Tag

Văn hóa “làm việc quá sức” tại Nhật Bản

Nhìn ra thế giới 20/11/2023 16:49
aa
TTTĐ - Cảm giác choáng ngợp mà Kei Sato (Nhật Bản) nhận ra khi cáng của anh được nâng lên xe cứu thương chỉ đơn giản là sự nhẹ nhõm. Anh cho biết sau hơn một năm làm việc bằng sức của 3 người cộng lại, tâm trí và cơ thể của anh cuối cùng đã nổi dậy.
Nhật Bản sẽ cấp visa điện tử cho du khách Việt Nam từ đầu tháng 11 Trên 40% người lao động tại Nhật Bản thiếu ngủ Tại sao hơn 8.000 trường học tại Nhật Bản phải đóng cửa?

“Tôi nhớ rất rõ vừa thuyết trình xong, đột nhiên cảm thấy rất mệt. Trước đây, tôi từng bị sỏi thận và nghĩ đó chỉ là sự tái phát nhưng nó nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn nên phải gọi xe cấp cứu”, Sato nhớ lại.

Sato đã được phẫu thuật thận ngay lập tức. Các bác sĩ thông báo anh sẽ phải nằm viện ít nhất 10 ngày. “Tôi biết tình trạng sức khỏe của mình là do căng thẳng trong công việc gây ra. Tôi đã được cấp trên giao quá nhiều nhiệm vụ và không có nhân viên nào hỗ trợ. Đó thực sự là một cơn ác mộng”, anh Sato chia sẻ.

Anh Sato cho biết thường xuyên có mặt ở văn phòng trước 8 giờ sáng và ở lại làm đến 11 giờ đêm.

Câu chuyện của Sato không phải là trường hợp cá biệt ở Nhật Bản. Theo thống kê, tổng cộng có 2.968 người ở Nhật Bản chết vì các vụ tự tử do karoshi gây ra vào năm ngoái (năm 2021 có 1.935 vụ). Karoshi trong tiếng Nhật có nghĩa là “chết vì làm việc quá sức”.

Sách trắng của Bộ Y tế Nhật Bản liên kết karoshi với số giờ làm việc của người dân. Trong đó, 10,1% nam giới làm việc ít nhất 60 giờ một tuần và 4,2% phụ nữ làm việc trên 60 giờ mỗi tuần.

Người đàn ông ngủ gục trên tàu điện ngầm sau khi tan ca. Ảnh: ROCKET NEWS24
Người đàn ông ngủ gục trên tàu điện ngầm sau khi tan ca (Ảnh: Rocket News 24)

Karoshi có thể xảy ra do sức khỏe kém. Năm 2022 có tới 803 người đã nộp đơn xin chính phủ bồi thường vì các bệnh về não hoặc tim do căng thẳng trong công việc gây ra. Con số đó tăng từ 753 trường hợp vào năm 2021 và mức cao nhất là 938 ca vào năm 2000.

Nam giới ở độ tuổi 40 và phụ nữ ở độ tuổi 20 là những đối tượng chịu nhiều áp lực công việc nhất. Khoảng 13,2% nam giới ở độ tuổi 40 và 4,9% phụ nữ ở độ tuổi 20 làm việc ít nhất 60 giờ một tuần.

Con số này cao hơn ở những người kinh doanh tự do, với 15,4% nam giới và 7,8% phụ nữ làm việc ít nhất 60 giờ.

Nghiên cứu cũng tìm thấy mối tương quan giữa số giờ làm việc và chứng trầm cảm. 26,8% nam giới và phụ nữ làm việc hơn 60 giờ/tuần tin rằng họ đang mắc một dạng trầm cảm hoặc lo lắng nào đó.

Truyền thống làm việc ngoài giờ tại Nhật bắt đầu vào những năm 70 của thế kỷ trước khi mức lương của người lao động tại quốc gia này tương đối thấp. Họ muốn tối đa hóa thu nhập của mình.

Đến thập niên 80, Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Văn hóa làm việc nhiều giờ trong tuần vẫn được duy trì. Khi xảy ra khủng hoảng kinh tế - tài chính vào cuối những năm 90, các công ty bắt đầu tái cơ cấu nên sức ép vô cùng lớn. Các nhân viên phải ở lại làm việc ngoài giờ để không bị sa thải. Thậm chí, nhiều người lao động cố tỏ ra vui vẻ với việc làm thêm giờ vì sợ bị đánh giá về tinh thần, thái độ làm việc và dần dần trở thành nét văn hóa làm việc karoshi.

Công nhân cổ trắng Nhật Bản tại một nhà ga xe lửa ở Tokyo. Tổng cộng có 2.968 người ở Nhật Bản chết vì karoshi vào năm ngoái, tăng so với 1.935 vào năm 2021. Ảnh: Shutterstock
Nhân viên "cổ trắng" tại một nhà ga xe lửa ở Tokyo, Nhật Bản (Ảnh: Shutterstock)

Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện một số biện pháp để cân bằng cuộc sống và công việc bên cạnh việc phạt tiền các tập đoàn có nhân viên tử vong vì làm việc quá sức. Một trong những biện pháp đó là cho phép người lao động được tan sở từ 3h chiều mỗi thứ Sáu cuối cùng của tháng.

Ngoài ra, Chính phủ còn đặt ra mức trần một tháng không làm thêm quá 45 tiếng, một năm không quá 360 giờ đồng hồ. Chỉ những người có thu nhập hàng năm trên 10 triệu Yen (gần 100 USD) mới được miễn trừ khỏi giới hạn này.

Các quy định này đã được đưa vào trong Luật Cải cách lao động và được cơ quan lập pháp quốc gia Nhật Bản thông qua năm 2018, có hiệu lực từ tháng 4/2020. Nhiều công ty của Nhật Bản hỗ trợ nhân viên làm việc ở bất cứ nơi nào thuận tiện như những phòng hát karaoke hay trong những bốt làm việc di động đặt rải rác trong thành phố. Một vài công ty còn mở các khu lều trại ở công viên hay các khu vực ngoại ô cho nhân viên làm việc.

Tuy nhiên, những biện pháp này chưa mang đến nhiều hiệu quả. Làm thêm giờ vẫn là một khía cạnh phổ biến của văn hóa doanh nghiệp tại Nhật Bản.

Những cuộc khảo sát cho thấy, trong khi phần lớn người lao động đều thừa nhận làm việc quá sức là vấn nạn cần giải quyết nhưng họ lại sẵn sàng chấp nhận làm thêm nhiều giờ liên tục nếu công việc yêu cầu. Sự mâu thuẫn này xuất phát từ nền văn hóa coi trọng sự cống hiến ở Nhật Bản.

Đọc thêm

Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng Nhìn ra thế giới

Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng

TTTĐ - Theo báo cáo Du lịch Toàn cầu, Cuba sẽ là một trong những điểm đến bùng nổ tăng trưởng 3 chữ số trong thập kỷ tới.
Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn Nhìn ra thế giới

Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn

Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định vợ chồng phải sử dụng cùng họ. Nhưng sau nhiều thập kỷ áp dụng luật này, mong muốn thay đổi đang gia tăng.
Nhật Bản thúc đẩy du lịch để tái thiết tỉnh Fukushima Nhìn ra thế giới

Nhật Bản thúc đẩy du lịch để tái thiết tỉnh Fukushima

TTTĐ - Nhằm thúc đẩy phát triển và kích cầu du lịch mạnh mẽ, cơ quan Tái thiết tổ chức sự kiện giới thiệu đến người dân Việt Nam “Sức hấp dẫn của ẩm thực” và “Sức hấp dẫn của du lịch” tỉnh Fukushima và các tỉnh lân cận thuộc vùng Tohoku của Nhật Bản. Đây là một trong chuỗi hoạt động hướng tới tái thiết tỉnh Fukushima sau thảm họa động đất sóng thần vùng Đông Bắc Nhật Bản năm 2011.
Hỗ trợ các dự án nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và Việt Nam Nhìn ra thế giới

Hỗ trợ các dự án nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và Việt Nam

TTTĐ - Hội đồng Anh vừa thông báo Chương trình Tài trợ hợp tác quốc tế (International Collaboration Grants) với tổng giá trị tài trợ 1 triệu bảng Anh.
Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Xem thêm