Tag

Vụ nổ giữa trưa và bi kịch vì liên tục đuổi chồng hờ ra khỏi nhà

Phóng sự 14/12/2016 22:36
aa
(TTTĐ) - “Tôi nghe rõ tiếng cô Tiên van xin: “Em biết lỗi rồi, anh ơi đừng đánh em nữa”. Tôi chạy về lấy điện thoại gọi cho công an phường nhưng chưa kịp thì đã nghe thấy tiếng nổ lớn. Chị Tiên và chồng hờ mới chuyển về căn nhà trọ này khoảng 2 tuần”, bà Hồng kể.

Vụ nổ giữa trưa và bi kịch vì liên tục đuổi chồng hờ ra khỏi nhà

(TTTĐ) - “Tôi nghe rõ tiếng cô Tiên van xin: “Em biết lỗi rồi, anh ơi đừng đánh em nữa”. Tôi chạy về lấy điện thoại gọi cho công an phường nhưng chưa kịp thì đã nghe thấy tiếng nổ lớn. Chị Tiên và chồng hờ mới chuyển về căn nhà trọ này khoảng 2 tuần”, bà Hồng kể.

Vụ nổ giữa trưa và bi kịch vì liên tục đuổi chồng hờ ra khỏi nhà
Hiện trường nơi xảy ra bi kịch

Kích nổ bình ga để chết cùng vợ hờ?

Khoảng 13 giờ trưa ngày 31/8, người dân sống tại đường 23, phường Hiệp Thành, Q.12, TP.HCM bất ngờ nghe thấy một tiếng nổ lớn kèm theo đó là lửa, khói bốc lên từ căn nhà trọ của vợ chồng anh Trần Thanh Hoàng (46 tuổi) và chị Phan Thị Kim Tiên (38 tuổi), ngụ khu phố 2, phường Hiệp Thành.

Do căn nhà bị khóa phía trong nên phải mất gần nửa tiếng đồng hồ người dân mới phá được cửa, đưa vợ chồng nạn nhân ra ngoài đi cấp cứu.

Những người hàng xóm cho biết, chị Tiên và chồng hờ mới chuyển về thuê trọ tại căn nhà xảy ra sự việc được khoảng 2 tuần nay. Thường ngày, chị Tiên mở quán bán cà phê, ăn sáng ngay mặt tiền phòng thuê trọ.

Trưa 31/8, đôi vợ chồng này vẫn ăn cơm cùng nhau và nói chuyện vui vẻ. Sau đó, chị Tiên qua tiệm trang điểm bên cạnh làm tóc, sơn móng tay, còn anh Hoàng chốt cửa ngủ ở trong nhà. Khi trở về, chị Tiên và chồng hờ đã xảy ra mâu thuẫn dẫn tới cự cãi kịch liệt.

Chị Tiên liên tục mắng người chồng hờ không lo làm ăn, tiêu xài phung phí, vay nợ người khác để chơi bời gái gú, rồi đuổi anh Hoàng ra khỏi nhà. Người chồng hờ cũng nổi nóng động tay chân với vợ.

Hàng xóm thấy cự cãi định vào can ngăn nhưng cửa đã bị khóa từ bên trong. Ở bên ngoài, họ nghe thấy những lời lẽ thô tục, chửi bới nhau của đôi vợ chồng cùng tiếng bát đĩa vỡ loảng xoảng.

Vụ nổ giữa trưa và bi kịch vì liên tục đuổi chồng hờ ra khỏi nhà
Bà Hồng chia sẻ về vụ việc.

“Ở phía ngoài, tôi nghe rõ tiếng cô Tiên van xin: “Em biết lỗi rồi, anh ơi đừng đánh em nữa”. Không vào bên trong nhà can ngăn được, tôi liền chạy về lấy điện thoại gọi cho công an phường nhờ hỗ trợ. Nhưng chưa kịp gọi thì tôi đã nghe thấy tiếng cô Tiên kêu la: “Cứu tôi với, cứu tôi với...”, ngay sau đó là tiếng nổ lớn và khói lửa bốc ra từ căn nhà”, bà Phạm Thị Hồng (54 tuổi, hàng xóm của nạn nhân) cho biết.

Theo lời bà Hồng, do căn nhà bị khóa bằng hai lớp nên phải rất khó khăn những người hàng xóm mới phá được cánh cửa để vào bên trong. Lúc đó, trên sàn nhà cơ thể chị Tiên đã bị cháy đen, khuôn mặt biến dạng, hơi thở yếu ớt.

Anh Hoàng nằm bất động trong phòng vệ sinh, toàn thân bỏng rộp, cạnh đó hai vòi nước xả sẵn vẫn còn chảy. Anh Hoàng được đưa đến Bệnh viện 175 (TP.HCM) để cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng, đến tối ngày 1/9, anh này đã tử vong. Chị Tiên cũng bị bỏng rộp toàn thân, tiên lượng rất xấu.

Những người hàng xóm cho biết thêm, trước khi sự việcxảy ra mấy hôm, chị Tiên và anh Hoàng cũng xảy ra mâu thuẫn, người phụ nữ trung niên này đã đuổi chồng hờ ra khỏi nhà.

Sau vài ngày dọn ra ngoài thuê phòng sống riêng, sáng 31/8, người đàn ông lái xe ôm này quay lại phụ quán giúp vợ, cười nói hòa nhã nhưng chỉ ít giờ sau đó bi kịch tang thương đã xảy ra. Dù chưa có kết luận từ phía cơ quan chức năng, song nhiều nhân chứng cho rằng, anh Hoàng đã chủ động kích nổ bình ga để tự sát cùng vợ hờ.

Cái kết buồn của cuộc hôn nhân “rổ rá cạp lại”

Chị Tiên sinh ra trong gia đình nghèo, có đến 10 anh chị em nên ngay từ khi còn nhỏ người phụ nữ này đã sớm biết tự lập. Đến tuổi trưởng thành, qua mai mối, chị Tiên lập gia đình với một người chồng hiền hậu lớn hơn mình vài tuổi.

Sau khi hạ sinh được 2 đứa con thông minh, kháu khỉnh, những áp lực kinh tế gia đình khiến vợ chồng chị thường xảy ra mâu thuẫn. Sau đó, người chồng chẳng may mắc bạo bệnh, mất khả năng lao động càng khiến cuộc sống thêm túng quẫn, kéo theo mâu thuẫn gia đình ngày một gay gắt hơn và cuối cùng là đường ai nấy đi.

Hôn nhân đổ vỡ, một nách phải nuôi 2 đứa con thơ đang tuổi ăn, tuổi lớn, chị Tiên quyết định đi xuất khẩu lao động nước ngoài để kiếm tiền. Nhờ chịu khó lao động, tích cóp nên khi hết hạn hợp đồng trở về nước, người phụ nữ này cũng có trong tay một số vốn kha khá để làm ăn. Sau đó, chị Tiên mở một gian hàng nhỏ bán cà phê, đồ ăn sáng.

Về phần anh Hoàng, người đàn ông này vốn làm nghề xe ôm nhiều năm trên địa bàn P.Hiệp Thành, Q.12. Dù đã qua tuổi tứ tuần nhưng người lái xe ôm này vẫn được mọi người đánh giá là kẻ đào hoa, sát gái.

Được biết, trước khi lên Sài Gòn lập nghiệp, người đàn ông này đã chung sống với 2 bà vợ ở quê nhà Vĩnh Long và có con cái khá đề huề. Tuy nhiên, bởi tính cách phong lưu của mình mà những cuộc hôn nhân trước đó nhanh chóng tới hồi kết.

Hơn 2 năm trước, người đàn ông lái xe ôm này tình cờ gặp chị Tiên. Nhờ khả năng hoạt ngôn, vẻ bề ngoài bảnh bao, chỉ sau một thời gian ngắn quen biết, anh Hoàng đã khiến người phụ nữ “chăn đơn, gối chiếc” ngả vào lòng mình.

Họ “góp gạo thổi cơm chung” chứ không hề đăng ký kết hôn hay cưới hỏi gì. Thường ngày anh Hoàng vẫn chạy xem ôm, khi rảnh rỗi thì phụ giúp vợ hờ buôn bán.

Được biết, khoảng 2 tuần trước, sau khi hết hạn hợp đồng thuê mặt bằng ở nơi bán cũ, chị Tiên dọn về thuê lại căn nhà đầu dãy trọ trên đường 23, P.Hiệp Thành với giá vài triệu đồng/tháng để bán cà phê cùng đồ ăn sáng. Nhờ xinh đẹp, ăn nói có duyên nên điểm bán hàng của chị Tiên tuy mới mở nhưng khách đông nườm nượp.

Bà Hồng, hàng xóm cho biết thêm:“Cả hai vợ chồng đều đẹp người và khéo ăn nói lắm, mọi người xung quanh đây ai cũng quý mến. Dù hai người họ hay xảy ra xích mích, cự cãi nhau bằng những lời lẽ tục tĩu, nặng nề nhưng chưa lần nào thấy xảy ra việc “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân” với nhau cả. Thế nên vụ việc vừa xảy ra mới đây khiến những người hàng xóm như chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng”.

Dương Hùng

Tin liên quan

Đọc thêm

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên Phóng sự

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên

TTTĐ - 29 hộ dân làng chài miền Tây sống lênh đênh, trôi nổi như được “hồi sinh” giữa đại ngàn Tây Nguyên khi được Nhà nước cấp đất, hỗ trợ nơi ở ổn định trên đất liền.
Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu Phóng sự

Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu

TTTĐ - Tiếng chuông chùa ngân vang giữa sóng nước Trường Sa, càng giúp mỗi người cảm nhận sâu sắc hơn về chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Những ngôi chùa ở quần đảo này chính là điểm tựa tâm linh, góp phần khẳng định, mỗi tấc đất, ngọn sóng đều thấm đẫm khát vọng chinh phục thiên nhiên, khát vọng độc lập tự chủ của người dân đất Việt.
Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả Phóng sự

Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả

TTTĐ - Đến với Trường Sa, ngoài được chứng kiến, nghe nhiều câu chuyện can trường của người lính đảo, chúng tôi còn được ngắm nhìn những bông hoa bàng vuông, cây mù u, phong ba, bão táp, cây tra xanh rì, mạnh mẽ vươn mình giữa nắng gió biển cả. Những loài cây di sản này như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người lính đảo nơi đây.
Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt Phóng sự

Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt

TTTĐ - Trong suốt hơn 30 năm nay, ngọn hải đăng đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa vẫn luôn sừng sững giữa vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Không chỉ ngày đêm chiếu sáng, soi đường dẫn lối cho tàu thuyền qua lại an toàn mà hải đăng còn đánh dấu tọa độ, làm điểm tựa cho ngư dân khi ra biển Đông đánh bắt hải sản, là cột mốc khẳng định chủ quyền biển, đảo của đất nước Việt Nam.
Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Xem thêm