Tag

Xây dựng thương hiệu vải thiều Thanh Hà hướng đến các thị trường “khó tính”

Kinh tế 07/06/2023 15:05
aa
TTTĐ - Ngoài thị trường Trung Quốc, vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) đang hướng tới các nước như: Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan...
Vải thiều đặc sản Việt Nam gắn tem truy xuất nguồn gốc lần đầu sang Pháp Người dân ở Pháp chuộng vải thiều Việt Nam Vải thiều Việt Nam thêm “cánh cửa” xuất khẩu sang Nhật Bản Chắp cánh cho vải thiều Việt Nam "bay xa" Vải thiều Việt Nam lần đầu xuất hiện tại lễ hội ở Nhật Bản

Liên quan đến tình hình sản xuất và tiêu thụ vải Thanh Hà năm 2023, phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi với bà Hoàng Thị Thúy Hà, Ủy viên Ban Thường vụ huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Thanh Hà (Hải Dương) về vấn đề này.

PV: Thưa bà, xin bà cho biết tình hình sản xuất và tiêu thụ quả vải trên địa bàn huyện Thanh Hà hiện nay có những thuận lợi và khó khăn gì?

- Bà Hoàng Thị Thúy Hà: Năm 2023 diện tích sản xuất vải của huyện trên 3.200ha, trong đó vải sớm khoảng 1.700 ha, vải chính vụ khoảng hơn 1.500 ha. Tỷ lệ vải ra hoa đạt trên 90% diện tích; Sản lượng vải ước đạt 30.000 (35.000 tấn). Trong đó: Vải sớm 20.000 (23.000 tấn); Vải chính vụ 10.000 (12.000 tấn).

100% diện tích vải được người dân áp dụng quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn GAP, trong đó có gần 450ha được chứng nhận đạt chuẩn VietGAP, 50ha được chứng nhận đạt chuẩn GlobalGAP. Trên địa bàn huyện có 168 mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường quốc tế; Có 6 mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu vải Thanh Hà.

Xây dựng thương hiệu vải thiều Thanh Hà hướng đến các thị trường “khó tính”
Bà Hoàng Thị Thúy Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Thanh Hà

Hiện nay đang là thời điểm thu hoạch trà vải sớm: U hồng, tàu lai; Vải thiều chính vụ dự kiến cho thu hoạch từ 10/6. Tình hình tiêu thụ vải Thanh Hà cơ bản thuận lợi. Giống vải u trứng 100% sản lượng tiêu thụ tại thị trường trong nước, làm quà. Giống vải u hồng khoảng 70% xuất khẩu sang Trung Quốc, một phần sản lượng xuất khẩu sang Nhật, Úc, Thái Lan. Giống vải tàu lai đang thu hoạch chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc.

Giá vải u trứng trắng đầu mùa từ 80.000 - 90.000 đồng/kg; Vải u trứng gai từ 45.000 - 50.000 đồng/kg; Vải u hồng từ 20.000 - 30.000 đồng/kg; Vải tàu lai từ 25.000 - 40.000 đồng/kg.

PV: Trước khi bắt đầu vào vụ vải năm nay, huyện Thanh Hà đã có sự chuẩn bị và vào cuộc như thế nào để tháo gỡ những khó khăn cũng như tăng năng suất, sản lượng và đẩy mạnh tiêu thụ vải cho người dân, thưa bà?

- Bà Hoàng Thị Thúy Hà: Để chủ động trong sản xuất và tiêu thụ, UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn như Phòng NN&PTNT, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp và UBND các xã, thị trấn thường xuyên chỉ đạo, khuyến cáo hộ dân sản xuất theo quy trình GAP, quy trình, quy định vùng xuất khẩu ngay từ đầu vụ vải 2022 - 2023.

Xây dựng thương hiệu vải thiều Thanh Hà hướng đến các thị trường “khó tính”
Sơ chế vải Thanh Hà xuất khẩu

Cán bộ cơ quan chuyên môn của huyện cũng thường xuyên kiểm tra vùng sản xuất, hướng dẫn, giám sát hộ dân sản xuất vải. Đặc biệt là những hộ dân có vườn vải trong vùng đã được cấp mã số vùng sản xuất xuất khẩu thực hiện nghiêm các quy định như: Vệ sinh vườn, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật theo danh mục khuyến cáo, ghi chép nhật ký chăm sóc…

Trong công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, ngay khi bước vào vụ vải 2022-2023 UBND huyện đã xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm vải thiều Thanh Hà đến các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn.

Thời điểm vải thiều đậu quả, để chủ động cho công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ, UBND huyện tiếp tục có Thông báo số 14/TB-UBND, ngày 14/3/2023 phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn trong chỉ đạo sản xuất, xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà.

Xây dựng thương hiệu vải thiều Thanh Hà hướng đến các thị trường “khó tính”
Đoàn doanh nghiệp Nhật Bản thăm vùng trồng vải xuất khẩu ở Thanh Hà

Cuối tháng 3/2023 UBND huyện đã chủ động tổ chức họp cùng các xã trọng điểm, các cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch, giải pháp bố trí bãi đỗ xe, các điểm thu mua vải tập trung cho mùa thu hoạch vải năm 2023. Đến cuối tháng 4/2023 UBND huyện đã phối hợp với Sở Công thương tổ chức Hội nghị quảng bá, xúc tiến tiêu thụ vải tại huyện, chủ động mời các doanh nghiệp, siêu thị, công ty, các hợp tác xã xây dựng kế hoạch, phương án, ký kết hợp đồng tiêu thụ vải cho nông dân.

Trong công tác tuyên truyền, UBND huyện đã chủ động chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các Sở ngành của tỉnh xây dựng kế hoạch, lên chương trình quảng bá, tuyên truyền về vải thiều Thanh Hà và du lịch mùa vải trên địa bàn huyện Thanh Hà.

PV: Bà đánh giá thế nào về thị trường tiêu thụ của quả vải Thanh Hà trong những năm gần đây? Thời gian qua, UBND huyện đã có những giải pháp gì để tìm kiếm những thị trường tiềm năng mới cho quả vải, thưa bà?

- Bà Hoàng Thị Thúy Hà: Thị trường chính xuất khẩu vải thiều Thanh Hà vẫn là Trung Quốc. Để chủ động, các địa phương, hộ thu mua đã đăng ký duy trì, cấp mới mã số cơ sở đóng gói để đảm bảo yêu cầu từ phía Trung Quốc. Đồng thời, các cơ sở thu mua vải đã chủ động hoàn tất các thủ thục, giao dịch với phía Trung Quốc trước khi bước vào vụ thu hoạch vải.

Ngoài xuất khẩu sang Trung Quốc, vải thiều Thanh Hà vẫn hướng tới các thị trường quốc tế cao cấp như: Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Úc. Công ty Rồng Đỏ, Công ty Ameij vẫn chủ động các đơn hàng vải thiều Thanh Hà để đưa sang các thị trường cao cấp này.

Xây dựng thương hiệu vải thiều Thanh Hà hướng đến các thị trường “khó tính”
Đoàn doanh nghiệp Nhật Bản thăm cây vải tổ ở Thanh Hà

PV: Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều đơn vị kinh doanh ở các tỉnh, thành phố lấy vải ở nơi khác nhưng khi rao bán lại lấy thương hiệu vải Thanh Hà làm ảnh hưởng đến thương hiệu vải Thanh Hà, trước thực trạng đó, UBND huyện đã có những giải pháp gì để ngăn chặn tình trạng này, đồng thời bà có thể cho người tiêu dùng biết một số cách phân biệt vải Thanh Hà với quả vải ở nơi khác?

- Bà Hoàng Thị Thúy Hà: Trước tiên, UBND huyện sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, quảng bá thương hiệu vải thiều trên các kênh truyền thông để mọi thông tin về vải thiều Thanh Hà đến được với toàn bộ người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.

Trong quá trình tuyên truyền, quảng bá sản phẩm vải thiều Thanh Hà, UBND huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các kênh truyền thông giới thiệu chỉ tiết về đặc điểm, cách nhận biết cũng như những nét đặc sắc khác biệt của quả vải thiều Thanh Hà so với các quả vải thiều được sản xuất ở những nơi khác ngoài địa phận Thanh Hà để mọi người tiêu dùng biết, phân biệt được và tìm tới mua vải thiều Thanh Hà đúng nguồn gốc, xuất xứ.

Xây dựng thương hiệu vải thiều Thanh Hà hướng đến các thị trường “khó tính”

Vải Thanh Hà đang bước vào thời kỳ thu hoạc

Cùng với đó, UBND huyện cũng tiếp tục thực hiện duy trì mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm vải thiều Thanh Hà, khi người tiêu dùng mua vải Thanh Hà sẽ được quét mã, truy xuất nguồn gốc xuất sứ sản phẩm, đảm bảo không bị mua sai, không bị lừa nhái sản phẩm.

Vải thiều được trồng trên đất Thanh Hà có nét đặc trưng và có nhiều ưu thế về chất lượng so với vải thiều được trồng ở các địa phương khác. Cụ thể: Quả vải thiều khi chín có màu vỏ hồng sáng, trong quá trình bảo quản thời gian chuyển màu từ đỏ hồng sang đỏ sẫm lâu hơn so với quả vải thiều ở các nơi khác.

Quả vải khi chín vỏ mỏng, gai lì, lớp vỏ lụa dai. So sánh với vải ở các nơi khác vỏ quả thường dày thân gai to xù xì hơn. Vải thiều Thanh Hà có hạt nhỏ, tỷ lệ phần thịt quả cao hơn, đặc biệt những cây vải nhiều tuổi hạt nhỏ hơn cây vải ít tuổi (cây nhiều tuổi có tỷ lệ thịt quả chiếm từ 78-83%, cây ít tuổi tỷ lệ thịt quả chiếm 72-77%).

Vải thiều Thanh Hà có vị ngọt đậm, hương thơm mát đặc trưng, khi ăn lưu giữ hương vị lâu hơn. Nét đặc trưng khác biệt giữa vải thiều Thanh Hà với vải thiều ở các nơi khác đó là: Độ giòn của cùi, cùi vải ráo, khi bóc không bị chảy nước, ăn có cảm giác giòn (vải các nơi khác thường cùi mềm, ăn thấy dai, không giòn).

Tổng quan lại những nét đặc trưng của Vải thiều chính gốc Thanh Hà đó là: Vỏ quả khi chín màu đỏ tươi, vỏ giãn đều làm cho bề mặt quả phẳng, gai lì, hạt nhỏ, thịt quả dày có màu trắng trong, ăn giòn, vị ngọt thanh và mát, không chua, không chát và có mùi thơm nhẹ.

Với những đặc điểm đặc trưng nổi bật và khác biệt của quả vải thiều Thanh Hà trồng tại Thanh Hà, năm 2007 sản phẩm vải thiều Thanh Hà đã được cấp bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý theo Quyết định số 353/QĐ-SHTT ngày 25/5/2007 của Cục Sở hữu trí tuệ.

-PV: Xin trân trọng cảm ơn bà!

Đọc thêm

Bảo vệ quyền và lợi ích cho lao động nữ thông qua đối thoại Lao động - Việc làm

Bảo vệ quyền và lợi ích cho lao động nữ thông qua đối thoại

TTTĐ - Ngày 7/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và Công đoàn Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội để chuẩn bị các nội dung phục vụ việc tổ chức hoạt động điểm “Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc” năm 2025.
Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá Kinh tế

Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá

TTTĐ - Từ một cơ sở giặt là nội bộ, bằng tư duy chiến lược, đổi mới toàn diện, Xí nghiệp Giặt là SAPY đã bứt phá, trở thành đối tác quan trọng của nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp tại Hà Nội.
Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được đánh giá là một bước ngoặt quan trọng, tạo tiền đề cho sự thay đổi về chất của khu vực kinh tế này.
Bảo đảm điện cho tăng trưởng – Yêu cầu và giải pháp Kinh tế

Bảo đảm điện cho tăng trưởng – Yêu cầu và giải pháp

TTTĐ - Ngày 7/5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm “Bảo đảm điện cho tăng trưởng – Yêu cầu và giải pháp" nhằm phân tích, kiến giải, luận bàn giải pháp, kịch bản, sự chuẩn bị của ngành điện để đáp ứng nhu cầu điện cho tăng trưởng trong bối cảnh mới.
Không loại trừ giá vàng tăng do đầu cơ, thổi giá, trục lợi Thị trường - Tài chính

Không loại trừ giá vàng tăng do đầu cơ, thổi giá, trục lợi

TTTĐ - Trước diễn biến giá vàng tăng cao, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, không loại trừ nguyên nhân có một số doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng tình hình biến động của thị trường để đầu cơ, thổi giá, trục lợi.
Phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể Kinh tế

Phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể và các giải pháp đột phá nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” và là “lực lượng tiên phong” của nền kinh tế…
Bình Thuận: Xuất khẩu 4 tháng đầu năm ước đạt 290,7 triệu USD Thị trường - Tài chính

Bình Thuận: Xuất khẩu 4 tháng đầu năm ước đạt 290,7 triệu USD

TTTĐ - Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Bình Thuận 4 tháng đầu năm 2025 ước đạt 290,7 triệu USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ năm trước.
Quảng Trị: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc đầu tư công Thị trường - Tài chính

Quảng Trị: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc đầu tư công

TTTĐ - Tỉnh Quảng Trị đang tiếp tục duy trì hiệu quả hoạt động của các tổ công tác giải ngân vốn đầu tư công nhằm giải quyết kịp thời các vướng mắc.
Xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”, bố trí cán bộ theo vị trí việc làm Kinh tế

Xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”, bố trí cán bộ theo vị trí việc làm

TTTĐ - Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) quy định rõ việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức phải căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm và năng lực, kết quả, hiệu quả thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức...
Gần 1700 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm Kinh tế

Gần 1700 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm

TTTĐ - Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2025 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 10/5 tại Trường THCS Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Xem thêm