Ứng xử đúng mực để rạp chiếu phim là nơi giải trí văn minh
"Trên đường đi lễ xuân đầu năm" rộn những bước chân vui Phụ nữ Hà thành - nét đẹp tổng hòa truyền thống và hiện đại Ứng xử văn minh để thiết thực xây dựng xã hội hạnh phúc |
Còn tồn tại nhiều thói xấu
Đi xem phim là một hoạt động ưa thích của hầu hết người trưởng thành nào, bởi không có nơi nào như rạp chiếu phim có thể có màn hình to rộng, thoả nỗi đam mê của những người yêu phim điện ảnh. Trái lại, ở đây cũng tồn tại rất nhiều thói hư tật, xấu cần phải nhìn nhận, phê phán.
Một trong những hiện tượng phổ biến nhất mà chúng ta thường gặp phải khi đi xem phim là việc sử dụng điện thoại di động trong suốt buổi chiếu. Dường như, việc cập nhật trạng thái trên mạng xã hội, nhận và gửi tin nhắn trở nên quan trọng hơn việc tôn trọng không gian chung.
Ánh sáng và âm thanh của điện thoại di động thường làm mất tập trung của người xem khác và gây ra sự phiền toái không đáng có.
Một số người thiếu tinh tế, khi không chỉ sử dụng điện thoại trong khi phim đang chiếu mà còn để tiếng chuông kêu to khi nhận cuộc gọi, gây giật mình và làm ảnh hưởng tới trải nghiệm xem phim của người xung quanh.
Do vậy, việc gây ồn sau trong rạp cũng là một vấn đề phổ biến. Từ việc cười lớn, nói chuyện với nhau bàn luận về nội dung phim, những hành động này không chỉ làm giảm chất lượng trải nghiệm phim mà còn ảnh hưởng tới không gian riêng của người xem khác.
![]() |
Nhiều hành động gây mất mỹ quan khác như gác chân lên ghế người khác, không vứt rác sau khi ăn bỏng ngô, uống nước còn tồn tại trong các rạp chiếu phim (Ảnh minh họa) |
Điều đáng xấu hổ hơn chính là những người vô ý thức, cố tình quay lén, phát tán những đoạn video ra bên ngoài, đăng tải lên các trang mạng xã hội vì lợi ích cá nhân.
Đây là hành động thể hiện văn hoá xem phim đáng báo động, cần phải phê phán mạnh mẽ vì ảnh hưởng không chỉ tới trải nghiệm xem phim của người khác mà còn gây tổn thất nặng nề tới rạp chiếu phim và người sản xuất.
Không ai mong muốn rằng, công sức chất xám của cả một tập thể, đội ngũ mất nhiều thời gian để sản xuất ra một tác phẩm, lại bị một người vô ý thức làm đổ sông, đổ bể.
Bên cạnh câu chuyện ý thức của người xem, thì rạp chiếu phim cũng còn nhiều sai sót trong quy trình vận hành, khi còn lơ là trong khâu kiểm duyệt độ tuổi của khách hàng. Điều này dẫn đến sự việc để lọt nhiều khách hàng chưa đủ tuổi đến rạp xem hai bộ phim “Mai” và “Đào, Phở, piano" trong thời gian vừa qua.
Nhìn nhận thực tế, để xảy ra vấn đề này cũng sẽ có nhiều nguyên nhân bao gồm cả chủ quan và khách quan.
Xét về góc độ chủ quan, các rạp vào giờ cao điểm, hay cuối tuần sẽ đón một lượng khách rất đông, vì vậy nhân viên có thể yêu cầu 100% khách xuất trình giấy tờ tùy thân.
Về góc độ chủ quan, các phim hot ra mắt chính là thời điểm để các rạp chiếu phim kinh doanh, kiếm lợi nhuận, nên việc từ chối khách chính là điểm bất lợi cho người chủ.
Tuy nhiên, nhìn ở góc độ nào thì những người quản lý cũng cần phải tuân thủ theo quy tắc đã ban hành, làm đúng theo quy trình đã đề ra để xây dựng một không gian công cộng văn minh. Nhiều khi chỉ một hành động vô ý tạo ra nhiều lỗ hổng, hậu quả nghiêm trọng.
Thay đổi nhỏ làm nên cộng đồng văn minh
Ở một cách nhìn nhận khác, không phải tất cả đều tiêu cực. Cũng có những trường hợp, người Hà Nội đã thể hiện ý thức rất tốt trong rạp chiếu phim. Họ giữ im lặng, tôn trọng không gian chung, không làm phiền người khác và tận hưởng phim một cách tốt nhất có thể.
Sự tinh tế và cách ứng xử văn minh của họ chính là tấm gương phản chiếu để những người bên cạnh học tập và làm theo.
Đối với người Hà Nội, việc giữ ý thức trong rạp chiếu phim không chỉ là nhiệm vụ cá nhân mà còn là một phần của văn hóa và giáo dục đạo đức khi Quy tắc ứng xử nơi công cộng đã ban hành nhiều năm và được nhiều người dân Thủ đô phát huy giá trị.
![]() |
Mỗi khán giả cần có ý thức hành xử văn minh, tuân thủ các quy định của rạp cũng như Quy tắc ứng xử nơi công cộng (Ảnh minh họa) |
Trong một thành phố đông đúc và năng động như Hà Nội, việc tôn trọng không gian chung và sự riêng tư của người khác là một yếu tố quan trọng để duy trì nét thanh lịch, văn minh.
Chỉ khi mọi người đề cao ý thức và tôn trọng lẫn nhau, thì rạp chiếu phim mới thực sự trở thành một nơi thú vị và thoải mái để trải nghiệm những tác phẩm điện ảnh đặc sắc.
Bày tỏ về quan điểm ứng xử cần thiết khi đi xem phim, chị Hồng Nhung (21 tuổi, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Đối với mình rạp chiếu phim là nơi công cộng có nhiều người, chỉ cần một hành động vô ý thức cũng có thể thu hút nhiều ánh mắt.
Vì vậy, mình nghĩ hãy để rạp chiếu phim làm tốt chức năng là nơi để xem phim, mọi người nên tập trung vào thưởng thức vào bộ phim, không nên nói chuyện quá to, hay có hành động phản cảm, gác chân nên ghế gây ảnh hưởng tới người khác”.
Tuy vậy, ứng xử đúng mực trong rạp phim không đồng nghĩa với việc bạn phải quá khắt khe với bản thân mình. Bạn vẫn có thể nghe điện thoại khi có việc gấp nhưng hãy để điện thoại chế độ rung và ra bên ngoài để nghe; nói chuyện nhỏ nhẹ, không cười phát tiếng động lớn, ăn bỏng nước xong phải nhớ mang ra ngoài vứt rác ở nơi đúng quy định...
Tóm lại, việc giữ ý thức trong rạp chiếu phim là một nhiệm vụ cần thiết và không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn là nhiệm vụ của cả cộng đồng. Bằng sự nhận thức và hành động đúng đắn, khách hàng và ban quản lý rạp chiếu phim hãy cùng nhau tạo ra một môi trường giải trí, trải nghiệm điện ảnh văn hóa, lịch sự, văn minh.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"
