”, trái lại, hãy làm cho học sinh thấy vui khi đến trường, lúc đó trẻ sẽ chịu học, thích học, các em sẽ dần tiến bộ.

Theo PGS.TS Lê Văn Hảo, Nguyên Phó viện trưởng Viện Tâm lý học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Chuyên gia tâm lý giáo dục, trường học hạnh phúc là chinh phục được học sinh. Quan điểm của thầy Lê Văn Hảo, không có học sinh hư, trách nhiệm của thầy cô là kết nối ấm áp và chuyển hóa, giúp các em thay đổi dựa trên điểm mạnh và tích cực.

Người thầy là người truyền cảm hứng

Nhiều ý kiến cho rằng, giáo dục chính là khám phá ra điểm mạnh của học sinh. Từ thực tế tại trường mình, TS. Nguyễn Văn Hoà nhận định: “Tôi nhận thấy 80 đến 90% học sinh của tôi không thích hợp để trở thành học sinh giỏi - theo nghĩa “một bồ kiến thức”, trở thành “trí thức”, trở thành “nhân tài”.

Tôi cho rằng, điều các con cần là học nhiều những giá trị và kỹ năng khác nhau của cuộc đời để sau này trở thành người lao động có học, làm việc chăm chỉ, biết sống và sống như một con người thực sự - một con người bình thường biết trân trọng hạnh phúc dù nhỏ bé mà cuộc đời đã trao cho, bằng chính sức lao động của mình…”.

Tiết học Đồng cảm và các cấp độ lắng nghe của thầy trò quận Ba Đình
Tập huấn Tiết học Đồng cảm và các cấp độ lắng nghe của thầy cô quận Ba Đình

Để xây dựng được một môi trường hạnh phúc, nhiều chuyên gia cho rằng, giáo viên không chỉ dạy học mà còn là một nhà tâm lý, là người truyền cảm hứng. Bởi học sinh phổ thông ở mỗi giai đoạn độ tuổi có những đặc điểm tâm lý rất đặc trưng. Thầy cô giáo không hiểu được tâm lý của trẻ thì sẽ không thấu hiểu cảm xúc, từ đó thiếu đi sự đồng cảm, yêu thương, không thể giúp trẻ học và phát triển bản thân.

Điều quan trọng, giáo viên trở thành nhà tâm lý còn là để hiểu chính con người mình - hiểu điểm mạnh – điểm cần phát triển – để sống hài hòa với bản thân – từ đó xây dựng đời sống và công việc hạnh phúc cho mình.

Trường học hạnh phúc không phải là một khái niệm cũng không phải là một mô hình. Trường học hạnh phúc là cách thức vận hành một trường học để thực hiện được mục tiêu giáo dục “vì sự tiến bộ của con người học sinh”. Nơi đây là một bầu không khí nóng ấm trong mối quan hệ giữa con người và con người, là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên đều thấy an toàn, yêu thương, tôn trọng và được hiểu, được có giá trị. Học sinh cảm nhận được hạnh phúc và trở thành động lực nội tại, các em hứng thú học tập, sáng tạo, từ đó mỗi trò đều tiến bộ và nên người.

Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục:

Mong muôn Hạnh phúc phải là điều cần thực hiện một cách tốt đẹp nhất, nhưng hạnh phúc lại phụ thuộc vào việc làm của chúng ta và chúng ta làm cho chúng ta hạnh phúc, làm cho những người xung quanh hạnh phúc, đó là mục tiêu mà Trường học hạnh phúc của chúng ta hướng đến.

Cách đây 4 năm, Bộ GD&ĐT đã phát động cuộc vận động xây dựng Trường học hạnh phúc. Sau 4 năm, “Trường học hạnh phúc” đã trở thành cụm từ rất quen thuộc. Mô hình Trường học hạnh phúc cũng đa dạng, khác nhau… Có thể nói Trường học hạnh phúc đã đem lại hiệu quá rất đáng trân trọng trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên khi chúng ta xây dựng trường học hạnh phúc với những tiêu chí như vậy cũng đang xuất hiện nhiều xu hướng khác nhau, có những xu hướng không phù hợp với mục tiêu, với mong muốn của Đảng, Nhà nước về hệ thống giáo dục.

Chính vì vậy tại thời điểm này, một mặt chúng ta phải đẩy mạnh xây dựng Trường học hạnh phúc, đồng thời xác định mô hình, cách làm, giá trị cốt lõi của Trường học hạnh phúc để có sự thống nhất trong định hướng quản lý từ cơ quản quản lý cao nhất đó là Bộ GD&ĐT.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong tim giáo viên, học sinh Thủ đô Giáo dục

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong tim giáo viên, học sinh Thủ đô

TTTĐ - Bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Nội nguyện nỗ lực, phấn đấu học tập và rèn luyện để góp phần xây dựng Thủ đô và đất nước.
Thầy trò trường cũ xúc động viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin tức

Thầy trò trường cũ xúc động viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - 7h sáng 25/7, tập thể thầy và trò trường THPT Nguyễn Gia Thiều, quận Long Biên, Hà Nội đã thực hiện Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - cựu học sinh của trường niên khoá 1957-1963 với lòng kính trọng và tiếc thương vô hạn.
Giáo viên Thủ đô lan toả tinh thần đổi mới, sáng tạo Giáo dục

Giáo viên Thủ đô lan toả tinh thần đổi mới, sáng tạo

TTTĐ - Trong xu thế đổi mới toàn diện ngành Giáo dục, nhiều tấm gương nhà giáo tiêu biểu với những đề tài tâm huyết trong sự nghiệp giáo dục đã được công nhận, vinh danh, từ đó đã lan tỏa tinh thần đổi mới, sáng tạo tới nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Cần quan tâm đặc biệt đến giáo dục mầm non Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Cần quan tâm đặc biệt đến giáo dục mầm non

TTTĐ - Giáo dục mầm non được đánh giá là cấp học khó nhất, ở cả việc chăm sóc trẻ và tính tích hợp các khoa học giáo dục.
Chú trọng giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non Giáo dục

Chú trọng giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non

TTTĐ - Đó là một trong những nhiệm vụ được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề ra tại Hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 với giáo dục Mầm non tổ chức sáng 23/7.
Đã tìm được Quán quân mùa đầu tiên cuộc thi truyền hình về điện Giáo dục

Đã tìm được Quán quân mùa đầu tiên cuộc thi truyền hình về điện

TTTĐ - Trường THCS Nam Sài Gòn, Quận 7 đã giành chiến thắng ngoạn mục cuộc thi truyền hình “Kilowatt? - Học sinh chung tay sử dụng điện an toàn, tiết kiệm”.
Teen Hà Nội thỏa sức sáng tạo tại trại hè tranh biện song ngữ Giáo dục

Teen Hà Nội thỏa sức sáng tạo tại trại hè tranh biện song ngữ

TTTĐ - Trại hè tranh biện song ngữ Camp Aletheia 2024 vừa diễn ra tại trường Tiểu học - THCS Sunshine Maple Bear.
Quyết tâm tháo gỡ vướng mắc liên quan đến Dự án xây dựng Trường Đại học Việt-Nhật Giáo dục

Quyết tâm tháo gỡ vướng mắc liên quan đến Dự án xây dựng Trường Đại học Việt-Nhật

TTTĐ - Chiều 22/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tiếp Cố vấn Đặc biệt Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật-Việt Takebe Tsutomu, người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam.
Điểm sàn xét tuyển của Đại học Y Hà Nội tăng nhẹ Giáo dục

Điểm sàn xét tuyển của Đại học Y Hà Nội tăng nhẹ

TTTĐ - Trường Đại học Y Hà Nội vừa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) năm 2024.
21 điểm được nộp hồ sơ xét tuyển vào Học viện Ngân hàng Giáo dục

21 điểm được nộp hồ sơ xét tuyển vào Học viện Ngân hàng

TTTĐ - Học viện Ngân hàng vừa thông báo về mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Xem thêm