Tag

Xếp bút nghiên lên đường cầm súng, tuổi xanh nguyện ước lòng ghi sâu

Người Hà Nội 30/04/2023 09:00
aa
TTTĐ - Đó là tinh thần hăng hái của thanh niên Hà Nội xung phong lên đường vào Nam chiến đấu. Trong những tháng ngày hoa lửa ấy, nhiệt huyết của tuổi trẻ đã đi vào văn chương, nghệ thuật để mãi mãi về sau chúng ta được thấu hiểu, nghiêng mình tri ân.
Nữ tân binh "cất" bằng y khoa lên đường nhập ngũ

Trong giai đoạn từ năm 1970 đến năm 1972, thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn ác liệt, hơn 10.000 sinh viên các trường đại học ở Hà Nội đã xếp bút nghiên để ra trận chiến đấu. Những hình ảnh, ký ức ấy đã đi vào văn chương, nghệ thuật đầy hào hoa và đậm chất Thủ đô.

Xếp bút nghiên, trở thành chiến sĩ

Cách đây 53 năm, khi ấy là dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 năm 1970, ngay trước thềm năm học mới, hưởng ứng phong trào “Ba sẵn sàng” và thực hiện lệnh tổng động viên, các địa phương đồng loạt gọi thanh niên, sinh viên đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và lên đường nhập ngũ vào ngày 24/8.

Giai đoạn năm 1970 - 1972, nước ta đang bước vào giai đoạn khẩn trương của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhu cầu chi viện cho miền Nam trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Hơn 10.000 sinh viên Thủ đô đã sẵn sàng, “xếp bút nghiên để chiến đấu vì một màu cờ đỏ tươi”.

Nhập ngũ đông nhất là sinh viên các trường Bách khoa, Tổng hợp, Nông nghiệp, Xây dựng, Kinh tế kế hoạch (nay là Kinh tế quốc dân). Có nhiều người mới học xong năm thứ nhất nhưng cũng có người sắp tốt nghiệp, chuẩn bị đi tu nghiệp nước ngoài.

Sinh viên Hà Nội sẵn sàng lên đường nhập ngũ (Ảnh tư liệu)
Sinh viên Hà Nội sẵn sàng lên đường nhập ngũ (Ảnh tư liệu)

Đại tá Ngô Mậu Chiến, nguyên Chính ủy Sư đoàn Phòng không 377 xúc động kể lại: “Tôi nhập ngũ ngày 24/8/1970 lúc đang là sinh viên năm 3 Trường Đại học Thủy lợi. Tuy còn có những suy nghĩ đắn đo nhưng lòng quyết tâm và khí thế hừng hực của tuổi 20 lúc đó hướng chúng tôi đến tâm nguyện cống hiến cho đất nước.

Khi đó Quân chủng Phòng không - Không quân chọn tất cả sinh viên để biên chế vào các đơn vị kỹ thuật và hầu hết chúng tôi đều về Sư đoàn 361 và 363. Thời gian này, bộ đội ta mới có loại tên lửa phòng không vác vai A72 (đầu bám nhiệt tự dẫn) do Liên Xô tài trợ. Tiêu chuẩn của xạ thủ sử dụng loại vũ khí này được các chuyên gia nước bạn yêu cầu cao.

Vì vậy, cả Tiểu đoàn 42 của Trung đoàn 263 tên lửa phòng không với phần lớn là sinh viên các trường Đại học Thủy lợi, Bách khoa, Ngoại giao, Sư phạm… nhập ngũ được điều về làm khung thành lập bốn đại đội để huấn luyện sử dụng cấp tốc loại vũ khí mới này theo chế độ cực kỳ bảo mật. Sau thời gian huấn luyện, chúng tôi được điều đi B chiến đấu ngay. Hành quân gian khổ hơn ba tháng không rơi rụng một chiến sĩ nào, tiểu đoàn vào tham chiến ngay tại mặt trận thị xã Bình Long (Thủ Dầu Một nay là tỉnh Bình Phước)”.

Đợt tuyển quân đông nhất là vào năm 1971, hàng nghìn sinh viên bước vào năm học mới cũng là lúc nhận được giấy báo nhập ngũ. Ngày 6/9/1971, lễ xuất quân của tân binh diễn ra ngay tại sân nhiều trường đại học, có bạn bè, thầy cô đưa tiễn. Toàn bộ sinh viên nhập ngũ đợt tháng 9/1971 ngày ấy, được đưa lên huấn luyện tại vùng đồi núi thuộc tỉnh Hà Bắc.

Ở đây, họ được học về chiến thuật, chiến lược, kỹ thuật sử dụng vũ khí và tác chiến. Mỗi đêm các tân binh phải đeo đến 20kg đất đựng trong sọt tre mà đi, chạy để rèn sức dẻo dai cho chuyến hành quân bộ vào miền Nam.

Xếp bút nghiên lên đường cầm súng, tuổi xanh nguyện ước lòng ghi sâu

Cuối đợt huấn luyện, sau khi phân loại là sinh viên trường nào, họ được xếp vào binh chủng cho phù hợp: Bách khoa thì vào pháo binh, thông tin; Y thì vào quân y; Mỏ - địa chất vào công binh; Kinh tế, tổng hợp vào bộ binh… Phần đông sinh viên được biên chế vào các đơn vị chiến đấu như các trung đoàn 95, 101, 18 của Sư đoàn 325, Sư đoàn 338, 308, trực tiếp tham chiến ở mặt trận Bình - Trị - Thiên.

Đầu năm 1972, chuyến tàu chở bộ đội, chủ yếu là tân binh sinh viên đi thẳng từ ga Kép (Bắc Giang) đến ga Vinh để từ đây hành quân vào chiến trường. Nhiều cựu sinh viên kể lại, khi tàu đi qua ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội ngày nay), những lá thư từ các toa được thả xuống trắng đường. Ngoài bì thư chỉ ghi vội dòng chữ “Nhờ ai nhặt được thư này chuyển đến giúp số nhà... Hẹn trở về, Hà Nội mến yêu” hay “Đi B, ngày”…

Lớp lính sinh viên ấy có mặt trên khắp trận tuyến, từ Thành cổ Quảng Trị đến chiến trường Đông Nam Bộ, tham gia giải phóng Buôn Ma Thuột, ở Sài Gòn vào ngày 30/4/1975. Trong hơn 10.000 người lên đường thì hơn một nửa hy sinh tại các mặt trận phía Nam, trên đất Lào nhưng nhiều nhất là trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972.

Có người ngã xuống ở cửa ngõ Sài Gòn như liệt sĩ Nguyễn Văn Tư (sinh viên Đại học Bách khoa), hy sinh lúc 10h sáng 30/4/1975, cách giờ phút đất nước thống nhất chưa đầy hai tiếng. Lời hẹn “trở về” đã có hơn một nửa mãi mãi không thực hiện được, họ đã ở lại với tuổi 20 trắng trong ở một vạt rừng, một trận chiến ác liệt nào đó…

Những chàng sinh viên năm xưa may mắn trở về, nay hầu hết đã trên dưới tuổi 70, mái đầu đã điểm bạc. Họ đã nỗ lực hết sức vì miền Nam máu thịt, vì Tổ quốc thân yêu.

Ký ức đi cùng nghệ thuật

Những hình ảnh, ký ức cùng với tinh thần xung phong, hăng hái, hết mình vào Nam chiến đấu cho ngày thắng lợi cuối cùng đã được đi sâu vào trong rất nhiều những tác phẩm văn chương, nghệ thuật để mãi mãi thế hệ sau được thấu hiểu và tri ân.

Mỗi tác phẩm là một màu sắc riêng, một nỗi nhớ, một vùng ký ức khác nhau, nhưng đâu đó ở trong tất cả những tác phẩm ấy, đều là sự tự hào, lòng dũng cảm của những sinh viên ngày ấy.

Thời tuổi trẻ sôi nổi đã đi vào văn chương, nghệ thuật
Thời tuổi trẻ sôi nổi đã đi vào văn chương, nghệ thuật

Cho tới nay, những tác phẩm ấy vẫn giống như những thước phim sống động lưu giữ về những ký ức của một thời đạn bom khốc liệt. Một số tác phẩm điển hình, có thể nhắc tới như bộ phim “Mùi cỏ cháy” của do nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm viết kịch bản, nhật ký “Mãi mãi tuổi 20” của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc hay cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” của của bác sĩ - liệt sĩ cùng tên...

Mỗi tác phẩm, đều ghi lại một dấu ấn riêng của một thời đạn bom, những nỗi niềm đau đáu được thể hiện qua từng con chữ, hay nét vẽ.

Xếp bút nghiên lên đường cầm súng, tuổi xanh nguyện ước lòng ghi sâu

Trong nhật ký “Mãi mãi tuổi 20” của anh Nguyễn Văn Thạc đã ghi lại rõ nét ngày hôm ấy, ngày 6/9/1971, ba ngàn sinh viên Hà Nội xuất quân trong ngày Hà Nội mưa trắng trời. Cùng bạn bè đứng dưới sân trường Đại học Tổng hợp trong lễ ra quân, bài Quốc ca anh đã nghe bao lần, lá cờ Tổ quốc quá đỗi thân thuộc nhưng chỉ khi ấy anh mới cảm nhận rõ rệt và thấm thía đó là máu của chính mình…

“Mãi mãi tuổi hai mươi” là cuốn sách được xuất bản dựa trên nhật ký “Chuyện đời” của anh Nguyễn Văn Thạc. Đây là cuốn sách được viết lúc bắt đầu vào ngày 2/10/1971 và kết thúc vào ngày 24/5/1972.

Nhật ký “Mãi mãi tuổi hai mươi” của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc là bức tranh sinh động đầy ý nghĩa kể về câu chuyện trong quân ngũ, những câu chuyện rất đỗi bình thường được thể hiện qua ngòi bút của chàng thanh niên trẻ.

Đọc “Mãi mãi tuổi 20” bạn sẽ thấy hình ảnh của một vùng quê miền Bắc được tái hiện một cách đầy nhẹ nhàng, mộc mạc và tinh tế đến lạ thường. Tác giả không chỉ nhớ về quê hương trong những ngày hành quân mà còn tự hào về nó như cái cách mà tác giả thốt lên “Tự hào lắm khi được lang thang trên đất mẹ hiền này và bảo vệ nó…”.

Xếp bút nghiên lên đường cầm súng, tuổi xanh nguyện ước lòng ghi sâu

Cuốn sách ấy còn cho ta biết được rằng, chỉ cần rời tay khỏi trang sách và sống cuộc đời của một người lính, tác giả hiểu được trách nhiệm của mình hơn. Trong mỗi chặng đường hành quân, mỗi trạm dừng chân đâu đó qua các cung đường khác nhau, Nguyễn Văn Thạc lại ghi chép một cách tỉ mỉ cột mốc đánh dấu cuộc đời mình.

Dẫu tuổi 20 còn chút bỡ ngỡ vì mất thăng bằng nhưng cũng phải biết rằng, “10 mấy năm được sống dưới bầu trời thanh bình, mình chưa biết rằng, mình đã sống một đời cách mạng”. Những năm tháng đó, người con trai tên Nguyễn Văn Thạc trong từng dòng nhật ký của mình đã nhớ về quê hương miền Bắc đầy dấu yêu, ghi lại những hình ảnh đời thường qua mỗi chặng đường hành quân, hiểu và biết trách nhiệm thực sự của mình là gì đối với quê hương đang chinh chiến khói lửa. Tất nhiên, cuốn nhật ký này cũng khiến người đọc cay cay khóe mắt khi nói về sự tha thiết thủy chung với mối tình sâu nặng cùng cô gái tên Như Anh.

Bộ phim “Mùi cỏ cháy” lại mở ra với câu chuyện về bốn chàng trai qua đó miêu tả chân thực về cuộc đời người chiến sĩ.

Bốn chàng trai ấy là Hoàng - Thành - Thăng - Long đang ngồi trên ghế giảng đường đại học. Theo lệnh tổng động viên, ngày 6/9/1971, bốn chàng sinh viên cùng hàng nghìn bạn bè đồng trang lứa đã lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu tại mặt trận Quảng Trị. Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm - biên kịch của bộ phim chia sẻ nhân vật Thăng lấy nguyên mẫu liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, còn Hoàng mang hình ảnh của ông.

Xếp bút nghiên lên đường cầm súng, tuổi xanh nguyện ước lòng ghi sâu

Dù vậy, khán giả có thể thấy hình ảnh của biết bao người lính, liệt sĩ như Vũ Đình Văn, Hoàng Giao Kim, Hoàng Thượng Lân... ở Hoàng - Thành - Thăng - Long.

“Mùi cỏ cháy” mở đầu dung dị, lôi cuốn với những chi tiết miêu tả chân thực về cuộc đời người chiến sĩ, đó là những quy định, kỷ luật nghiêm ngặt trong quân ngũ khi cả tiểu đội bị phạt vì hát tếu táo, là chặng hành quân đường dài khiến những chàng sinh viên Hà thành vốn chỉ quen với sách bút kiệt sức, là khát khao được yêu của những chàng trai trẻ.

Cao trào là đoạn phim tái hiện sự ác liệt trong 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972 đã gây xúc cảm mạnh cho người xem. Bom nổ liên tục, những đoàn quân vẫn lần lượt vượt sông Thạch Hãn sang bảo vệ thành cổ. Những hình ảnh mô tả sự ác liệt của cuộc chiến khiến khán giả lặng đi. Đoàn quân có 107 chiến sĩ thì lúc sang đến bờ bên kia chỉ còn lại 49. Các chiến sĩ vượt sông bên cạnh xác những đồng đội hy sinh trôi theo dòng nước.

Ngôi mộ Long vừa được đồng đội đắp đã bị bom phá tung, xác anh cũng không còn nguyên vẹn. Người chỉ huy vừa giao nhiệm vụ cho chiến sĩ bước ra khỏi lán trại đã bị bom ném tan xác... Một sự thật là trong cuộc chiến, bên cạnh sự anh dũng còn có cả nỗi sợ hãi nhưng trên tất cả, họ vẫn đối mặt với tất cả hiểm nguy, gian khó ấy cho ngày hòa bình sắp đến gần.

Xếp bút nghiên lên đường cầm súng, tuổi xanh nguyện ước lòng ghi sâu

Đó chỉ là 2 trong nhiều tác phẩm có nội dung sâu sắc, theo nhiều góc nhìn đa dạng về một thời đã qua. Tác giả của những tác phẩm thế kỉ này đều là những người đã trực tiếp bước qua thời điềm khốc liệt của đất nước, vậy nên, các họ miêu tả trong từng câu chữ, trong từng hình ảnh luôn khiến người đọc, người nghe hình dung một cách rõ nét nhất về thuở ấy.

Bằng những trang sách, bằng những thước phim, lịch sử không chỉ là quá khứ. Lịch sử hào hùng mà cha anh viết bằng máu và nước mắt đã được tái hiện lại đầy sống động và lôi cuốn. Để mãi mãi sau này, thế hệ trẻ được biết các thế hệ sinh viên Hà Nội đã chiến đấu và hi sinh như thế nào, cống hiến tuổi trẻ của mình như thế nào cho đất nước hôm nay.

Đọc, xem, nghe để chúng ta một lần nữa nghiêng mình kính cẩn, đồng thời cũng nhìn lại mình để sống sao cho xứng đáng với thế hệ cha anh đi trước.

Đọc thêm

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc

TTTĐ - Hà Nội, với bề dày lịch sử và văn hóa, từ lâu đã nổi tiếng với phong cách sống thanh lịch và tao nhã. Một trong những nét đẹp đặc trưng đó chính là văn hóa thưởng trà, một nghệ thuật sống đầy tinh tế và sâu sắc.
Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt Người Hà Nội

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì Người Hà Nội

Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì

TTTĐ - “Quán bia hơi mở xuyên đêm, khách ăn uống ầm ĩ, ồn ào...”; “Trống Đồng Lãng Yên sử dụng cả 2 bên đường Bạch Đằng để làm bãi đỗ xe mỗi khi có đám cưới, gây bất tiện cho người tham gia giao thông”... Những dòng thông tin ngắn, rốt ráo gửi đến chính quyền qua nền tảng công dân số. Không cần đến trụ sở UBND phường, không cần gặp nhân viên “một cửa” nhưng các vấn đề bức xúc, lo lắng của công dân đều được giải quyết rất nhanh chóng.
Vì Hà Nội xứng đáng... Người Hà Nội

Vì Hà Nội xứng đáng...

TTTĐ - Trong trái tim mỗi người trẻ, Hà Nội không chỉ là thành phố đáng sống mà còn là niềm tự hào, tin cậy, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Người Hà Nội

Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

TTTĐ - Trà không chỉ đơn giản là một thức uống quen thuộc, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Đặc biệt, ở Hà Nội nghệ thuật thưởng trà hay trà đã phát triển thành một phong cách sống thanh cao và tao nhã, phản ánh tinh thần và văn hóa người Tràng An.
Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới Người Hà Nội

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

TTTĐ - Là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm qua, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên khúc hoan ca về Thủ đô hiện đại, năng động, sáng tạo, mang đến môi trường sống xanh, trong lành và thăng hoa những giá trị văn hóa.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Người Hà Nội

Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

TTTĐ - Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi là kinh đô nhiều đời, cũng là chốn tập trung rất nhiều trí sĩ, tao nhân, mặc khách. Trong sinh hoạt văn hóa như bình thơ, ngắm trăng, trong các cuộc đàm đạo... trà không thể thiếu. Trà không chỉ là chất xúc tác cho cuộc vui thêm đậm đà mà chính cách thưởng trà, uống trà của người Thăng Long xưa cũng là nghệ thuật, là một nét văn hóa rất độc đáo. Để ngày hôm nay, dòng chảy văn hóa trà Hà thành vẫn được tiếp nối, đưa truyền thống hòa vào nhịp điệu phố phường hiện đại.
Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” Người Hà Nội

Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”

TTTĐ - Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. 25 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã nỗ lực để không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
Nền tảng vững chắc cho phát triển, hội nhập Người Hà Nội

Nền tảng vững chắc cho phát triển, hội nhập

TTTĐ - Ngày này cách đây 25 năm, ngày 16/7/1999, Hà Nội vinh dự được UNESCO trao tặng danh hiệu "Thành phố Vì hòa bình". Đó là một vinh dự và cũng là một thách thức lớn để Hà Nội phấn đấu không ngừng cho một nền hòa bình trường tồn trên Trái đất, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển, thịnh vượng và hội nhập.
Người “thổi hồn” cho lụa tơ sen Người Hà Nội

Người “thổi hồn” cho lụa tơ sen

TTTĐ - “Nếu ai đã một lần sử dụng sẽ thấy tơ sen khác biệt hoàn toàn so với các loại sợi khác, kể cả các loại sợi tơ tằm cao cấp nhất. Nó gây ấn tượng với người dùng bởi độ co giãn tự nhiên, ôm lấy cơ thể một cách dịu nhẹ cùng mùi thơm thoang thoảng trên vải...”, đó là những chia sẻ của Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức khi nói về lụa tơ sen.
Xem thêm