Tag

Vinh danh truyền thống khoa bảng tại Sơn Tây

Người Hà Nội 24/07/2024 17:30
aa
TTTĐ - Trong hơn 850 năm của nền giáo dục và khoa cử nho học, tỉnh Sơn Tây (cũ) có 68 người đỗ đại khoa. Truyền thống khoa bảng đó được lưu giữ và phát huy cho đến ngày nay, trở thành niềm tự hào của người dân Sơn Tây.
Thị xã Sơn Tây phát huy trầm tích lịch sử 555 năm

Tự hào vùng đất khoa bảng

Tại Hội thảo các nhà khoa bảng Sơn Tây và Văn Miếu Sơn Tây diễn ra sáng 24/7, PGS.TS. Đinh Quang Hải, Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, nhận định: Sơn Tây vốn là vùng đất văn vật, có truyền thống khoa bảng và truyền thống hiếu học. Nơi đây đã sản sinh ra nhiều danh sĩ hiền tài, nhiều người đỗ đạt cao trong các kỳ thi.

Vinh danh truyền thống khoa bảng tại đất Sơn Tây
Hội thảo các nhà khoa bảng Sơn Tây và Văn Miếu Sơn Tây

GS.TS. Đinh Quang Hải cho biết thêm, trong lịch sử khoa cử Việt Nam, xứ Đoài đã cung cấp hàng trăm nhà khoa bảng nổi danh, tên tuổi của họ được khắc ghi trên các bia đá tại Văn miếu-Quốc Tử Giám. Các nhà khoa bảng Sơn Tây được triều đình trọng dụng, bổ nhiệm giữ nhiều chức vụ quan trọng. Bằng tài năng và trí tuệ của mình, các nhà khoa bảng Sơn Tây đã có những đóng góp quan trọng trong tiến trình lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa - xã hội.

Nói rõ hơn về vấn đề này, GS.TS. Bùi Xuân Đính cho hay: Thống kê từ sách Các nhà khoa bảng Việt Nam, trong hơn 850 năm của nền giáo dục và khoa cử nho học, tỉnh Sơn Tây (cũ) có 68 người đỗ đại khoa. Vị tiến sĩ “khai khoa” của tỉnh Sơn Tây là Hoàng giáp Trần Văn Huy, người làng Thái Bạt, huyện Ba Vì, đỗ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo (năm 1442). Người đỗ cuối cùng là Tiến sĩ Nguyễn Văn Bân (làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất), đố khoa Tân Sửu niên hiệu Thành Thái (năm 1901).

Các nhà khoa học tham dự Hội thảo các nhà khoa bảng Sơn Tây và Văn Miếu Sơn Tây
Các nhà khoa học tham dự Hội thảo các nhà khoa bảng Sơn Tây và Văn Miếu Sơn Tây

Bên cạnh đó, TS Nguyễn Văn Tú (Phó Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu- Quốc Tử Giám) thông tin: Với 32 đại khoa được khắc tên họ trên bia tiến sĩ tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám, Sơn Tây xứng đáng là vùng địa linh nhân kiệt, góp phần làm giàu truyền thống giáo dục, khoa bảng Việt Nam.

Vinh danh truyền thống khoa bảng tại đất Sơn Tây
GS.TS. Bùi Xuân Đính nói về truyền thống khoa bảng của Thị xã Sơn Tây

Những vị đại khoa có tên được khắc trên bia ra làm quan, đem tài năng đóng góp cho triều đình, đất nước. Nhiều người thành đạt, trở nên nổi tiếng, là những danh nhân của đất nước.

Đáng chú ý, có nhiều người đóng góp to lớn cho sự phát triển về chính trị, kinh tế, ngoại giao như: Lê Anh Tuấn từng giữ chức Tham tụng kiêm Thượng thư bộ Hình, bộ Hộ; Nguyễn Bá Lân giữ chức bồi tụng kiêm thượng thư hai bộ Lễ, Hộ; Phí Thạc giữ chức Thượng thư bộ Hình, Phùng Khắc Khoan giữ chức thượng thư bộ Công, bộ Hộ… Nhiều người có đóng góp đặc biệt trong lĩnh vực ngoại giao, từng đi sứ và không nhục quân mệnh, là tấm gương tiêu biểu cho lòng trung quân, ái quốc như: Phùng Khắc Khoan đi sứ năm 1597; Giang Văn Minh làm Chánh sứ năm 1638...

Phát huy giá trị truyền thống hiếu học

Đối với truyền thống khoa bảng của Sơn Tây, công trình Văn Miếu được cho là biểu tượng cho lòng hiếu học, cũng như thành tích rực rỡ mà các nhà khoa bảng của vùng đất xứ Đoài đạt được.

Vinh danh truyền thống khoa bảng tại đất Sơn Tây
Văn Miếu là biểu tượng cho lòng hiếu học, truyền thống khoa bảng của thị xã

Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Sơn Tây Nguyễn Quang Hán cho biết: Di tích Văn Miếu Sơn Tây được triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng để thờ Đức Thánh Khổng Tử cùng các vị hiền triết và hàng trăm danh nhân khoa bảng vùng xứ Đoài xưa từng đỗ đạt những danh hiệu cao quý.

Văn Miếu Sơn Tây được khánh thành đời vua Thành Thái 1892, thuộc địa phận thôn Văn Miếu, xã Đường Lâm ngày nay. Năm 2007, Văn Miếu Sơn Tây được UBND tỉnh Hà Tây trước đây ra quyết định xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa. Giai đoạn 2008-2018, Nhà nước đã đầu tư, tôn tạo lại các hạng mục trong khu di tích Văn Miếu Sơn Tây theo những vị trí và kiến trúc vốn có của di tích…

Vinh danh truyền thống khoa bảng tại đất Sơn Tây
Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Sơn Tây Nguyễn Quang Hán phát biểu tại hội thảo

Trao đổi về các giải pháp phát huy giá trị của di tích Văn Miếu Sơn Tây, Phó Trưởng phòng Văn hóa thị xã Sơn Tây Nguyễn Trọng An mong muốn thời gian tới, công tác bảo tồn, tôn tạo di tích cần được các cấp quan tâm hơn nữa; ngoài ra, cần đẩy mạnh tuyên truyền để các thế hệ trẻ, thế hệ mai sau hiểu rõ hơn về ý nghĩa của Văn Miếu Sơn Tây, từ đó phát huy tốt nhất giá trị của di tích.

Đóng góp ý kiến về bảo tồn, phát huy giá trị của Văn Miếu Sơn Tây, nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử nêu những ý kiến về: Bảo tồn, phát huy giá trị Văn Miếu Sơn Tây trong xu hướng phát triển công nghiệp văn hóa; khai thác, phát huy giá trị Văn Miếu Sơn Tây với vị thế là một điểm đến của du lịch học đường; tăng cường quảng bá về di tích Văn Miếu Sơn Tây; cần phục dựng văn bia tại Văn Miếu Sơn Tây…

Vinh danh truyền thống khoa bảng tại đất Sơn Tây
Truyền thống hiếu học, khoa bảng của Sơn Tây được tiếp nối, phát huy. (Ảnh: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội Trần Thé Cương tặng thưởng cho các học sinh Sơn Tây nhân Lễ khai bút đầu Xuân).

Thông tin về định hướng trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Lê Đại Thăng cho biết thị xã sẽ đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa, vai trò, vị thế các nhà khoa bảng, của Văn Miếu; hoàn thành khôi phục dữ liệu cơ sở Văn Miếu.

"Đây cũng là nội dung mà lãnh đạo thị xã, các nhà nghiên cứu rất quan tâm; tiếp tục khai thác, phát huy giá trị di tích Văn Miếu như: Tổ chức các hoạt động khoa học, văn hoá, các sự kiện ý nghĩa, ứng dụng công nghệ 3D, Mapping, thực cảnh kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình... tại di tích; gắn kết di tích Văn Miếu với các di tích lớn khác trên địa bàn thị xã: Làng cổ, Thành Cổ, đền Và, đền vua Phùng Hưng, lăng vua Ngô Quyền..., xây dựng các tour, tuyến du lịch phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước", Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Lê Đại Thăng cho hay.

Hội thảo các nhà khoa bảng Sơn Tây và Văn Miếu Sơn Tây do UBND thị xã Sơn Tây phối hợp với Viện Khoa học Xã hội và Đổi mới sáng tạo tổ chức. Đây cũng là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây, 70 năm Ngày Giải phóng Sơn Tây (3/8/1954-3/8/2024), 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469-2024), 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Đọc thêm

Ấm áp như người Hà Nội... Nhịp điệu cuộc sống

Ấm áp như người Hà Nội...

TTTĐ - Trong trận bão lịch sử Yagi và đợt ngập lụt diện rộng do hoàn lưu của bão, người Hà Nội ấm áp vô bờ bởi những nghĩa cử vô cùng cao đẹp.
Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội Người Hà Nội

Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội

TTTĐ - Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã góp phần xây đắp những hệ giá trị mới của các công dân đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, khẳng định vốn quý của Hà Nội được gìn giữ, phát huy tích cực trong thời hiện đại.
Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Xem thêm