Xử phạt hành chính dù lớn hay nhỏ cũng cần có biên bản
Chiều 16/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, đại biểu Quốc hội đoàn TP Hà Nội thảo luận tại tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Hữu Chính thảo luận tại tổ |
Lập biên bản để chứng minh hành vi vi phạm
Góp ý vào vào nội dung tăng mức xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản tại Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, đại biểu Nguyễn Hữu Chính, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam cho cần hết sức thận trọng với quy định này.
Theo ông, có hai trường hợp xử lý hành chính không lập biên bản là cảnh cáo và phạt tiền. Về nguyên tắc, khi xử lý vi phạm thì phải lập biên bản để chứng minh hành vi vi phạm bởi nếu không có biên bản thì dễ dẫn đến sự tuỳ tiện của cơ quan xử lý. Hơn nữa, trong trường hợp có khiếu nại của người bị xử lý thì sẽ thiếu căn cứ để xem xét.
“Khi xử phạt 500.000 đồng- 1 triệu đồng, người bị xử lý không đồng ý và khiếu nại mà cơ quan xử lý không có chứng cứ thì sao?”, ông Chính đặt vấn đề.
Hơn nữa, theo ông Chính, với nhiều người dân đặc biệt ở khu vực nông thôn, mức xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản với cá nhân lên tới 1 triệu đồng, là rất lớn.
Do đó, đại biểu đề nghị cần cân nhắc kỹ và nên yêu cầu tất cả các trường hợp xử lý vi phạm dù lớn hay nhỏ đều cần phải có biên bản. Qua đó, tạo thuận lợi cho người có quyền xử lý và đáp ứng yêu cầu của người bị xử lý. Khi có khiếu nại, cơ quan cấp trên sẽ căn cứ vào biên bản, chứng cứ, tài liệu để thực hiện.
![]() |
Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà |
Quan tâm đến việc điều chỉnh mức phạt tiền, đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà cho rằng, tại dự thảo luật cần làm rõ cơ sở vì phức phạt tiền phụ thuộc nhiều yếu tố như: Thu nhập, sức mua của đồng tiền, lạm phát. Đặc biệt yếu tố mà cơ quan soạn thảo quan tâm là yêu cầu đấu tranh phòng chống hành vi vi phạm.
Ví dụ hành vi nào có yêu cầu đấu tranh phòng chống vi phạm cao thì mức phạt tiền sẽ cao hơn so với hành vi có yêu cầu đấu tranh phòng, chống vi phạm thấp hơn.
Thực tế mức xử phạt hiện nay chủ yếu căn cứ vào sức mua của đồng tiền, mức thu nhập yêu cầu, sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng mức phạt dựa vào yêu cầu đấu tranh phòng chống vi phạm còn hạn chế.
Ứng dụng công nghệ trong xác định hành vi vi phạm
Đại biểu Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định ứng dụng công nghệ trong việc xác định hành vi vi phạm hành chính và lập biên bản vi phạm hành chính.
Dự thảo Luật đề nghị bổ sung điều 18a sau điều 18 về ứng dụng công nghệ thông tin, đại biểu cho rằng, cần mở rộng ứng dụng công nghệ trong xác định hành vi vi phạm, thể hiện tinh thần quán triệt Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Đại biểu lấy ví dụ thực tiễn việc xác định hành vi vi phạm trên biển như bảo vệ môi trường biển còn khó khăn. Nếu không áp dụng công nghệ đo đạc, phân tích thì sự thay đổi của môi trường biển rất khó xác định.
Vì vậy, việc bổ sung thêm nội dung áp dụng hay ứng dụng công nghệ trong xác định hành vi vi phạm hành chính và lập biên bản hành chính là rất cần thiết.
![]() |
Đại biểu Tạ Đình Thi thảo luận tại tổ |
Đại biểu cũng đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định về quy trình thủ tục điều tra. Dự thảo Luật đã bổ sung trách nhiệm, thẩm quyền xử phạt của trưởng đoàn kiểm tra chuyên ngành. Tuy nhiên việc áp dụng các thủ tục xử phạt trên thực tế đang áp dụng theo quy trình thanh tra chứ không có quy trình kiểm tra. Sắp tới Luật Thanh tra (sửa đổi) được thông qua cần bổ sung nội dung này và có thể giao cho Chính phủ hướng dẫn chi tiết mới bảo đảm tính toàn diện trong việc thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong công tác thanh tra.
Đại biểu Lê Nhật Thành góp ý vào Điểm d khoản 24 điều 1 dự thảo Luật đề nghị chỉnh lý theo hướng: Trong trường hợp người có thẩm quyền thực hiện tạm giữ phương tiện, tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề cùng thời điểm vi phạm, vi phạm hành chính thì chỉ cần lập biên bản vi phạm hành chính mà không phải lập biên bản tạm giữ và quyết định tạm giữ.
Đối với các trường hợp khác khi thực hiện tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì chỉ cần lập biên bản tạm giữ mà không ra quyết định tạm giữ.
Đồng thời, đại biểu đề xuất chỉnh lý theo hướng khi trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì chỉ cần lập biên bản mà không cần ra quyết định trả lại. Lý do là tại biên bản vi phạm hành chính và biên bản tạm giữ đã thể hiện đầy đủ việc tạm giữ phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Trong thực tế có nhiều trường hợp khi liên quan đến người thân vi phạm hành chính có nhiều loại giấy tờ gây phiền toái, đề nghị cắt giảm để đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người vi phạm.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bổ sung quyền lực để MTTQ là "bộ phận" của hệ thống chính trị

240 đảng viên huyện Gia Lâm được trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5

Việt Nam, Thái Lan nâng cấp quan hệ: Cam kết chiến lược, bước tiến đột phá mới

Quan tâm, lắng nghe ý kiến đóng góp của các đảng viên lão thành

Báo chí đồng hành, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Thủ đô

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Thái Lan thăm Việt Nam

Phát huy mạnh mẽ tính tiên phong, đổi mới của báo chí

Viết tiếp sứ mệnh vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam

Vinh danh các tác giả xuất sắc cuộc thi viết bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới
