Tag
Gặp mặt Đội Thanh niên xung phong công tác tiếp quản Thủ đô:

69 năm vẹn nguyên ký ức trẻ hào hùng

Người Hà Nội 06/10/2023 11:00
aa
TTTĐ - Năm 1954, họ là thanh niên xung phong công tác tiếp quản Thủ đô. 69 năm trôi qua nhưng những người trẻ khi ấy, nay đã già nhưng vẫn vẹn nguyên cảm xúc trong khoảnh khắc về Hà Nội thực hiện nhiệm vụ mà Đảng, Đoàn giao phó…
Quận Tây Hồ gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 69 năm Giải phóng Thủ đô Quận Tây Hồ gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 69 năm Giải phóng Thủ đô

Niềm vui ngày chiến thắng

Bà Đặng Thị Ngữ, sinh năm 1936, quê ở Tuyên Quang (hiện trú tại phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Người thanh niên xung phong năm xưa kể, khi được tin chiến thắng Điện Biên Phủ, cả thị xã Tuyên Quang đổ ra đường mừng vui, cờ hoa, nồi niêu, xoong chảo gõ vang dội, hầu như mọi người không ngủ.

Đồng chí Lê Thanh Tú, UVBTV, Trưởng ban Thanh niên xung phong Trung ương Đoàn tặng hoa chúc mừng Đội Thanh niên xung phong công tác tiếp quản Thủ đô
Đồng chí Lê Thanh Tú, UVBTV, Trưởng ban Thanh niên xung phong Trung ương Đoàn (ngoài cùng bên phải) tặng hoa chúc mừng Đội Thanh niên xung phong công tác tiếp quản Thủ đô

Người dân hạnh phúc khi được sống trong hoà bình không phải chui hầm tránh bom đạn. Liên tiếp tin vui dồn dập, Đảng và Chính phủ quyết định giao cho Trung ương Đoàn Thanh niên cử đồng chí Vương Bích Vượng làm Đội trưởng đội Thanh niên công tác tiếp quản Thủ đô. Bà Ngữ và nhiều người ở trường Tân Trào được cử vào Đội Thanh niên công tác. Những học sinh kháng chiến ở các trường như: Tân Trào, Thái Nguyên, Hùng Vương, Lương Ngọc Quyến… nhanh chóng đến nơi tập kết đúng hẹn (tháng 7/1954).

Bà Ngữ kể, đoàn học sinh xuyên đèo lội suối, băng rừng, qua núi. Ai nấy đều nhỏ bé, mà đi hai ngày qua đèo Khế không biết mệt mỏi, còn vang dội tiếng cười.

“Chúng tôi đến được nơi tập kết, vui quá, khẩn trương bắt tay ngay vào học tập chính trị và các điều lệnh, chính sách tiếp quản. Ban Chỉ huy trang bị cho mỗi người chúng tôi đầy đủ như những tuyên truyền viên. Vào Hà Nội tiếp quản, đi trước chúng tôi là bộ đội. Hai bên dãy phố cờ hoa, có cụ ông, cụ bà nước mắt rưng rưng, lúc này, người tôi gai gai cảm động quá”, bà Ngữ xúc động.

Đồng chí Nguyễn Đức Tiến, UVBCH Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam thành phố Hà Nội tặng hoa chúc mừng Đội Thanh niên xung phong công tác tiếp quản Thủ đô
Đồng chí Nguyễn Đức Tiến, UVBCH Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam thành phố Hà Nội (ngoài cùng bên phải) tặng hoa chúc mừng Đội Thanh niên xung phong công tác tiếp quản Thủ đô

Tiếp sau đó, đoàn thanh niên tiếp quản Thủ đô được phân bổ vào các ngõ xóm để thu dọn vệ sinh, cùng thanh niên đường phố tham gia. Mọi người vào từng ngõ phố dọn dẹp, vào toa xe vận động công nhân giữ máy móc, thiết bị, cùng hợp tác xây dựng cơ sở ban đầu và tuyên truyền cặn kẽ đến Nhân dân.

Sau ngày đón tiếp lực lượng quân đội từ năm cửa ô tiến vào Hà Nội, ông Nguyễn Đình Thọ, sinh năm 1935 (hiện trú tại phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội) được cử xuống công tác tại khu vực bến phà Đen. Nhiệm vụ của ông Thọ là tăng cường và phối hợp với đồn Công an Lò Đúc phát hiện tình hình, nắm bắt phân loại kẻ xấu, trấn áp ngăn chặn kịp thời các vụ phá hoại, gây rối loạn để giữ gìn trật tự an ninh đảm bảo tính mạng, tài sản cho Nhân dân.

Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành…

Ông Nguyễn Đình Thọ cho biết, bến phà Đen dài rộng, cỏ cây hai bên bờ còn rậm rạp. Nhà cửa kho bãi thô sơ lộn xộn, hàng hoá bừa bãi, ngổn ngang nhất là gỗ, tre nứa, lá, than, củi. Hằng ngày, thuyền bè xuôi ngược qua lại cập bến rất đông. Các mặt hàng hầu như là lương thực thực phẩm như: Gạo, muối, nước mắm, hàng tươi sống, hoa quả…; Ngoài ra, còn các mặt hàng vật liệu xây dựng rất quan trọng đối với đời sống của Nhân dân. Hằng ngày kẻ mua, người bán đến nhận hàng, chuyển đi, không khí nhốn nháo từ sáng sớm đến đêm khuya.

Các thành viên của Đội
Bà Đặng Thị Ngữ (ngoài cùng bên phải) hàn huyên cùng các thành viên Đội Thanh niên xung phong công tác tiếp quản Thủ đô

Phương tiện bốc xếp hàng hoá rất thô sơ, chủ yếu dùng sức người là chính. Ở đây xảy ra nhiều chuyện phức tạp. Ông Thọ tích cực tuyên truyền đến bà con làm ăn sinh sống ở đây. “Chúng ta đều là Nhân dân lao động cả. Hầu hết là lao động chân tay vất vả đi sớm, về khuya, công việc nặng nhọc, không kể giờ giấc để kiếm tiền sinh sống. Vì vậy, chúng ta phải đoàn kết, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, phải bảo vệ lẽ phải, không làm điều xấu, không tranh giành bắt nạn nhau làm lộn xộn, mất trật tự bến bãi”, ông Thọ kể.

Những ngày tháng công tác ở đội tuy không dài, song đã để lại trong ông Chu Điềm (quê ở Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) những bài học khó quên. Ông kể, rất dự và tự hào khi được tuyển chọn vào đội, đúng vào thời điểm lịch sử, chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu còn nóng hổi. Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Hoà bình lập lại ở miền Bắc. Lực lượng cách mạng về tiếp quản Thủ đô, trong đó, đội “Đội Thanh niên công tác tiếp quản Thủ đô” thực hiện đúng với nhiệm vụ trung tâm tiến vào Hà Nội.

Các thành viên Đội tham gia họp mặt
Tại chương trình họp mặt, các thành viên tham gia bàn thảo kế hoạch, chương trình hoạt động

Thủ đô là trung tâm văn hoá chính trị, kinh tế, ngoại giao quan trọng của cả nước, có lịch sử lâu đời, có tầm quan trọng nhiều mặt về quốc tế, dân sinh…

“Chúng tôi rất vinh dự, tự hào khi được Đảng và Đoàn tin cậy tập hợp bồi dưỡng, giao nhiệm vụ. Chúng tôi là những học sinh, đoàn viên ưu tú trong các trường trung học kháng chiến lớn vào công tác để hoà nhập, giải thích, tuyên truyền, vận động mọi người tin tưởng, hiểu biết chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để yên tâm, phấn khởi chấp hành tốt chính sách tiếp quản trong những ngày đầu Thủ đô được giải phóng”, ông Chu Điềm bày tỏ.

Sáng 6/10, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình họp mặt Đội Thanh niên xung phong công tác tiếp quản Thủ đô Hà Nội năm 1954.

Tại chương trình, các thành viên trong Đội thanh niên xung phong công tác tiếp quản Thủ đô cùng chia sẻ, ôn lại những kỷ niệm trong thời gian thực hiện nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô trong những ngày đầu giải phóng...

Đọc thêm

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường Người Hà Nội

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường

TTTĐ - Giữ gìn văn hóa trà là cách người trẻ ngày nay được hiểu về văn hóa tiền nhân, phát triển nó trong đời sống hiện đại và làm phong phú thêm cho thành phố của mình. Bằng ý thức đó, họ đang góp nên những ngọn gió để hương vị trà lan tỏa xa hơn trong phảng phất phố phường Hà Nội.
Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh Người Hà Nội

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh

TTTĐ - Sáng 19/7, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư (KDC) Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội khi phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc

TTTĐ - Hà Nội, với bề dày lịch sử và văn hóa, từ lâu đã nổi tiếng với phong cách sống thanh lịch và tao nhã. Một trong những nét đẹp đặc trưng đó chính là văn hóa thưởng trà, một nghệ thuật sống đầy tinh tế và sâu sắc.
Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt Người Hà Nội

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì Người Hà Nội

Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì

TTTĐ - “Quán bia hơi mở xuyên đêm, khách ăn uống ầm ĩ, ồn ào...”; “Trống Đồng Lãng Yên sử dụng cả 2 bên đường Bạch Đằng để làm bãi đỗ xe mỗi khi có đám cưới, gây bất tiện cho người tham gia giao thông”... Những dòng thông tin ngắn, rốt ráo gửi đến chính quyền qua nền tảng công dân số. Không cần đến trụ sở UBND phường, không cần gặp nhân viên “một cửa” nhưng các vấn đề bức xúc, lo lắng của công dân đều được giải quyết rất nhanh chóng.
Vì Hà Nội xứng đáng... Người Hà Nội

Vì Hà Nội xứng đáng...

TTTĐ - Trong trái tim mỗi người trẻ, Hà Nội không chỉ là thành phố đáng sống mà còn là niềm tự hào, tin cậy, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Người Hà Nội

Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

TTTĐ - Trà không chỉ đơn giản là một thức uống quen thuộc, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Đặc biệt, ở Hà Nội nghệ thuật thưởng trà hay trà đã phát triển thành một phong cách sống thanh cao và tao nhã, phản ánh tinh thần và văn hóa người Tràng An.
Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới Người Hà Nội

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

TTTĐ - Là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm qua, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên khúc hoan ca về Thủ đô hiện đại, năng động, sáng tạo, mang đến môi trường sống xanh, trong lành và thăng hoa những giá trị văn hóa.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Người Hà Nội

Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

TTTĐ - Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi là kinh đô nhiều đời, cũng là chốn tập trung rất nhiều trí sĩ, tao nhân, mặc khách. Trong sinh hoạt văn hóa như bình thơ, ngắm trăng, trong các cuộc đàm đạo... trà không thể thiếu. Trà không chỉ là chất xúc tác cho cuộc vui thêm đậm đà mà chính cách thưởng trà, uống trà của người Thăng Long xưa cũng là nghệ thuật, là một nét văn hóa rất độc đáo. Để ngày hôm nay, dòng chảy văn hóa trà Hà thành vẫn được tiếp nối, đưa truyền thống hòa vào nhịp điệu phố phường hiện đại.
Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” Người Hà Nội

Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”

TTTĐ - Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. 25 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã nỗ lực để không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
Xem thêm