Tag

Xây dựng kế hoạch nâng cấp hệ thống đê điều, công trình thủy lợi

Nông thôn mới 21/07/2021 12:05
aa
TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội nghiên cứu, đề xuất kế hoạch tổng thể đầu tư nâng cấp hệ thống đê điều, công trình thủy lợi cho giai đoạn 2021-2025 và có tầm nhìn tương xứng với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô
Hà Nội: Hàng trăm vụ xâm hại công trình thủy lợi không bị xử lý Khu vực trung du và đồng bằng Bắc bộ cơ bản lấy đủ nước gieo cấy Huy động sức dân xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp ngày 6/7/2021 về tiến độ triển khai và bố trí vốn cho các dự án xử lý cấp bách trên sông Bùi, sông Đáy thuộc địa bàn huyện Chương Mỹ và huyện Mỹ Đức.

Xây dựng kế hoạch nâng cấp hệ thống đê điều, công trình thủy lợi
Ảnh minh họa

Hà Nội có hệ thống đê lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Hồng, trong đó có gần 38km đê hữu Hồng là đê cấp đặc biệt bảo vệ trực tiếp cho khu vực trung tâm thành phố. Hệ thống đê Hà Nội thường xuyên được đầu tư tu bổ, nâng cấp, phục vụ công tác phòng, chống lụt bão, bảo vệ Thủ đô.

Tuy nhiên, việc bố trí vốn đầu tư cho hệ thống đê điều thời gian qua còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu, mang tính manh mún, chưa đổi mới công nghệ, chưa có kế hoạch đầu tư tổng thể phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô. Nhiều vị trí đê điều bị sạt lở phải thực hiện xử lý khẩn cấp cục bộ, thiếu tính đồng bộ, bị động, làm giảm hiệu quả đầu tư. Hiện trạng một số tuyến đê của thành phố còn kém hơn hệ thống đê của các tỉnh lân cận.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội nghiên cứu, đề xuất kế hoạch tổng thể đầu tư nâng cấp hệ thống đê điều, công trình thủy lợi cho giai đoạn theo chu kỳ 5 năm 2021-2025 và có tầm nhìn tương xứng với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô, bảo đảm việc đầu tư đồng bộ, tránh dàn trải, tránh bị động, giảm thiểu công trình phải xử lý khẩn cấp, không theo kế hoạch.

Trong tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng các dự án công trình đê điều, thủy lợi cần giảm thiểu, tiến tới loại bỏ các phương án truyền thống, lạc hậu, kém hiệu quả, ưu tiên áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, bền vững lâu dài; Làm cơ sở để Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tham mưu UBND thành phố cân đối nguồn vốn đầu tư, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của công tác phòng, chống thiên tai, bảo đảm an toàn hệ thống công trình đê điều, thủy lợi, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô...

Về dự án xử lý khẩn cấp sự cố sạt lở trên địa bàn huyện Chương Mỹ và huyện Mỹ Đức, Phó Chủ tịch UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Sở Tài chính rà soát, cân đối đủ nguồn vốn, tham mưu UBND thành phố bảo đảm đúng quy định của pháp luật, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, kịp thời phục vụ công tác phòng, chống lụt bão năm 2021 và những năm tiếp theo.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm