Tag

Uể oải quay trở lại trường sau Tết, làm sao để trẻ lấy lại năng lượng?

Nhịp sống trẻ 31/01/2023 09:40
aa
TTTĐ - Trở lại trường sau một thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán, nhiều học sinh có tinh thần uể oải, ngại cầm sách. Phương pháp nào hữu ích để học sinh lấy lại tinh thần và năng lượng?
Hàng bún, phở "kín khách" mở hàng sau Tết Đảm bảo dinh dưỡng, sức khoẻ cho trẻ dịp sau Tết Sau Tết, người trẻ “giật mình” với cân nặng của bản thân

Chán nản, lười biếng khi quay trở lại trường

Sau gần chục ngày nghỉ lễ tết Nguyên Đán với nhiều hoạt động vui chơi, thư giãn, sau khi quay trở lại trường, nhiều học sinh mang tâm lý uể oải và chưa thực sự sẵn sàng để học tập.

Nghỉ tết là quãng thời gian, các bạn trẻ có thể tự thưởng cho mình những giấc ngủ nướng đến trưa, hay thức khuya đến 2,3 giờ sáng để xem phim mà không cần nghĩ về bài vở. Tết ở nhà được, các em cũng gia đình quây quần và chiều chuộng nên mọi hoạt động đều thoải mái.

Nhiều học sinh có tâm lý uể oải khi quay trở lại trường học sau dịp nghỉ Tết
Nhiều học sinh có tâm lý uể oải khi quay trở lại trường học sau dịp nghỉ Tết

Khi học sinh chính thức quay trở lại trường, nhiều bạn trẻ vẫn còn lưu luyến những dư âm của ngày Tết mà chưa muốn cầm sách vở trở lại.

Quỳnh Đan, học sinh lớp 8, THCS tại Lý Thường Kiệt (Long Biên) chia sẻ: “Ở nhà mấy ngày Tết rất thoải mái, em không phải dậy sớm đi học, chuẩn bị sách vở, bài cũ hay bài kiểm tra.

Vì thế em thường ngủ nướng, ăn uống không đúng giờ, ban đêm lại xem phim, tranh thủ làm những điều mình thích... Tối mùng 5 em phải chuẩn bị bài vở để quay trở lại trường, em thấy mệt mỏi, không tập trung, ước gì quay trở lại 29 tết để được nghỉ nữa. Nghĩ đến việc phải quay trở về guồng quay dậy sớm đi học, ôn tập bài vở mà thấy nản”.

Theo chuyên gia tâm lý, hội chứng chán học sau Tết là biểu hiện thường thấy của nhiều lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là học sinh mầm non và cấp tiểu học và THCS

Uể oải quay trở lại trường sau Tết, làm sao để trẻ lấy lại năng lượng?

Hội chứng này một phần do cha mẹ cho con hưởng thụ ngày Tết thoải mái, xả láng mà quên nhắc nhở các con liên quan đến việc học tập và giờ giấc. Một lý do khác là trong những ngày nghỉ Tết, bố mẹ quản lý lỏng lẻo kiểu "bù đắp" cho con những ngày học hành vất vả nên cho ôm điện thoại, chơi game…, quá nhiều dẫn đến tác dụng ngược.

Ngoài ra, trong thời gian Tết, trẻ thường được ba mẹ nới lỏng giờ giấc đi ngủ và thức dậy. Liên tục trong thời gian dài như thế sẽ dễ khiến cho trẻ quen giấc không tốt này.

Cần có phương pháp để trẻ lấy lại tinh thần học tập

Cô Nguyễn Thị Tám, giáo viên dạy môn Văn, trường THCS Tân Hòa (Quốc Oai, Hà Nội) chia sẻ: “ Quay trở lại học tập sau Tết có nhiều học sinh mang trạng thái chán nản, lười biếng. Điều này dẫn đến ảnh hưởng không tốt cho cả thầy và trò, nhiều học sinh lên lớp ngáp ngắn ngáp dài do thiếu ngủ và chưa có sự chuẩn bị cho những tiết học của thầy cô. Đặc biệt, với học sinh lớp 9 thì càng không tốt, bởi đây lớp cuối cấp, nếu như các em không tự mình có ý thức trong việc học tập và cân đối thời gian nghỉ ngơi sẽ khiến việc học tập và ôn luyện bị gián đoạn. Vậy nên cần có các phương pháp giúp trẻ lấy lại tinh thần học tập.”

Cô Tám cũng chia sẻ thêm, đối với những bạn học sinh lớp 6,7, cô thường áp dụng phương pháp kể chuyện đan xen học tập, cô thường kể các câu chuyện về truyền thống ngày Tết, điều này vừa giúp các bạn tiếp thu thêm những kiến thức, vừa giúp trẻ tìm lại cảm hứng học.

“Ngày đầu năm học, mình cũng tặng mỗi bạn một chiếc lì xì nho nhỏ, vừa làm các bạn rất phấn khích, vừa giúp học sinh hào hứng hơn trong tiết học. Mình cũng khuyến khích các bạn học bài cũ chăm chỉ và xung phong lên bảng, cô tặng hoa điểm 10 đầu xuân cho bạn nào có ý thức học tập tốt, phương pháp này cũng làm cho các chăm chỉ hơn.

Đối với những bạn lớp 9, mình vừa dành thời gian dạy học và tâm sự cùng các bạn, giải đáp những thắc mắc trong cả cuộc sống lẫn bài học. Mình thường khuyên các em nên cần bằng thời gian, đặc biệt dành thời gian cho việc học vì đây là giai đoạn gấp rút, nếu không lấy lại tinh thần sẽ khiến các bạn tút dốc, tâm lý các bạn cũng đang trong độ tuổi mới lớn nên cần những phương pháp chỉ và dạy hiệu quả.”, cô Tám cho biết thêm.

Uể oải quay trở lại trường sau Tết, làm sao để trẻ lấy lại năng lượng?
"Ngại" học là tâm lý chung của Lứa tuổi mầm non, tiểu học THCS sau những kỳ nghỉ dài ngày

Uể oải, chán nản là tâm lý chung của nhiều học sinh khi quay trở lại trường học, đặc biệt trong độ tuổi mầm non, cấp tiểu học, THCS. Cô Nguyễn Thị Hải, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Tân Phú (Quốc Oai, Hà Nội) chia sẻ: “Đối với các con trong độ tuổi tiểu học, cần các phương pháp vừa học vừa chơi, chơi ở đây có thể bao gồm các trò chơi kiến thức, các câu chuyện dân gian đan xen vào các bài học để các con dễ tiếp thu và có tinh thần sẵn sàng trở lại học tập hơn.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên cần bằng thời gian nghỉ ngơi cho các con sau Tết, tránh để các bạn chơi quá nhiều điện thoại hay thức khuya để đọc truyện, cày phim, thay vào đó là các hoạt động hỗ trợ cha mẹ. Vài ngày trước khi đi học, các con cần được kéo trở lại nhịp sống thường ngày lại để tránh mang tinh thần uể oải, trống rỗng, không muốn động vào sách vở.

Thầy cô cũng như phụ huynh nên tận tình chỉ dạy và quan sát những hoạt động của con, để trẻ cảm nhận được không khí ngày Tết nhưng vẫn có tinh thần thoải mái khi trở lại trường học.

Đồng thời, cha mẹ cũng nên tạo cho con thói quen tự lên kế hoạch, sắp xếp thời gian biểu của mình. Theo đó, bố mẹ nên ngồi chung với con để sắp xếp lại kế hoạch học tập và ôn lại kiến thức ở trường. Với những trẻ mầm non hoặc tiểu học, do trẻ còn nhỏ, đôi khi sự tự giác chưa cao nên cần có sự đồng hành của cha mẹ để thôi thúc học tập. Những câu động viên, nhắc nhở nhẹ nhàng sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, không bị ép buộc, từ đó trẻ sẽ thoải mái trở lại việc học tập hơn.”

Mai Khôi

Đọc thêm

Mở cánh cửa hội nhập cho bạn trẻ Nhịp sống trẻ

Mở cánh cửa hội nhập cho bạn trẻ

TTTĐ - Trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa sâu rộng, học gì để không lỡ nhịp thời đại? Với thế hệ Gen Z, những người trẻ không ngừng tìm kiếm môi trường học tập hiện đại, đa văn hóa và có tính ứng dụng cao, chương trình Đổi mới và Phát triển toàn cầu (BGDI) tại Trường Đại học Việt Nhật (Đại học Quốc gia Hà Nội) nổi lên như một lựa chọn tiên phong, trao cơ hội trở thành chuyên gia tầm khu vực và quốc tế, ngay từ giảng đường đại học.
Họ sống đẹp và trở thành "chất xúc tác" xây cộng đồng nhân ái Nhịp sống trẻ

Họ sống đẹp và trở thành "chất xúc tác" xây cộng đồng nhân ái

TTTĐ - Từ nữ ca sĩ đưa xẩm đến gần giới trẻ, cô điều dưỡng tận tâm cứu người, đến những sinh viên giàu nghị lực và khát khao cống hiến, mỗi câu chuyện là một minh chứng sống động cho tinh thần sống đẹp của người trẻ trong kỷ nguyên mới.
Thanh niên sống đẹp: Thắp sáng niềm tin từ những điều tử tế Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên sống đẹp: Thắp sáng niềm tin từ những điều tử tế

TTTĐ - Những tấm gương thanh niên sống đẹp chứng minh rằng sống đẹp không bị giới hạn bởi thời gian, không gian hay lĩnh vực. Đó có thể là hành động hy sinh nơi biên cương, là dự án khởi nghiệp sáng tạo, hay chỉ đơn giản là một hành động nhân ái giữa đời thường... Những điều tử tế đó cùng thắp sáng lên niềm tin cho cộng đồng xã hội.
Thanh niên Thủ đô mở cao điểm hỗ trợ làm thủ tục hành chính Camera 360 trẻ

Thanh niên Thủ đô mở cao điểm hỗ trợ làm thủ tục hành chính

TTTĐ - Ngay từ ngày đầu chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động cũng là ngày đoàn viên, thanh niên tại 126 xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt tay vào đợt cao điểm tình nguyện hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính.
Hơn 100 đội hình tình nguyện hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp Camera 360 trẻ

Hơn 100 đội hình tình nguyện hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp

TTTĐ - Trong bối cảnh tỉnh Đắk Lắk mới chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp, 102 đội hình tình nguyện với hơn 2.000 thanh niên đồng hành cùng chính quyền và người dân các xã, phường trên toàn tỉnh.
Đào tạo thế hệ công dân trẻ Thủ đô mang giá trị cốt lõi Nhịp sống trẻ

Đào tạo thế hệ công dân trẻ Thủ đô mang giá trị cốt lõi

TTTĐ - Trong bối cảnh xã hội và công nghệ phát triển nhanh chóng, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội kiên định với bốn giá trị cốt lõi: Nhân văn, Đổi mới, Động lực và Bản sắc. Đây không chỉ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động đào tạo mà còn là nền tảng vững chắc, định hình những thế hệ sinh viên ưu tú, sẵn sàng cống hiến cho Thủ đô và đất nước.
Trí thức trẻ hiến kế ứng phó thách thức toàn cầu Nhịp sống trẻ

Trí thức trẻ hiến kế ứng phó thách thức toàn cầu

TTTĐ - Hội thảo "Thích ứng bền vững trước các thách thức của thời đại biến đổi toàn cầu" do Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu phối hợp cùng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Ngân hàng Sacombank tổ chức chiều 3/7. Gần 100 đại biểu là trí thức trẻ tiêu biểu, nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên và cán bộ quản lý đến từ Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Mỹ tham dự.
Hơn 100 thanh, thiếu niên kiều bào dự “Trại hè Việt Nam 2025” Nhịp sống trẻ

Hơn 100 thanh, thiếu niên kiều bào dự “Trại hè Việt Nam 2025”

TTTĐ - Dự kiến diễn ra từ ngày 13 - 26/7/2025, Trại hè Việt Nam 2025 sẽ được tổ chức tại các địa phương ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam với 110 đại biểu đến từ 31 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự.
Hai học sinh lớp 8 dùng AI “gỡ rối” tắc đường giờ cao điểm Camera 360 trẻ

Hai học sinh lớp 8 dùng AI “gỡ rối” tắc đường giờ cao điểm

TTTĐ - Từ việc chờ đèn đỏ lâu, ùn tắc giao thông, hai học trò lớp 8 của Hà Nội đã xây dựng sản phẩm công nghệ “Giao thông xanh với AI”. Sản phẩm tích hợp công nghệ AI YOLO trong giải quyết vấn đề ùn tắc, giúp tối ưu hóa dòng chảy giao thông hiện nay.
Vợ chồng cán bộ 9X vươn lên cống hiến, dựng xây tương lai Camera 360 trẻ

Vợ chồng cán bộ 9X vươn lên cống hiến, dựng xây tương lai

TTTĐ - Họ là vợ chồng trẻ sống nơi vùng cao Sơn La - một người khoác “áo xanh” của Đoàn, một người mang trọng trách của chính quyền cơ sở. Sáu năm hôn nhân, từ những ngày tay trắng khởi đầu sự nghiệp đến khi cả hai cùng giữ trọng trách trong Đảng và chính quyền địa phương, họ vẫn chọn sống giản dị, cống hiến và gắn bó.
Xem thêm