Tag

70.000 lượt lao động được đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Lao động - Việc làm 12/08/2021 08:00
aa
TTTĐ - Đến nay, có 49 trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia toàn quốc, 193 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, ngân hàng đề thi ở 96 nghề và thực hiện đánh giá cho 70.000 lượt người lao động.
Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia - nơi tài năng được tôn vinh và chắp cánh Hơn 500 thí sinh thi kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11 Ngành Du lịch tiên phong trong việc xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

Hệ thống đánh giá kỹ năng nghề quốc gia thực hiện việc đo lường, công nhận trình độ kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, đảm đương vai trò cầu nối giữa đào tạo và sử dụng, thu hẹp dần khoảng cách giữa thế giới đào tạo và thế giới việc làm.

Con người là nguồn lực quốc gia cho nên việc phát triển con người (nguồn nhân lực) là nhiệm vụ then chốt, quyết định thành công của sự nghiệp kiến tạo đất nước. Đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động trở thành chính sách xã hội quan trọng, thực hiện sứ mệnh đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực quốc gia.

Thiết chế đánh giá kỹ năng nghề lần đầu tiên được ghi nhận trong pháp luật dạy nghề (Luật Dạy nghề năm 2006), đánh dấu thời điểm ra đời của chính sách này ở nước ta.

Đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động gắn với sứ mệnh đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực quốc gia (Ảnh minh họa).
Đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động gắn với sứ mệnh đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực quốc gia (Ảnh minh họa).

Qua gần 10 năm thực hiện, ở mức độ khái quát có thể khẳng định Luật Dạy nghề tạo ra hành lang pháp lý tương đối ổn định điều chỉnh các hoạt động của hệ thống đánh giá, góp phần phát triển đào tạo nghề nhằm cung cấp lực lượng lao động có chất lượng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Năm 2013, chế định đánh giá kỹ năng nghề quốc gia tách ra khỏi Luật Dạy nghề để quy định trong Luật Việc làm, sự kiện này một lần nữa đánh dấu, khẳng định vị trí độc lập, vai trò quan trọng của chính sách đánh giá kỹ năng nghề đối với chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Hơn nữa khẳng định vai trò, sự cần thiết của hệ thống đánh giá kỹ năng nghề quốc gia không chỉ đối với quá trình đào tạo mà còn cả với quá trình sử dụng (việc làm).

Đến nay hệ thống đánh giá đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đã có mạng lưới gồm 49 trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia phân bố đồng đều trong toàn quốc, đã thiết lập 193 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, ngân hàng đề thi ở 96 nghề và thực hiện đánh giá cho 70 nghìn lượt người lao động ở các lĩnh vực của nền kinh tế góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho các ngành, nghề đòi hỏi yêu cầu cao về tay nghề, an toàn sức khỏe cho người dân và cộng đồng xã hội.

Tính nhân văn trong chính sách đánh giá kỹ năng nghề ở Việt Nam

Có thể nói, chính sách đánh giá kỹ năng nghề đối với người dân, cộng đồng xã hội là thiết chế mang tính nhân văn sâu sắc. Nhân văn là thuộc tính cơ bản của hệ thống chính sách về an sinh xã hội, đánh giá kỹ năng nghề là chính sách an sinh xã hội do đó nó bao hàm, chứa đựng thuộc tính nhân văn, vì con người, phục vụ con người và mang lại cho con người sự an toàn, sinh kế.

Đồng thời, chính sách đánh giá kỹ năng nghề góp phần đem lại những lợi ích kinh tế cho quốc gia, là giải pháp hữu hiệu để giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh đe dọa con người, cộng đồng xã hội. Tính nhân văn của chính sách đánh giá kỹ năng nghề quốc gia thể hiện trên các khía cạnh:

Chính sách đánh giá kỹ năng nghề quốc gia nhằm đảm bảo quyền con người, đó là quyền được lao động trong điều kiện môi trường làm việc an toàn. Đảm bảo duy trì an toàn cho cộng đồng xã hội, đảm bảo đạt các mục tiêu tăng trưởng kinh tế đất nước thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng.

Chính sách đánh giá kỹ năng nghề là một tiểu tầng trong mạng lưới an sinh xã hội, góp phần hỗ trợ người dân (người lao động) thực hiện quyền lao động (làm việc), có thu nhập và làm việc trong trạng thái môi trường lao động an toàn, tích cực.

Chính sách đánh giá kỹ năng nghề giúp người dân thuận tiện, dễ dàng chuyển dịch nghề nghiệp thông qua hệ thống công nhận chứng chỉ kỹ năng nghề 05 bậc trình độ, mang tính quốc gia.

Đối với người lao động, chính sách đánh giá kỹ năng nghề ra đời với mục tiêu cao cả, trên hết là đáp ứng nguyện vọng cho mọi người dân được khẳng định giá trị bản thân, trình độ tay nghề "mọi lúc, mọi nơi" mà không có sự phân biệt giới tính, độ tuổi, tôn giáo, giàu nghèo.

Chính sách đánh giá kỹ năng nghề quốc gia tạo động lực để mỗi cá nhân luôn ý thức học tập (tự học), rèn luyện, trau dồi hoàn thiện, nâng cao tay nghề (năng lực nghề nghiệp) thông qua sự liên kết chính sách giữa hệ thống đánh giá, công nhận và hệ thống sử dụng (tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ).

Đánh giá kỹ năng nghề không chỉ là một chính sách mang tính nhân văn mà còn giải pháp hữu hiệu giúp ứng phó đại dịch Covid-19, khôi phục nền kinh tế đất nước.
Đánh giá kỹ năng nghề không chỉ là một chính sách mang tính nhân văn mà còn giải pháp hữu hiệu giúp ứng phó đại dịch Covid-19, khôi phục nền kinh tế đất nước.

Đối với lĩnh vực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp thì đây là chính sách nhằm hiện thực hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước hình thành xã hội học tập, học tập suốt đời hướng tới sự công bằng trong giáo dục, để mọi người dân không phân biệt tầng lớp, giàu nghèo, giới tính được tiếp cận mọi dịch vụ giáo dục.

Đối với giáo dục nói chung, phát triển nguồn nhân lực nói riêng một mặt nhằm công nhận, tôn vinh giá trị con người, giá trị kỹ năng nghề của người lao động, mặt khác khẳng định nhà nước luôn tin tưởng tuyệt đối năng lực sáng tạo, phẩm chất tốt đẹp, thái độ, tình yêu lao động của mọi người dân trong xã hội.

Chính sách đánh giá kỹ năng nghề nhằm định hướng cộng đồng doanh nghiệp hoạt động theo khuôn khổ luật định, tạo nên tiếng nói chung giữa chủ - thợ để hạn chế việc sử dụng, đãi ngộ không thỏa đáng, bất bình đẳng trong khu vực sản xuất có thể dẫn tới xung đột, đình công.

Chính sách đánh giá kỹ năng nghề góp phần tạo nên cộng đồng xã hội an toàn, tạo ra môi trường sống lành mạnh cho mọi người dân trong xã hội để mỗi người dân được thỏa sức sáng tạo, trau dồi kiến thức, trình độ tay nghề.

Giải pháp hữu hiệu giúp ứng phó đại dịch Covid-19, khôi phục nền kinh tế

Theo nội dung của Khung hướng dẫn các biện pháp khẩn cấp ứng phó Covid-19 của Liên Hợp Quốc thì để ứng phó và phục hồi kinh tế, các Chính phủ phải tập trung vào bảo vệ việc làm, doanh nghiệp vừa và nhỏ và người lao động trong khu vực chính thức và phi chính thức.

Như vậy, sự ưu Việt, tính nhân văn của chính sách đánh giá kỹ năng nghề cho thấy đây là giải pháp hữu hiệu, giúp ứng phó, khôi phục nền kinh tế đất nước trong, sau đại dịch. Nó thể hiện rõ nét ở đích đến của chính sách là đảm bảo an toàn, duy trì việc làm, thu nhập cho người lao động trong xã hội.

Hơn nữa, hệ thống đánh giá kỹ năng nghề cùng với hệ thống đào tạo nghề hiện hành thực hiện sứ mệnh chung đó là đảm bảo, phát triển chất lượng nguồn nhân lực quốc gia, cung cấp lực lượng lao động có tay nghề cao cho nền kinh tế.

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia là hệ thống đánh giá theo chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, hướng tới mục tiêu đánh giá cho mọi đối tượng người lao động trong xã hội. Đây là hệ thống đánh giá đặc thù, chỉ thực hiện đánh giá đối với các công việc bắt buộc sử dụng người lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Chính sách đánh giá kỹ năng nghề trở thành chính sách xã hội có vai trò, ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đang trở thành thiết chế hữu hiệu của nhà nước trong việc đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực quốc gia, tạo ra môi trường làm việc an toàn, tích cực và hướng tới công bằng cho mọi người dân trong xã hội. Bài viết đã trình bày bức tranh tổng quan về chính sách đánh giá kỹ năng nghề qua góc nhìn nhân văn cũng như tác động, ảnh hưởng tích cực của chính sách đối với công cuộc phục hồi nền kinh tế đất nước sau đại dịch.

Nguyễn Thừa Thế Đức

(Cục Kiểm định Chất lượng GDNN - Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp)

Đọc thêm

Nâng cao tay nghề và kết nối nguồn nhân lực chất lượng cho thị trường lao động Lao động - Việc làm

Nâng cao tay nghề và kết nối nguồn nhân lực chất lượng cho thị trường lao động

TTTĐ - Việc Làm Tốt (vieclamtot.com), nền tảng tuyển dụng số lượng lớn hàng đầu thuộc Chợ Tốt và trường Trung cấp Công nghệ Thông tin Sài Gòn (www.sitc.edu.vn) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược. Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và mở rộng cơ hội việc làm cho người lao động Việt Nam, đặc biệt trong các ngành bán hàng - kinh doanh, chăm sóc và quản lý khách hàng, công nghệ thông tin, hành chính - nhân sự.
Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025 Lao động - Việc làm

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

TTTĐ - Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 9/4 tại Hà Nội với sự tham gia của trên 30 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh nhiều vị trí đa dạng ngành nghề.
Tăng cường hợp tác nhân sự Việt - Hàn trong ngành chế biến thực phẩm Lao động - Việc làm

Tăng cường hợp tác nhân sự Việt - Hàn trong ngành chế biến thực phẩm

TTTĐ - Mới đây, Hiệp hội Chế biến sản phẩm chăn nuôi Hàn Quốc cùng các doanh nghiệp Hàn Quốc đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác, trao đổi nhân lực trong ngành chế biến thực phẩm.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn Lao động - Việc làm

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn

TTTĐ - Sáng nay (31/3), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06b/NQ-TLĐ ngày 3/8/2015 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XI và 5 năm thực hiện Kết luận số 01/KL-BCH ngày 15/3/2021 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XII về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Ủy ban kiểm tra Công đoàn.
Hướng dẫn thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động tại Hà Nội Kinh tế

Hướng dẫn thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động tại Hà Nội

TTTĐ - Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Nội vụ) vừa ban hành hướng dẫn thủ tục về chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trên địa bàn để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia.
Khắc phục những "khe hở" dễ dẫn đến tham nhũng, lãng phí Lao động - Việc làm

Khắc phục những "khe hở" dễ dẫn đến tham nhũng, lãng phí

TTTĐ - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ban hành kế hoạch triển khai các nội dung công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực năm 2025.
Tăng cường tuyên truyền để đoàn viên, người lao động ưu tiên dùng hàng Việt Kinh tế

Tăng cường tuyên truyền để đoàn viên, người lao động ưu tiên dùng hàng Việt

TTTĐ - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các cấp Công đoàn triển khai Kế hoạch Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2025 trong hệ thống Công đoàn. Trong đó chú trọng gắn việc thực hiện Cuộc vận động với các hoạt động và phong trào thi đua của tổ chức Công đoàn.
Đề xuất bỏ hỗ trợ thêm khi cán bộ, công chức nghỉ việc Lao động - Việc làm

Đề xuất bỏ hỗ trợ thêm khi cán bộ, công chức nghỉ việc

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có công văn gửi Thường trực HĐND TP Hồ Chí Minh đề xuất các nội dung dự kiến trình tại kỳ họp HĐND lần thứ 22 sắp tới. Đáng chú ý trong đó chính là dự thảo bãi bỏ chế độ hỗ trợ thêm đối với cán bộ, người lao động thôi việc vì tinh gọn bộ máy.
Chủ động bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc Kinh tế

Chủ động bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc

TTTĐ - Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 1 - 31/5/2025, với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”.
Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường lao động Lao động - Việc làm

Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường lao động

TTTĐ - UBND quận Hà Đông phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức khai mạc Phiên giao dịch việc làm năm 2025. Tại phiên giao dịch lần này, có 56 đơn vị tham gia và gần 8.400 chỉ tiêu tuyển dụng.
Xem thêm