Tag

Từng bước tháo gỡ khó khăn cho các hợp tác xã nông nghiệp

Nông thôn mới 01/12/2023 10:15
aa
TTTĐ - Thời gian qua, các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã trở thành cầu nối đưa sản phẩm của địa phương đến với thị trường trong và ngoài tỉnh. Cùng với sự nỗ lực, nhạy bén trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã, tỉnh cũng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động, sản xuất, tích cực hỗ trợ, tiếp sức cho hợp tác xã, người dân phát triển kinh tế.
Kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã Nâng cao hiệu quả hợp tác xã nông nghiệp gắn với liên kết chuỗi Phát triển hợp tác xã nông nghiệp bền vững gắn với tăng trưởng xanh Hướng đi tất yếu của hợp tác xã nông nghiệp

Hỗ trợ kịp thời cho các hợp tác xã

Theo báo cáo của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn, đến nay tỉnh có 478 hợp tác xã đăng ký hoạt động với tổng số vốn điều lệ 1.017,52 tỷ đồng; số thành viên tham gia vào hợp tác xã là 5.752 người; tổng số lao động (gồm cả thành viên) thường xuyên trong hợp tác xã là 7.963 người.

Bắt nhịp với tiến trình sản xuất hữu cơ, nông sản sạch, kinh tế hàng hóa, một số hợp tác xã đã thay đổi hoạt động theo phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị; nhiều hợp tác xã đã tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh để bắt kịp xu hướng phát triển…

Tuy nhiên, các hợp tác xã nông - lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, nguồn vốn hạn hẹp, nhiều hợp tác xã chưa có phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế… Đặc biệt, ảnh hưởng từ đợt dịch COVID -19 trong những năm vừa qua khiến các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vốn đã yếu lại càng thêm “đuối”.

Trước thực trạng đó, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã hoat động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nổi bật là việc gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với hợp tác xã để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, vướng mắc của hợp tác xã, từ đó đưa ra các giải pháp tháo gỡ kịp thời, giúp các hợp tác xã từng bước khắc phục khó khăn, vươn lên phát triển.

Từng bước tháo gỡ khó khăn cho các hợp tác xã nông nghiệp
Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện có 334 hợp tác xã đăng ký hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp

Ông Nguyễn Văn Võ, Giám đốc Hợp tác xã quế, thạch Tân Hòa, huyện Bình Gia cho biết: Hợp tác xã hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực ươm giống cây lâm nghiệp. Để từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hợp tác xã có ý định đầu tư nhà xưởng, máy móc để phát triển thêm hoạt động chế biến lâm sản, tuy nhiên hợp tác xã vướng thủ tục về đất đai do chưa phù hợp quy hoạch.

“Tại Hội nghị lãnh đạo UBND tỉnh gặp mặt hợp tác xã được tổ chức vào tháng 3/2023, hợp tác xã đã nêu vướng mắc về đất đai của mình. Ngay sau đó, lãnh đạo UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND huyện Bình Gia kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ hợp tác xã làm các thủ tục chuyển đổi theo đúng quy định. Đến nay, vướng mắc của hợp tác xã được giải quyết và hợp tác xã đang làm các thủ tục tiếp theo để được hưởng hỗ trợ theo dự án để phát triển sản xuất với số tiền khoảng 1,6 tỷ đồng”, ông Nguyễn Văn Võ chia sẻ.

Tạo mọi nguồn lực cho các hợp tác xã phát triển

Theo ông Liễu Xuân Du, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn, mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định song trên thực tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trong đó tỷ lệ hợp tác xã hoạt động trung bình, yếu còn cao.

Do đó, từ năm 2022 trở lại đây, các cấp, ngành liên quan đã tổ chức nhiều hội nghị gặp mặt, đối thoại trực tiếp với các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh để lắng nghe những khó khăn, vướng mắc và kịp thời đưa ra giải pháp tháo gỡ.

Từng bước tháo gỡ khó khăn cho các hợp tác xã nông nghiệp
Các hợp tác xã nông nghiệp đã trở thành cầu nối đưa sản phẩm của địa phương đến với thị trường trong và ngoài tỉnh

Cụ thể, các cấp, ngành liên quan trên địa bàn tỉnh đã tổ chức được 12 hội nghị gặp mặt đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp, hợp tác xã với hơn 300 lượt đại diện hợp tác xã nông nghiệp tham dự (những năm trước đó chỉ tổ chức 2-3 cuộc/năm). Qua các cuộc gặp mặt, đối thoại đã có 70 lượt ý kiến, kiến nghị của các hợp tác xã nông nghiệp. Những kiến nghị của hợp tác xã tại các chương trình đối thoại đã được các cấp, ngành liên quan giải đáp, đầy đủ, rõ ràng. Từ đó, giúp các hợp tác xã chủ động nắm bắt thông tin, ổn định phát triển sản xuất.

Ông Lý Việt Hưng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn cho biết: Thông qua các chương trình gặp mặt, đối thoại như vậy giúp các hợp tác xã vừa nắm thêm thông tin về các chính sách hỗ trợ, phát triển, vừa được cơ quan chuyên môn giải đáp vướng mắc, từ đó làm cơ sở để hợp tác xã từng bước khắc phục khó khăn, vươn lên phát triển.

Trong đó nổi bật là việc các cấp, ngành liên quan đẩy mạnh hỗ trợ, hướng dẫn các hợp tác xã tiếp cận với chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư, liên kết sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp… (từ năm 2022 đến nay, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ 22 hợp tác xã đưa trí thức trẻ về làm việc; 23 hợp tác xã vay vốn tại các ngân hàng thương mại; 24 hợp tác xã tiếp cận vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã …).

Từ đầu năm 2023, doanh thu bình quân của mỗi một hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được khoảng 450 triệu đồng; thu nhập bình quân người lao động đạt 3,5 - 4,5 triệu đồng/người/tháng, tăng 0,5 triệu đồng/người/tháng so với năm trước.

Nhờ sự hỗ trợ của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn, nhiều hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ đã có những bước chuyển mình, một số hợp tác xã với các sản phẩm OCOP đã vươn tầm với các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm ở cả trong và ngoài tỉnh. Ví dụ, hợp tác xã Nông sản sạch Tràng Định (huyện Tràng Định), hợp tác xã Thủy sản Lê Hồng Phong (huyện Bắc Sơn), hợp tác xã sản xuất na sạch Đồng Bành (huyện Chi Lăng)… đã có cả sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài.

Cũng chính từ các cuộc đối thoại giữa Liên minh Hợp tác xã và các hợp tác xã thành viên, nhiều hợp tác xã đã tự tin kiến nghị, đề xuất liên các chính sách liên quan để phát triển theo mô hình hợp tác xã kiểu mới và đặt mục tiêu đưa hàng nông sản Lạng Sơn xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường tiềm năng như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Xem thêm