Tag

Xây dựng NTM tại huyện Đông Anh: Đáng tự hào nhưng không được chủ quan

Nông thôn mới 08/08/2017 15:28
aa
TTTĐ.VN- “Đến nay, những kết quả trong xây dựng nông thôn mới mà huyện Đông Anh đã đạt được là rất đáng phấn khởi, rất đáng tự hào nhưng nhiệm vụ trong thời gian tới cũng rất nặng nề nên các đồng chí không được lơ là, chủ quan, ngủ quên trên thành tích”.

Xây dựng NTM tại huyện Đông Anh: Đáng tự hào nhưng không được chủ quan

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh tại buổi làm việc với cán bộ huyện Đông Anh về công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) sáng 8/8.Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng, việc huyện Đông Anh trở thành huyện thứ 2 của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2016 là một thành tích rất đáng tự hào. Tuy nhiên, nhiệm vụ trước mắt để tiếp tục giữ vững thành tích đối với huyện Đông Anh là rất nặng nề nên huyện không được lơ là, chủ quan.

Ngày 8/8, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU, Trưởng đoàn kiểm tra số 01 của Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã kiểm tra việc thực hiện Chương trình 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020” tại huyện Đông Anh.

Cùng dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến.


Xây dựng NTM tại huyện Đông Anh: Đáng tự hào nhưng không được chủ quan
Phó Bí Thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm trường mầm non xã Đông Hội, huyện Đông Anh

NTM trong bối cảnh đô thị hóa

Đoàn đã kiểm tra sản xuất tại xã Đông Hội và Tàm Xá. Tại xã Đông Hội, Đoàn kiểm tra cơ sở vật chất dạy và học tại trường mầm non và trường tiểu học Đông Hội. Xã Đông Hội đã hoàn thành xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015. Hiện nay, xã có tốc độ đô thị hóa khá nhanh. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của địa phương đã thu hồi khoảng 200ha phục vụ các dự án công nghiệp, đô thị.

Do tốc độ đô thị hóa nhanh nên địa phương đang gặp một số khó khăn trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho nông dân sau thu hồi đất; việc gia tăng dân số dẫn tới các trường học đều quá tải; một số công trình như trụ sở xã do đầu tư xây dựng từ lâu đã xuống cấp, chưa đáp ứng được yêu cầu... Hiện nay, xã Đông Hội được thành phố chọn đầu tư xây dựng điểm xã NTM trong bối cảnh đô thị hóa.

Trao đổi với lãnh đạo địa phương, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng biểu dương xã Đông Hội trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội. Tuy vậy, so với mặt bằng chung các xã trên địa bàn huyện Đông Anh, xã Đông Hội còn nhiều khó khăn, dân số tham gia sản xuất nông nghiệp khá nhiều.

Dù đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nhưng xã Đông Hội cần tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí, hướng tới xây dựng NTM gắn với phát triển đô thị trong tương lai. Xã Đông Hội cần làm tốt công tác tuyên truyền, quan tâm đến công tác quy hoạch gắn kết với phát triển đô thị. Huyện Đông Anh tiếp tục quan tâm hoàn thiện hạ tầng, phát triển các thiết chế văn hóa, giải quyết việc làm cho nông dân sau thu hồi đất để có thu nhập ổn định.

Tại xã Tàm Xá, Đoàn đã kiểm tra sản xuất tại vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ ngô sang quất cảnh. Hiện nay, xã Tàm Xá đã chuyển đổi được gần 60/218ha đất bãi sang mô hình quất cảnh cho hiệu quả kinh tế cao, đạt bình quân 800 triệu đồng/ha/năm. Xã Tàm Xá đã hỗ trợ kéo điện ra khu vực chuyển đổi, mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân. Diện tích đất nông nghiệp còn lại nhân dân trồng chuối, rau xanh và chỉ còn 70ha trồng ngô. Thời gian tới, xã Tàm Xá tiếp tục vận động nhân dân nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả thay thế dần cây ngô.


Xây dựng NTM tại huyện Đông Anh: Đáng tự hào nhưng không được chủ quan
Phó Bí Thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm mô hình trồng quất tại xã Tàm Xá, huyện Đông Anh

Thành công trong chuyển đổi mô hình sản xuất

Theo ông Phạm Văn Châm, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho biết, thời gian qua, huyện đã thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình hỗ trợ, giúp nông dân giảm bớt khó khăn, thúc đẩy sản xuất, qua đó đã giúp cho sản xuất nông nghiệp có nhiều bước tiến bền vững. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2016 đạt 2.385 tỷ đồng. Trong tháng 6 đầu năm 2017 đạt 1.311 tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2016. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, ngành trồng trọt chiếm 54,9%, chăn nuôi 45,1%.

Huyện đã tập trung chỉ đạo các xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã theo quy hoạch. Năm 2016 chuyển đổi được 125 ha, riêng 6 tháng đầu năm 2017 đã chuyển đổi được 70 ha. Theo kế hoạch cả giai đoạn 2016-2020 sẽ chuyển đổi thêm 800ha.

Hiện nay huyện đang chỉ đạo rà soát lại quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng 23 xã cho phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xây dựng 4 đề án. Như đề án chuyển đổi cơ cấu giống, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới để thay đổi cơ cấu vụ mùa, tăng vụ, sản xuất trái vụ giai đoạn 2018-2020. Đề án hỗ trợ ứng dụng rộng rãi chế phẩm sinh học để xử lý rơm, rạ thành phân bón hữu cơ ngay tại ruộng và cho các cây trồng khác.

Ngoài ra huyện cũng hỗ trợ để khuyến khích sản xuất lúa/rau/quả theo hướng hữu cơ, không sử dụng phân hóa học, thuốc hóa học cũng như thuốc có nguồn gốc sinh học nhưng có độ độc cao. Huyện đã xây dựng điểm cung cấp thực phẩm an toàn, có xác nhận, tập trung cho sản phẩm rau, thịt gia súc, gia cầm sạch trên địa bàn từng bước thiết lập chuỗi liên kết, khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm sạch.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, huyện có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn nhất thành phố, với tổng đàn tính đến tháng 6/2017 huyện có tổng đàn lợn là 81.677 con, đàn trâu bò 10.126 con, lợn sinh sản trên 20 nái có 55 hộ, chăn nuôi gia cầm trang trại có trên 2.000 con có 156 hộ. Phần lớn chăn nuôi tập trung tại hơn 500 trang trại với tổng diện tích 650 ha, trong đó có 210 trang trại được UBND huyện phê duyệt, 300 trang trại do xã giao thầu, giao khoán. Các trang trại đảm bảo xa khu dân cư, đảm bảo môi trường.

Đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp công nghệ cao và vùng sản xuất hàng hóa tập trung cũng được huyện đầu tư. Hiện nay huyện đã hình vùng sản xuất lúa nếp cái hoa vàng ở 6 xã trên địa bàn huyện với 700 ha; vùng rau an toàn tại xã Vân Nội, Tiên Dương, Nam Hồng… với diện tích trên 800 ha. Huyện đã phối hợp với một số doanh nghiệp xây dựng cơ sở sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ tưới của Israel ở xã Liên Hà với diện tích hơn 1000m2, doanh thu 400-500 triệu đồng/năm. Ngoài ra trong lĩnh vực chăn nuôi có 5 trang trại VietGap chăn nuôi lợn, gà công nghệ cao…

Về xây dựng NTM huyện đã chỉ đạo nhiều hoạt động thiết thực tuyên truyền và tổ chức thưc hiện Cuộc vận động toàn dân đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống. Huyện có 22/23 xã được UBND TP Hà Nội công nhận “Xã đạt chuẩn xây dựng NTM”. Năm 2017 phấn đấu đưa xã còn lại là Dục Tú về đích NTM.

Để tạo dựng vùng nông thôn phát triển đồng bộ, năm 2017 huyện đã tiến hành rà soát lại quy hoạch ở 23/23 xã, các xã đã điều chỉnh, bổ sung đề án xây dựng nông thôn mới theo Bộ Tiêu chí Quốc gia về NTM giai đoạn 2016-2020, có 4 xã cần điều chỉnh, bổ sung quy hoạch NTM và 1 xã đã lập quy hoạch xây dựng mô hình điển hình tiên tiến.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Đông Anh cũng kiến nghị Thành phố tiếp tục quan tâm, tăng mức hỗ trợ kinh phí để huyện có đủ nguồn lực thực hiện Chương trình NTM; Cấp kinh phí đầu tư xây dựng trường học của huyện, đặc biệt là tại các xã xung quanh khu công nghiệp Thăng Long. Ngoài huyện mong muốn thành phố hỗ trợ lập các đồ án quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn tỷ lệ 1/500.


Xây dựng NTM tại huyện Đông Anh: Đáng tự hào nhưng không được chủ quan
Phó Bí Thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu tại buổi làm việc với huyện Đông Anh.

Rất đáng tự hào

Phát biểu tại buổi làm việc với huyện Đông Anh, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thành đặc biệt hoan nghênh và biểu dương những kết quả mà cán bộ và nhân dân Đông Anh đã đạt được trong thời qua. Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng rất ấn tượng với mức thu nhập của trung bình thuộc tốp đầu của TP Hà Nội khi đạt tới 41 triệu đồng/người/năm của huyện Đông Anh. Tỉ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,67%.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng đánh giá rất cao phong trào văn hóa văn nghệ trong nhân dân cũng như những tiến bộ về y tế, giáo dục; tỷ lệ lao động có việc làm tại địa phương. Đặc biệt, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng rất hoan nghênh phong trào thực hiện việc cưới, việc tang văn minh của Đông Anh, trong đó đồng chí rất ấn tượng với tỉ lệ hỏa táng cao nhất thành phố Hà Nội của huyện Đông Anh, trên 70%.

Trong xây dựng NTM, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng đặc biệt biểu dương huyện Đông Anh trong việc huy động vốn cho xây dựng NTM. Từ năm 2016 đến nay, Đông Anh đã huy động 1.284 tỉ đồng cho xây dựng NTM, trong đó 47,2 tỉ đồng được huy động từ các doanh nghiệp và 25 tỉ đồng từ phía người dân.

Không ngủ quên trên thành tích

Tuy nhiên, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng lưu ý với cán bộ huyện Đông Anh bên cạnh những kết quả đáng phấn khởi cũng cần nghiêm túc chỉ ra những tồn tại, hạn chế để tìm cách khắc phục nhanh chóng.

Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng đã thẳng thắn chỉ ra những điểm còn hạn chế của huyện này. Đó là hạn chế trong việc lập quy hoạch chi tiết tại các thôn xã. Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, việc hiện nay Đông Anh mới có 14/155 thôn và 5/23 xã được lập quy hoạch chi tiết là rất chậm trễ.

Đồng chí chỉ đạo huyện Đông Anh cần phải quan tâm hơn nữa trong việc lập quy hoạch chi tiết cho các vùng để việc sử dụng, quản lý đất đai, trật tự xây dựng được tốt hơn. Đặc biệt Đông Anh cần ưu tiên lập quy hoạch trước cho các xã nằm trong vùng quy hoạch đô thị trong quy hoạch chung của Thành phố.

“Quy hoạch chi tiết phải được làm khẩn trương, chi tiết. Phải tính khu vực nào gắn với phát triển đô thị thì làm trước. Quy hoạch rồi thì phải công bố công khai. Những xã thuần nông chưa tính đến quy hoạch đô thì thì phải khẩn trương phát triển trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, thu hút doanh nghiệp vào đầu tư” – đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng nói.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng nhắc nhở Đông Anh trong việc thực hiện các tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa, giáo dục. Theo đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, việc Đông Anh hiện nay mới chỉ có 13/23 xã có nhà văn hóa đạt chuẩn và số lượng trường đạt chuẩn quốc gia không tăng nhiều trong nhiệm kỳ này là điều rất đáng lo ngại.

Nhấn mạnh trong giai đoạn 2 (2016-2020), các tiêu chí NTM được nâng cao lên rất nhiều, đòi hỏi khắt khe hơn nên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội chỉ đạo huyện Đông Anh cần phải rất quyết liệt, tập trung nguồn lực toàn dân để nâng cao các tiêu chí NTM, tiếp tục giữ vững thành tích huyện đạt chuẩn NTM mà huyện đã đạt được trong năm 2016. Không những thế, Đông Anh cần chú trọng xây dựng NTM bền vững gắn với phát triển đô thị bởi theo quy hoạch của TP Hà Nội, Đông Anh sẽ phát triển thành đô thị mới, phát triển hiện đại và sôi động của Thủ đô trong những năm tới.

Ngoài ra, Đông Anh cần tập trung phát triển các doanh nghiệp nông thôn với các xã không còn đất nông nghiệp; quan tâm đến việc làm của người lao động sau chuyển đổi mục đích sử dụng đất; Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, môi trường, quy hoạch đã được phê duyệt; Đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh từ huyện tới xã, thôn…

“Nếu các đồng chí không tập trung xây dựng đồng bộ từ huyện đến xã thì Đông Anh sẽ tụt hậu. Tư duy đầu tư cũng cần phải thay đổi. Các đồng chí cần xem xét lại công tác cán bộ nếu các dự án đầu tư không mang lại hiệu quả. Đến nay, những kết quả trong xây dựng NTM mà Đông Anh đã đạt được là rất đáng phấn khởi, rất đáng tự hào nhưng các đồng chí không được chủ quan” – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội kết luận.

Chiều nay (8/8), Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng tiếp tục thăm và kiểm tra tiến độ xây dựng NTM tại huyện Gia Lâm.

Tin liên quan

Đọc thêm

Kỳ vọng tạo bước chuyển mang tính đột phá về tư duy làm nông nghiệp Nông thôn mới

Kỳ vọng tạo bước chuyển mang tính đột phá về tư duy làm nông nghiệp

TTTĐ - Ngày 17/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về tiến độ triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.
Nâng cao năng lực cho phụ nữ, tạo cơ hội phát triển kinh tế bền vững Nông thôn mới

Nâng cao năng lực cho phụ nữ, tạo cơ hội phát triển kinh tế bền vững

TTTĐ - Sáng 16/7, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình phối hợp với tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam tổ chức sự kiện kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm với chủ đề “Phụ nữ Hòa Bình hội nhập, phát triển kinh tế bền vững”.
Chính sách tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Nông thôn mới

Chính sách tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

TTTĐ - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 10/2024/QĐ-TTg ngày 15/7/2024 về tín dụng thực hiện cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Trao tặng bức tranh chân dung Bác Hồ được ghép từ hoa sen Nông thôn mới

Trao tặng bức tranh chân dung Bác Hồ được ghép từ hoa sen

TTTĐ - Trong khuôn khổ của Lễ hội Sen Hà Nội 2024, tối 14/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tặng Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, bức tranh kính chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ghép từ gần 2.000 bức ảnh sen và 30 giống sen quý, do các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Rau quả bảo tồn và phát triển.
Sản phẩm OCOP là “sức sống” của cộng đồng nông thôn Kinh tế

Sản phẩm OCOP là “sức sống” của cộng đồng nông thôn

TTTĐ - Trong khuôn khổ Lễ hội sen Hà Nội 2024 và sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan đã thăm quan và động viên các chủ thể tham gia sự kiện.
Hà Nội phấn đấu thêm 4 huyện đạt NTM nâng cao trong tháng 7/2024 Kinh tế

Hà Nội phấn đấu thêm 4 huyện đạt NTM nâng cao trong tháng 7/2024

TTTĐ - Thủ đô Hà Nội đề ra mục tiêu có ít nhất 4 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao trong tháng 7/2024 gồm: Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đông Anh.
Phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP

TTTĐ - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay Hà Nội đã đánh giá, phân hạng 2.723 sản phẩm. Đây là tài nguyên rất lớn để các địa phương phát triển du lịch.
Xây dựng mạng lưới giao thông - đòn bẩy phát triển kinh tế Nông thôn mới

Xây dựng mạng lưới giao thông - đòn bẩy phát triển kinh tế

TTTĐ - Chủ tịch UBND huyện Thường Tín (Hà Nội) Nguyễn Xuân Minh cho biết, huyện xác định hạ tầng giao thông có vai trò quan trọng, là đòn bẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Nông trường 720 tổ chức hội thi cán bộ Công đoàn giỏi Nông thôn mới

Nông trường 720 tổ chức hội thi cán bộ Công đoàn giỏi

TTTĐ - Ngày 10/7, Nông trường 720 (Binh đoàn 16) tổ chức hội thi cán bộ Công đoàn giỏi.
"Đòn bẩy" cho các làng nghề phát triển bền vững và vươn xa Nông thôn mới

"Đòn bẩy" cho các làng nghề phát triển bền vững và vươn xa

TTTĐ - Để gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm làng nghề trên thị trường, Hà Nội đang triển khai xây dựng Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Xem thêm