Tag
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính:

Vừa thúc đẩy tăng trưởng, vừa ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Thị trường - Tài chính 08/06/2024 19:00
aa
TTTĐ - Ngày 8/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành liên quan để rà soát, nắm tình hình, đưa ra các giải pháp chủ động, tích cực, từ sớm, từ xa nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hà Nội thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát Điều hành linh hoạt, cân bằng mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát lạm phát Có giải pháp từ sớm, từ xa để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát Điều chỉnh nhịp nhàng giữa tăng trưởng kinh tế và phòng, chống lạm phát
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận cuộc họp của Thường trực Chính phủ về các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận cuộc họp của Thường trực Chính phủ về các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Lê Thành Long; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ngân hàng thương mại Nhà nước.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát cơ bản được kiểm soát

Các đại biểu đánh giá, 5 tháng của năm 2024 đã đi qua, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, kinh tế thế giới, nhất là các nền kinh tế lớn và có quan hệ kinh tế với Việt Nam đang hồi phục song chậm và còn không ít khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh tế Việt Nam; trong khi trong nước, nền kinh tế vẫn có những vấn đề nội tại.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bám sát tình hình, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sát sao, kịp thời, đúng, trúng, hiệu quả. Do đó kinh tế vĩ mô Việt Nam tiếp tục ổn định, lạm phát cơ bản được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài trong ngưỡng cho phép; nhiều định chế quốc tế lạc quan và dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 đạt khoảng trên 6%.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu

Các đại biểu cho rằng, thời gian tới kinh tế vĩ mô, lạm phát tiếp tục chịu áp lực trước những diễn biến phức tạp, khó lường trên thế giới; sự điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn có quan hệ kinh tế với Việt Nam; cũng như những diễn biến trên thị trường tiền tệ, ngoại hối, giá vàng, giá cả các mặt hàng trên thị trường trong nước… Do đó, cơ quan chức năng cần có giải pháp và có sự nỗ lực lớn của tất cả các cấp, các ngành để đạt mục tiêu đã đề ra.

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, các bộ, ngành, cơ quan địa phương đã được giao các nhiệm vụ cụ thể điều hành kinh tế vĩ mô tại các nghị quyết của Chính phủ. Cuộc họp này nhằm đánh giá, nhấn mạnh thêm 2 nội dung trong điều hành kinh tế vĩ mô: Vừa thúc đẩy tăng trưởng, vừa ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Thủ tướng đánh giá cao các ý kiến phát biểu, đề nghị Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu các báo cáo, các ý kiến, xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp để kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô trong tình hình hiện nay.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu

Phân tích, đánh giá tình hình, Thủ tướng cho rằng khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, song với cách điều hành phù hợp, chúng ta quyết tâm thực hiện thắng lợi các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Thủ tướng nêu rõ mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt cận trên, kiểm soát lạm phát ở cận dưới so với mục tiêu đã đề ra (mục tiêu đã đề ra là tăng trưởng GDP từ 6-6,5% và lạm phát từ 4-4,5%), ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; chính sách tài khoá phải phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau, kiểm soát bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra.

Về phương châm, Thủ tướng quán triệt tinh thần chủ động tấn công, phòng ngự từ sớm, từ xa, từ nơi xuất phát, từ cơ sở; "chỉ bàn làm, không bàn lùi"; không cầu toàn, không nóng vội, không điều hành giật cục mà phải linh hoạt, mềm mại, uyển chuyển, hiệu quả. Chúng ta giữ vững bản lĩnh, bình tĩnh, không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác song cũng không hoảng hốt, bi quan, lo sợ; phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, có biện pháp khả thi, phát huy tinh thần chủ động, tích cực, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; phối hợp đồng bộ, tháo gỡ mọi khó khăn, điểm nghẽn, làm việc có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó; truyền thông tạo khí thế mới, niềm tin mới, động lực, thắng lợi mới...

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcNguyễn Thị Hồng phát biểu

Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, sát tình hình

Về một số nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng nêu rõ, với quan điểm thể chế, cơ chế, chính sách cũng là nguồn lực, sẽ sớm thành lập Ban Chỉ đạo rà soát các vướng mắc về pháp lý do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban, yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, nhất là các quy định liên quan đầu tư công, hợp tác công tư, ngân sách, thuế… trên cơ sở đó để đề xuất ban hành một văn bản luật để sửa nhiều luật. Cơ quan chức năng khẩn trương tổng kết các chính sách, cơ chế đặc thù; tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Để đẩy mạnh tăng trưởng, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, sát tình hình, kịp thời, hiệu quả, sử dụng các công cụ hợp lý, hiệu quả; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng tốt hơn, giảm lãi suất cho vay 1-2%, trong đó phát huy vai trò của 5 ngân hàng thương mại nhà nước. Việc điều hành tín dụng phải tập trung cho các động lực tăng trưởng. Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng rà soát, đánh giá kỹ nguyên nhân chậm giải ngân để có giải pháp phù hợp thúc đẩy gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội.

Thủ tướng yêu cầu quyết liệt triển khai các giải pháp ổn định giá cả thị trường - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu quyết liệt triển khai các giải pháp ổn định giá cả thị trường - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; tiếp tục thực hiện giảm phí, lệ phí, giảm phí đầu vào, giảm chi phí tuân thủ để hỗ trợ doanh nghiệp (năm 2023 đã giảm thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí… khoảng 200.000 tỷ đồng); đẩy mạnh tăng thu, nhất là bằng thu thuế điện tử, triệt để tiết kiệm chi; giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan việc phát hành trái phiếu riêng lẻ; tiếp tục nỗ lực nâng hạng thị trường chứng khoán.

Các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, phát huy vai trò của 5 Tổ công tác của Thủ tướng và 26 Tổ công tác của thành viên Chính phủ; báo cáo Quốc hội cho phép Chính phủ chủ động điều chỉnh vốn từ nơi chậm giải ngân sang nơi có nhu cầu và làm tốt. Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án hạ tầng giao thông quan trọng, trọng điểm quốc gia, hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục; sớm có phương án điều phối, giải quyết dứt điểm vấn đề nguyên vật liệu san lấp thông thường cho các dự án hạ tầng. Cơ quan chức năng thúc đẩy đầu tư của các tập đoàn lớn; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý về ODA, trong đó có việc sửa đổi các nghị định liên quan theo hình thức rút gọn.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới như liên kết vùng, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, đổi mới sáng tạo, các ngành, lĩnh vực mới như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; tập trung phát triển ngành, lĩnh vực chủ yếu (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ); tận dụng tối đa các hiệp định thương mại tự do đã ký; thúc đẩy xuất khẩu nông sản, đồng thời nỗ lực sớm gỡ "thẻ vàng IUU"; đẩy mạnh thu hút khách du lịch.

Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phân tích thêm về các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để kiểm soát lạm phát, Thủ tướng yêu cầu quyết liệt triển khai các giải pháp ổn định giá cả thị trường; cung ứng dồi dào hàng hóa, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng; tăng cường công khai, minh bạch, giám sát kê khai giá, niêm yết giá theo quy định; không tăng giá các mặt hàng, dịch vụ bất hợp lý. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp tục chỉ đạo công tác điều hành giá.

Thủ tướng lưu ý bảo đảm lương thực, thực phẩm dồi dào, đa dạng hóa nguồn cung. Bảo đảm cung ứng đủ điện, dứt khoát hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối trước 30/6/2024, huy động và điều phối các nguồn điện, khai thác hiệu quả các thủy điện phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, khẩn trương trình ban hành 3 Nghị định về: cơ chế mua bán điện trực tiếp, về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu và về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và khí LNG. Khai thác, sản xuất, cung ứng đầy đủ xăng dầu, khí đốt. Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất tiêu thụ xi măng.

Việc điều chỉnh giá điện, giá xăng dầu phải nhịp nhàng, hài hòa, tránh tăng giá cùng lúc. Đánh giá, cân nhắc kỹ lưỡng về thời điểm và mức điều chỉnh học phí, giá dịch vụ khám chữa bệnh khi tình hình tốt, có dư địa điều chỉnh.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục xử lý các vấn đề tồn đọng kéo dài, các dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2; Thanh tra Chính phủ hướng dẫn các địa phương gỡ vướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án theo ý kiến của cấp có thẩm quyền.

Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục chú trọng các lĩnh vực văn hóa, an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; tích cực chuẩn bị tốt việc triển khai cải cách tiền lương; làm tốt công tác khám chữa bệnh, bảo đảm thuốc; tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia; tăng cường quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; làm tốt công tác đối ngoại; tăng cường thông tin truyền thông theo hướng "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực.

Đọc thêm

98% người mua sắm ở các tiệm tạp hóa đang điều chỉnh thói quen tiêu dùng Thị trường - Tài chính

98% người mua sắm ở các tiệm tạp hóa đang điều chỉnh thói quen tiêu dùng

TTTĐ - NIQ, công ty hàng đầu thế giới về hành vi tiêu dùng và nhu cầu mua sắm của khách hàng đã phát hành nghiên cứu mới nhất – Báo cáo Xu hướng mua sắm nhằm nêu bật những thay đổi trong hành vi tiêu dùng tại Việt Nam trong năm 2024.
Triển khai các giải pháp bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu Thị trường - Tài chính

Triển khai các giải pháp bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu

TTTĐ - UBND TP Hà Nội chỉ đạo Sở Công thương Hà Nội tăng cường hoạt động liên kết vùng giữa TP Hà Nội với các tỉnh, thành trong cả nước để chủ động nguồn cung đối với các mặt hàng thiết yếu
Quy định mới về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang Thị trường - Tài chính

Quy định mới về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 66/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Nghị định về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (Hiệp định EVFTA) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (Hiệp định UKVFTA).
Agribank giảm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp Thị trường - Tài chính

Agribank giảm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

TTTĐ - Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, Agribank đã nỗ lực điều chỉnh lãi suất huy động và tiết giảm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Khai phá “mỏ vàng” du lịch mua sắm, miễn thuế tại Việt Nam Thị trường - Tài chính

Khai phá “mỏ vàng” du lịch mua sắm, miễn thuế tại Việt Nam

TTTĐ - Cửa hàng miễn thuế, du lịch mua sắm là mô hình kinh doanh rất thịnh hành ở những thành phố lớn. Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội mang tính đột phá để khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế, du lịch toàn cầu.
Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp... Thị trường - Tài chính

Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp...

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 64/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 của Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2024.
Phó Thủ tướng trải nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt của NAPAS Thị trường - Tài chính

Phó Thủ tướng trải nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt của NAPAS

TTTĐ - Tại chương trình khai mạc Lễ hội không tiền mặt 2024, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã vinh dự đón tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cùng các đại biểu là lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước và Sở, ban, ngành đến tham dự khu vực giới thiệu và trải nghiệm công nghệ thanh toán mới gồm công nghệ thanh toán qua nhận dạng khuôn mặt người dùng, tap to phone, thanh toán bằng thẻ chip NAPAS...
Giá vàng thế giới sẽ tiếp tục đà tăng? Thị trường - Tài chính

Giá vàng thế giới sẽ tiếp tục đà tăng?

TTTĐ - Theo bình luận Thị trường vàng tháng 5 của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) nêu rõ đà tăng liên tục của giá vàng trong tháng 5, với mức 2% lên 2.348 USD/ounce, đánh dấu mức tăng hàng tháng thứ 3 liên tiếp.
Trải nghiệm công nghệ thanh toán mới, nhận "cơn mưa" quà tặng từ Napas tại Lễ hội không tiền mặt Cashless Day 2024 Thị trường - Tài chính

Trải nghiệm công nghệ thanh toán mới, nhận "cơn mưa" quà tặng từ Napas tại Lễ hội không tiền mặt Cashless Day 2024

TTTĐ - Lễ hội “Ngày không tiền mặt” diễn ra từ ngày 14/6 đến hết 16/6/2024 tại tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1, TP HCM với sự tham gia của hơn 84 gian hàng trưng bày, triển lãm các sản phẩm, dịch vụ, trong đó có khu vực bán hàng không tiền mặt dành cho các tiểu thương, đơn vị, đối tác bán lẻ... Tại gian hàng NAPAS, người dân có thể tận hưởng nhiều ưu đãi, khuyến mại cùng hàng nghìn quà tặng giá trị từ NAPAS và các đối tác thông qua các hoạt động trải nghiệm dịch vụ thanh toán thẻ NAPAS, thanh toán không tiếp xúc, phương thức thanh toán dựa trên nhận dạng khuôn mặt của người dùng.
Trái cây vào mùa giảm giá, kích cầu tiêu dùng Thị trường - Tài chính

Trái cây vào mùa giảm giá, kích cầu tiêu dùng

TTTĐ - Hiện nhiều loại trái cây đã bước vào mùa chính vụ, được bày bán đa dạng ở khắp các khu mua sắm tại TP Hồ Chí Minh với giá được cho là vừa túi tiền.
Xem thêm