Tag

Các “ông đồ” hội tụ ở “Ơn nghĩa sinh thành”

Điện ảnh - Âm nhạc 22/08/2023 11:35
aa
TTTĐ - Các bạn ấy là những “ông đồ” trẻ sẽ viết thư pháp tặng chữ cho khán giả trong chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Ơn nghĩa sinh thành 2023” diễn ra tối 24/8 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Thư pháp và Graffiti: Từ khác biệt đến đồng cảm 100 tác phẩm thư pháp trưng bày tại Triển lãm “Một mối xa thư” ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Chương trình do Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Oscar Media phối hợp thực hiện, được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và Đài truyền hình các tỉnh, thành phố và trực tuyến trên các nền tảng của Báo Tuổi trẻ Thủ đô.

Chàng công nhân 9X với những nét chữ "rồng bay phượng múa"

Ngô Văn Bình sinh năm 1992, hiện làm việc tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội. Trò chuyện với Bình, chúng tôi cảm nhận thấy chàng công nhân trẻ này đầy lương thiện, chất phác, rất thích hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng.

Bình cho biết: “Mình hay đi tặng chữ ở chùa nhân dịp Vu lan; Tặng chữ cho bệnh nhân ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Lần này, nhận lời tham gia chương trình “Ơn nghĩa sinh thành”, mình thấy rất vui và mong ngày diễn ra chương trình. Năm ngoái, mình không tham gia được do công việc bận, cảm thấy tiếc nuối, năm nay chắc chắn mình sẽ đến chương trình để viết thư pháp tặng mọi người”.

Chàng công nhân 9X chia sẻ, được tham gia chương trình nói về ơn nghĩa sinh thành giúp cậu thêm một lần nữa nhớ về bố mẹ; nhắc nhở Bình sống sao cho phải đạo làm con, cố gắng để làm tròn chữ hiếu trong cuộc đời.

Anh Ngô Văn Bình
"Ông đồ" Ngô Văn Bình

Ngô Văn Bình quê ở Bắc Giang, nói về niềm đam mê thư pháp, chàng trai trẻ kể, cậu bắt đầu học viết thư pháp từ đầu năm 2021 và nay đã viết được thành thạo. Những nét thư pháp từ đôi bàn tay tài hoa của chàng công nhân 9X đã để lại ấn tượng đặc biệt cho người được tặng.

Anh chàng 9X mang đến cái nhìn khác về hình ảnh ông đồ già với “mực tàu giấy đỏ” ngồi cho chữ mà đó là một tâm hồn trẻ, niềm đam mê văn hóa hướng đến chân - thiện - mỹ, thể hiện những giá trị cao đẹp trong cuộc sống.

Là người trẻ trong thời đại 4.0, Ngô Văn Bình tiếp cận với thư pháp truyền thống bằng cả công nghệ số. Anh học viết qua mạng online. Thời gian đầu khó khăn nhất đối với một người viết thư pháp là cách cầm bút để viết nên chữ, nên nghĩa. Nếu không có năng khiếu và tính kiên nhẫn thì không thể thành công. Bình cho biết, khi rèn được một chữ đẹp, viết được một câu thơ hay, cậu lại có thêm động lực, ngày càng yêu thích và gắn bó đến hôm nay.

Nguyễn Thị Minh Nghĩa
Bạn Nguyễn Thị Minh Nghĩa học viết thư pháp

Nhắc nhở bản thân phải sống sao cho đúng đạo làm con

Với Nguyễn Thị Minh Nghĩa, sinh viên năm 4, khoa tiếng Trung Quốc, trường Đại học Mở Hà Nội, thư pháp là niềm đam mê rất lớn. Minh Nghĩa là một người yêu ngôn ngữ, văn hóa, ẩm thực và cảnh sắc thiên nhiên của các quốc gia trên thế giới, thích đi đây đó. Bởi thế, cô đã chọn học chuyên ngành tiếng Trung Quốc.

Minh Nghĩa chia sẻ, Trung Quốc là một quốc gia có nền văn hóa lâu đời với hàng nghìn năm lịch sử. Người Trung Quốc xưa nổi tiếng với những phát minh vĩ đại, có đóng góp lớn cho nhân loại. Hiện nay, quốc gia này có thể coi là một trong những cường quốc lớn mạnh trên thế giới. Vì vậy, việc học tiếng Trung đem lại cho cô gái trẻ công việc và thu nhập tốt.

Trong quá trình học tập tại trường, Minh Nghĩa có tham gia các hoạt động tình nguyện, lễ tân, “Tiếp sức mùa thi”, chương trình chạy rèn luyện sức khỏe do Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức và Câu lạc bộ Thư pháp của khoa.

“Mình rất thích tham gia các hoạt động thiện nguyện. Thông qua những hoạt động này, được cống hiến một phần sức nhỏ cho xã hội, có cơ hội được giao lưu, thêm những người bạn mới, nhận ra được nhiều lẽ sống tốt đẹp, thêm nguồn năng lượng tích cực trong cuộc sống”, Minh Nghĩa chia sẻ.

Theo Minh Nghĩa “Ơn nghĩa sinh thành” là chương trình ý nghĩa dành cho những người con Việt Nam, đặc biệt là với giới trẻ như chúng mình trong hành trình gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống ngàn đời của dân tộc.

“Cha mẹ là người có công sinh thành và nuôi dưỡng mình khôn lớn thành người. Tình cảm của cha mẹ dành cho con cái thiêng liêng biết bao. Công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, suốt đời con không thể trả hết. Vì vậy, mình luôn phải tự nhắc nhở bản thân phải sống sao cho đúng đạo làm con, làm tròn nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với bậc sinh thành”, cô sinh viên bày tỏ.

Phạm Phương Thảo
Bạn Phạm Phương Thảo vui với nghệ thuật thư pháp

Luôn muốn được đóng góp cho cộng đồng

Phạm Phương Thảo hiện là sinh viên năm cuối, chuyên ngành Ngôn ngữ Trung, trường Đại học Mở Hà Nội có sở thích được đi du lịch, khám phá để tìm tòi học hỏi những điều mới lạ trong cuộc sống. Cô nàng luôn tích cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện và hoạt động xã hội. Bởi vì, Thảo muốn cống hiến, đóng góp một phần công sức để giúp đỡ cộng đồng. Thông qua những chương trình thiện nguyện đó, Thảo có thêm động lực, niềm vui cho bản thân kể cả mọi người xung quanh.

Cô gái trẻ từng tham gia chương trình: Hiến máu tình nguyện, Chủ nhật xanh, đi nhặt rác... Các hoạt động thể hiện sự hiếu hạnh với các bậc sinh thành là hành động có ý nghĩa lớn đối với học sinh, sinh viên và thế hệ trẻ ngày nay. Trong cuộc sống hối hả, nhiều người ít bày tỏ tấm lòng hiếu hạnh đối với cha mẹ, bậc sinh thành.

Bởi thế, theo Thảo, chương trình “Ơn nghĩa sinh thành” chính là cơ hội để mang đến những lời cảm ơn chân thành, ý nghĩa mà bình dị, giản đơn của những người con đối với cha mẹ. Thêm một điều đặc biệt là chương trình được tổ chức trong mùa Vu lan báo hiếu càng thêm ý nghĩa.

“Mình cũng muốn nhờ chương trình “Ơn nghĩa sinh thành” gửi gắm đến cha mẹ mình lời chúc tốt đẹp”, Thảo nói.

Khi nhắc đến cha mẹ thì mấy ai nói ra được hết công lao sinh thành, dưỡng dục lớn lao của bậc sinh thành. Cách báo hiếu cha mẹ tốt nhất chính là đem tình yêu thương trao đi, đem sức lực cống hiến cho cộng đồng ngày một tốt đẹp hơn.

Các “ông đồ” hội tụ ở “Ơn nghĩa sinh thành”
Bạn Trương Đại Thắng (bên trái) tại chương trình "Ơn nghĩa sinh thành" năm 2022

Đắm say với chữ Hán - Nôm

Chàng trai Trương Đại Thắng (sinh năm 2002) viết thư pháp đã trở nên chuyên nghiệp. “Từ thư pháp chúng ta có thể tiếp cận thông qua văn tự chữ Hán, qua đó mở ra cánh cửa tri thức vừa mới lạ, vừa thân quen”, Thắng chia sẻ.

Chàng trai trẻ cho rằng, theo suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, bên cạnh tiếng Việt, chữ Hán đã từng được sử dụng làm văn tự chính thức - đảm nhận vai trò là công cụ cho sự thống nhất thông tin ở dạng viết, dùng trong các chức năng chính thức như hoạt động hành chính, ngoại giao, giáo dục...

Hiện nay, từ Hán - Việt chiếm tỷ lệ rất lớn trong vốn từ vựng tiếng Việt. Vì vậy, việc học Hán - Nôm còn có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, qua đó giúp chúng ta hiểu rõ nghĩa của từ và vận dụng từ một cách chính xác. Chính điều đó đã thôi thúc chàng trai trẻ theo đuổi ngành học Hán - Nôm của mình và nghệ thuật thư pháp.

Thắng là một chàng trai trẻ rất tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng. Năm nay, cậu tiếp tục tham gia chương trình “Ơn nghĩa sinh thành”, viết thư pháp để tặng chữ đến khán giả. Với chàng trai trẻ, được chung tay vào sự kiện thiện nguyện, nhân ái là niềm vui rất lớn. Qua đây, Thắng cũng muốn gửi lời cảm ơn đến các đấng sinh thành của mình, lan tỏa đạo nghĩa, hiếu hạnh đến đông đảo mọi người.

Đọc thêm

Tác giả Đinh Hằng lan tỏa giá trị gia đình với MV "Tìm mẹ" Văn hóa

Tác giả Đinh Hằng lan tỏa giá trị gia đình với MV "Tìm mẹ"

TTTĐ - Ra mắt vào đúng “Ngày của Mẹ”, tuyển tập thơ nhạc "Tìm mẹ" như là món quà tri ân ý nghĩa mà tác giả Đinh Hằng muốn thay mặt những người con gửi đấng sinh thành. MV được phát hành trên các nền tảng âm nhạc trực tuyến, kênh Youtube Shark Minh Beta nhằm lan tỏa thông điệp về tình mẹ và giá trị gia đình đến với mọi người trong tháng 5 này.
Câu chuyện chân thực về tình bạn, tình thân và tình yêu Văn hóa

Câu chuyện chân thực về tình bạn, tình thân và tình yêu

TTTĐ - “Những nẻo đường gần xa" sẽ là câu chuyện chân thực về tình bạn, tình thân và tình yêu được thể hiện dưới lăng kính đa chiều. Bộ phim sẽ lên sóng vào lúc 21h00 các ngày thứ hai, ba, bốn năm, sáu hàng tuần trên VTV1 bắt đầu từ 22/5.
Triển lãm "Hành trình theo chân Bác Hồ qua bưu ảnh" tại TP HCM Điện ảnh - Âm nhạc

Triển lãm "Hành trình theo chân Bác Hồ qua bưu ảnh" tại TP HCM

TTTĐ - Ngày 9/5, tại Nhà văn hóa Phụ nữ TP HCM đã khai mạc triển lãm bộ sưu tập bưu ảnh với chủ đề “Hành trình theo chân Bác Hồ qua bưu ảnh”, nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) và 113 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2024).
Westlife sẽ biểu diễn hai đêm tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Westlife sẽ biểu diễn hai đêm tại Hà Nội

TTTĐ - Trên Fanpage hơn 6,8 triệu người theo dõi, boyband đình đám một thời Westlife thông báo vô cùng hào hứng sẽ biểu diễn tại Hà Nội, Việt Nam vào ngày 4 và 5/6 tới. Vé của chương trình sẽ bắt đầu được bán từ ngày 13/5.
Hà Nội phát động sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Điện ảnh - Âm nhạc

Hà Nội phát động sáng tác tranh cổ động tuyên truyền

TTTĐ - Sáng 9/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở tổ chức phát động cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
TS âm nhạc, NSƯT Tân Nhàn được bổ nhiệm Trưởng khoa Thanh nhạc Điện ảnh - Âm nhạc

TS âm nhạc, NSƯT Tân Nhàn được bổ nhiệm Trưởng khoa Thanh nhạc

TTTĐ - Chiều 8/5, tại Hà Nội, Tiến sĩ âm nhạc, NSƯT Tân Nhàn được Ban Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam trao quyết định bổ nhiệm giữ chức Trưởng khoa Thanh nhạc Học viện kể từ ngày 6/5/2024.
Ngợi ca vai trò của chiến sĩ trên mặt trận văn hóa văn nghệ Điện ảnh - Âm nhạc

Ngợi ca vai trò của chiến sĩ trên mặt trận văn hóa văn nghệ

TTTĐ - Bộ phim tài liệu "Hùng ca Điện Biên Phủ" do Điện ảnh Quân đội sản xuất và trình chiếu nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Tác phẩm ngợi ca vai trò của lực lượng chiến sĩ trên mặt trận văn hóa văn nghệ, góp phần làm nên chiến thắng.
Lời tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay gửi tới cha ông Điện ảnh - Âm nhạc

Lời tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay gửi tới cha ông

TTTĐ - Tối 6/5, tại Quảng trường 7/5 (thành phố Điện Biên Phủ, Điện Biên) đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử". Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Điện Biên chủ trì, Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam thực hiện.
"Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử": Kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai Điện ảnh - Âm nhạc

"Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử": Kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai

TTTĐ - Tối 6/5, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) với chủ đề "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử".
Âm vang bản hùng ca Điện Biên Phủ tại điểm cầu Kon Tum Điện ảnh - Âm nhạc

Âm vang bản hùng ca Điện Biên Phủ tại điểm cầu Kon Tum

TTTĐ - Tối 5/5, lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đông đảo Nhân dân tham dự cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" tại Nhà Rông Kon K'lor, TP Kon Tum (tỉnh Kon Tum). Chương trình do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, thực hiện.
Xem thêm