Tag

Truyền sinh khí cho di sản kiến trúc trong dòng chảy đương đại

Nghệ thuật 13/11/2024 17:30
aa
TTTĐ - “Truyền sinh khí cho di sản kiến trúc trong dòng chảy đương đại” là cuộc đối thoại thú vị giữa kiến trúc, lịch sử, ký ức cộng đồng với các không gian di sản kiến trúc tinh hoa của Thủ đô trong hành trình từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.
Chiêm ngưỡng “Sắc màu di sản” qua lăng kính trang phục Người trẻ “đánh thức” tiềm năng di sản Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

Nền tảng tinh thần và vật chất để xây dựng thành phố sáng tạo

Được UNESCO ghi danh vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo trên thế giới, Hà Nội đã và đang từng bước chuyển động theo hướng "lấy sự sáng tạo và coi nền kinh tế sáng tạo làm cốt lõi trong tiến trình phát triển thành phố năng động, toàn diện và bền vững”.

Trong quá trình ấy, di sản văn hoá vừa là nền tảng tinh thần và vật chất để xây dựng thành phố sáng tạo, vừa chính là một nhân tố tham gia trực tiếp vào việc tạo lập các không gian sáng tạo.

Những công trình kiến trúc
Toà nhà Bắc Bộ Phủ (nay là Nhà khách Chính phủ) được xây dựng vào năm 1918, trên phần đất của chùa Báo Ân xưa, là một công trình tiêu biểu của phong cách kiến trúc cổ điển Pháp

Các di sản văn hoá nói chung và các di tích kiến trúc nói riêng thường là nơi sinh hoạt văn hoá của cộng đồng, do cộng đồng tạo dựng, nuôi dưỡng, lưu truyền… nên nếu thích ứng tốt với xã hội đương đại sẽ có vai trò thu hút, thúc đẩy các hoạt động cộng đồng, tận dụng sự sáng tạo của mọi tầng lớp trong xã hội.

Với vị thế trung tâm đất nước hơn một thiên niên kỷ, Hà Nội là một tập hợp các dấu tích vật chất muôn vẻ, trong đó những công trình kiến trúc tạo ra một khối di sản làm nên diện mạo hấp dẫn của đô thị.

Đặc biệt, các công trình trên trục phố Lý Thái Tổ - Lê Thánh Tông - Tràng Tiền có ý nghĩa đặt nền móng cho một Hà Nội mang hình thái hiện đại, trải từ cuối thế kỷ 19 đến nửa sau thế kỷ 20.

Truyền sinh khí cho di sản kiến trúc trong dòng chảy đương đại
“Trơ gan cùng tuế nguyệt”, đến nay những di sản kiến trúc này đóng vai trò ra sao trong sự phát triển đương đại cũng phản ánh sự ứng xử với bản sắc hình hài Hà Nội? Ứng xử thế nào với những di sản kiến trúc này trong hành trình xây dựng cộng đồng sáng tạo trong thành phố sáng tạo?

Cuộc tọa đàm “Di sản kiến trúc trong Thành phố sáng tạo” diễn ra sáng 13/11 tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội có thông điệp “Truyền sinh khí cho di sản kiến trúc trong dòng chảy đương đại”.

Đây là cuộc đối thoại giữa các chuyên gia kiến trúc, lịch sử, ký ức cộng đồng với các không gian di sản kiến trúc tinh hoa của Thủ đô trong hành trình từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.

KTS Hoàng Thúc Hào - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam
KTS Hoàng Thúc Hào - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam phát biểu tại buổi tọa đàm

KTS Hoàng Thúc Hào - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam nhận định: "Những điểm nhìn mang tính hệ thống của các nhà nghiên cứu kiến trúc cũng như những giải pháp đem lại sức sống cho các di sản này được trao đổi, thảo luận, góp phần tạo ra một cộng đồng tri thức, chia sẻ hiểu biết về di sản từ chính những chủ nhân của thành phố - những con người đang sống ở Hà Nội hôm nay".

Cuộc tọa đàm “Di sản kiến trúc trong Thành phố sáng tạo” có sự tham gia của GS, TS, KTS Hoàng Đạo Kính - một “hiệp sĩ” trong công tác bảo tồn di tích; KTS Phạm Tuấn Long - Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm - người luôn có những cách tiếp cận rất mới trong công tác quản lý đô thị và bảo tồn các di sản kiến trúc.

Các khách mời tham gia tọa đàm
Các khách mời tham gia tọa đàm

Bên cạnh đó, các nghệ sĩ trẻ như: Nguyễn Thế Sơn, Đỗ Thu Vân; các kiến trúc sư cũng rất trẻ nhưng đã có những nghiên cứu và thực hành sáng tạo rất đáng ghi nhận: KTS Nguyễn Hồng Quang, nhà văn - KTS Nguyễn Trương Quý.

Kết nối, tạo sức sống lâu bền

Tại buổi tọa đàm, khán giả được đến với những cách tiếp cận mới của các chuyên gia, từ các góc nhìn đa dạng từ các kiến trúc sư chuyên ngành bảo tồn, nhà quản lý, tác giả các pavilion, tuyến di sản kiến trúc và nghệ sĩ trong sự tương tác với kiến trúc, không gian đô thị và những tác phẩm nghệ thuật.

KTS Hoàng Thúc Hào nhận định rằng công nghiệp sáng tạo đang trở thành động lực, nhân tố chính trong phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội. Trải qua 4 kỳ lễ hội, giới chuyên môn nhận thấy di sản văn hóa luôn luôn được quan tâm.

Truyền sinh khí cho di sản kiến trúc trong dòng chảy đương đại
Tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024, các công trình kiến trúc được "đánh thứ" và thu hút đông đảo khách tham quan

Dù vậy, cần phải tính đến yếu tố bền vững và trở thành động lực thu hút, thúc đẩy sự sáng tạo lâu dài và có ích với cộng đồng.

"Làm sao để việc phát huy di sản có tính chiến lược? Làm sao để sau 1 tuần lễ hội chúng ta không phải “đóng gói” tác phẩm rồi không biết cất đâu? Làm sao để có một kịch bản đồng bộ có khả năng kết nối các năm, năm nay kế thừa cho năm sau?”, KST Hoàng Thúc Hào nêu vấn đề.

Câu hỏi của Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam được các khách mời với từng chuyên môn của mình trả lời rất cụ thể. KTS Nguyễn Hồng Quang thông tin rằng rút kinh nghiệm của những Lễ hội trước, năm nay Ban Tổ chức đã dành một khoảng thời gian dài để nghiên cứu làm sao có được những tác phẩm có tính bền vững.

Truyền sinh khí cho di sản kiến trúc trong dòng chảy đương đại
Pavilion "Hàng lang thơ ngây" tại Cung Thiếu nhi Hà Nội

Theo đó, các pavilion năm nay được làm tiết chế hơn, đặt để trong những không gian ổn định, có thể tiếp cận người xem lâu hơn. “Hành lang thơ ngây” được đặt tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, “Dòng” ở Vườn hoa Diên Hồng và Bắc Bộ Phủ, “Rồng rắn lên mây” đặt tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Các công trình biểu tượng được sắp đặt ở vị trí tương tác với di sản, thay vì đứng độc lập, tạo ra cuộc đối thoại với di sản và tạo sức sống cho chính các di sản đó.

Thông qua đó, các nhà sáng tạo muốn viết tiếp câu chuyện sáng tạo kết nối với quá khứ, nhằm tạo ra thể thống nhất giữa truyền thống và hiện đại, có sự kế thừa và phát triển và cũng tạo ra cuộc đối thoại liên thế hệ.

Truyền sinh khí cho di sản kiến trúc trong dòng chảy đương đại

Giám tuyển Vân Đỗ cũng cho biết tại Cung thiếu nhi Hà Nội có những tác phẩm chỉ mang tính thời điểm, cũng có những tác phẩm sẽ được để lại làm sân chơi cho thiếu nhi sau lễ hội.

Ông Phạm Tuấn Long - Chủ tịch UBND Quận Hoàn Kiếm cũng nêu ý kiến cần phải có sự phối hợp của nhiều đơn vị trong việc vận hành, khai thác các tác phẩm sau lễ hội.

Trên cơ sở kế thừa các nội dung về văn hoá tại Điều 11 Luật Thủ đô năm 2012, Điều 21 Luật Thủ đô năm 2024 xác định cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đối với các khu vực: Ba Đình; hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây; các di tích lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh; các di tích được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới (như Di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám…).

Tại Cung Thiếu nhi, sau khi lễ hội kết thúc sẽ có những
Tại Cung Thiếu nhi, sau khi lễ hội kết thúc sẽ có những tác phẩm được để lại làm sân chơi

Bên cạnh đó là các di tích cấp quốc gia, cấp quốc gia đặc biệt, bảo vật quốc gia, di sản văn hóa phi vật thể thuộc danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn thành phố; di tích cấp thành phố; di sản văn hóa trong danh mục được kiểm kê; phố cổ, làng cổ, làng nghề, làng có nghề truyền thống tiêu biểu; công trình kiến trúc có giá trị.

Chính vì thế, ông Phạm Tuấn Long bày tỏ hy vọng rằng Luật Thủ đô sẽ mở ra nhiều hướng trong hợp tác, khai thác sử dụng hiệu quả các không gian di sản, cũng như những tác phẩm độc đáo hơn nữa để di sản kiến trúc được "truyền sinh khí" và có tính kết nối, có sức sống lâu bền trong dòng chảy đương đại.

Đọc thêm

Khắc họa tầm vóc, giá trị di sản của Bác Hồ trong lịch sử dân tộc và thời đại... Nghệ thuật

Khắc họa tầm vóc, giá trị di sản của Bác Hồ trong lịch sử dân tộc và thời đại...

TTTĐ - Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại” khắc họa tầm vóc, giá trị di sản của Người trong lịch sử dân tộc và thời đại, thể hiện sự tôn kính và lòng biết ơn vô hạn đối với vị lãnh tụ đã dành trọn đời mình cho tự do, độc lập của dân tộc và hạnh phúc của Nhân dân.
Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh Nghệ thuật

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

TTTĐ - Cùng với các hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), thành phố còn tổ chức kỷ niệm 114 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2025).
Đề xuất đưa dân ca Hrê vào danh sách di sản quốc gia Nghệ thuật

Đề xuất đưa dân ca Hrê vào danh sách di sản quốc gia

TTTĐ - Để phát huy những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc, UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) xem xét, đưa hai loại hình dân ca truyền thống đặc sắc của dân tộc Hrê là Hát Ta lêu và Hát Ca chôi vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể quốc gia.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025 Nghệ thuật

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025

TTTĐ - Tối 15/5, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An phối hợp với Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch long trọng tổ chức Lễ khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và khánh thành tượng đài “Bác Hồ về thăm quê” với sự tham dự của Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương.
Nghệ thuật khắc họa sự nghiệp cách mạng cao cả của Bác Hồ Nghệ thuật

Nghệ thuật khắc họa sự nghiệp cách mạng cao cả của Bác Hồ

TTTĐ - Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người" khắc họa hành trình cuộc đời và sự nghiệp cách mạng cao cả của Bác Hồ thông qua nghệ thuật. Khán giả tràn ngập niềm xúc động, rưng rưng lòng biết ơn và niềm tự hào dân tộc với những tiết mục về Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu.
Lễ hội Làng Sen và vai trò giáo dục đạo đức công dân Nghệ thuật

Lễ hội Làng Sen và vai trò giáo dục đạo đức công dân

TTTĐ - Lễ hội Làng Sen - một hoạt động văn hóa thường niên tại Nghệ An nhân dịp kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - không chỉ là dịp tưởng nhớ vị lãnh tụ kính yêu mà còn là một không gian giáo dục đạo đức đặc biệt, nuôi dưỡng lòng yêu nước và trách nhiệm công dân trong bối cảnh xã hội hiện đại.
Xúc động những lời ca dâng Bác Văn hóa

Xúc động những lời ca dâng Bác

TTTĐ - Tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề: “Quà tháng 5 dâng Người”. Những giai điệu trong chương trình đã thể hiện sự tri ân sâu nặng và niềm kính yêu vô hạn của Nhân dân cả nước đối với Bác Hồ.
Khúc trữ tình lịch sử ngợi ca đất thiêng Ninh Bình Nghệ thuật

Khúc trữ tình lịch sử ngợi ca đất thiêng Ninh Bình

TTTĐ - “Miền lau trắng ta về” là tác phẩm âm nhạc mới của nhà báo, nhạc sĩ Tào Khánh Hưng do ca sĩ Đỗ Thuỷ thể hiện, là bản hoan ca vừa sâu lắng vừa hào sảng về miền đất cố đô Hoa Lư - Ninh Bình ngàn năm văn hiến.
Ấn tượng với khả năng trình diễn thời trang của Đàm Thủy Tiên Giải trí

Ấn tượng với khả năng trình diễn thời trang của Đàm Thủy Tiên

TTTĐ - Mới đây, tại TP Từ Sơn, Bắc Ninh đã diễn ra fashion show "Tinh hoa Kinh Bắc"với sự góp mặt của hơn 10.000 khán giả. Trong không gian nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc, Đàm Thủy Tiên gây bất ngờ khi sải bước vedette cùng 4 Hoa hậu đình đám: Lê Hoàng Phương, Lê Nguyễn Bảo Ngọc, Võ Lê Quế Anh và Đoàn Thiên Ân.
Rực rỡ sắc màu văn hóa Việt Nam cùng cung rước xá lợi Phật Văn hóa

Rực rỡ sắc màu văn hóa Việt Nam cùng cung rước xá lợi Phật

TTTĐ - Những sắc màu văn hóa Việt rực rỡ tô điểm thêm nét đẹp đầy bản sắc dân tộc cho lễ cung rước xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại Hà Nội. Buổi lễ đã trở thành ngày hội để biểu thị lòng kính ngưỡng Phật pháp, nơi muôn triệu trái tim cùng nhất tâm hướng thiện, xây dựng đại đoàn kết cho thế giới hòa bình, an lạc.
Xem thêm