Tag

Ba tôi và kí ức về những người chiến đấu, hy sinh trên mảnh đất Hạ Nông

Muôn mặt cuộc sống 27/07/2023 16:00
aa
TTTĐ - Chiến tranh kết thúc gần 50 năm nhưng ba tôi vẫn luôn đau đáu về những người đã chiến đấu, hy sinh trên mảnh đất quê mình. Không chỉ những người con của làng Hạ Nông (xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) ngã xuống, mà còn nhiều chiến sỹ đến từ các vùng, miền hy sinh tại nơi đây.
Tuổi trẻ tri ân lão thành cách mạng, thương bệnh binh tham gia chiến đấu tại Lào Tổ chức giao lưu tuổi trẻ với cựu chiến binh tham gia chiến đấu 12 ngày đêm "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"
Ông Nguyễn Đức Lạng (người đứng đầu bên phải)
Ông Nguyễn Đức Lạng (người đứng đầu bên phải) cùng người dân địa phương thắp hương tại Bia tưởng niệm Liệt sỹ tại làng Hạ Nông ngày 27/7/2023

Nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2023), anh Nguyễn Đức Liên, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Nam, đã viết về cha mình như một lời tự sự với mong muốn lan tỏa tinh thần tri ân những người con làng Hạ Nông đã hy sinh vì quê hương, đất nước.

Chưa tròn 10 tuổi, ba tôi mồ côi cha

Ba tôi là Nguyễn Đức Lạng, sinh năm 1940. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nông tại làng Hạ Nông (xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ngày nay) trong tiếng súng càn quét của thực dân Pháp. Những người cao tuổi trong làng gọi là giặc Tây.

Làng tôi nằm ôm trọn hai bên bờ một đoạn sông Bình Long nối ra dòng sông Thu, đem lại nguồn nước tưới mát lành quanh năm. Hai bên bờ xanh rợp mát bóng tre. Nối đôi bờ sông là các cây cầu Bến Hoán, cầu Trọng…

Theo lời kể của ba tôi, tuổi thơ ông đã chứng kiến cảnh đổ máu, chết chóc của những người dân thường khi giặc Tây lăm le khẩu súng, càn quét vào làng. Chính ông đã chứng kiến cảnh ông nội tôi qua đời khi trong tay vẫn còn cầm sợi dây dắt trâu sau phát súng của giặc Tây và nghe được câu nói sau cùng của ông nội. Đó là khoảng thời gian của 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954), lúc này ba tôi chưa đầy 10 tuổi.

Hiện nay, cả xóm tôi có cùng ngày giỗ như một minh chứng cho những hy sinh, mất mát trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

Chưa tròn 10 tuổi, ba tôi mồ côi cha. Ông sống tại làng Hạ Nông cùng với bà nội tôi gắn với mảnh vườn, vạt lúa nhờ vào nước trời để lớn lên. Ba được bà nội cho học ở trường làng, thầy đồ để biết mặt con chữ, biết làm con toán cộng trừ… rồi chiến tranh nối tiếp.

Cùng với bao lớp thanh niên trong làng, ông gác lại chuyện học hành cầm súng chiến đấu trong đội du kích của xã. Cuộc chiến ác liệt kéo dài, ông và đồng đội ngày đêm ngủ hầm ẩn nấp mỗi khi giặc đi càn, lằn ranh sinh tử vô cùng mong manh.

Cuộc sống của ông trong những ngày kháng chiến thiếu thốn đủ bề, điều kiện ăn ở khắc nghiệt nhưng ông cùng đồng đội vẫn trụ vững bám đất, bám làng. Trong cuộc chiến ác liệt đó, ông đã chứng kiến ngày càng nhiều hơn sự hy sinh, mất mát của đồng chí, đồng đội mình.

 Bia tưởng niệm các Liệt sỹ tại Đình làng Hạ Nông
Bia tưởng niệm các Liệt sỹ tại đình làng Hạ Nông, xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Khắc ghi đạo lý "Uống nước nhớ nguồn"

Không ít lần, súng đạn quân thù cướp đi sinh mạng của chính những người thân của ba tôi như anh Hữu, chú Tánh… hay những đồng đội hằng ngày sinh hoạt trong đội du kích xã, đến những chiến sĩ tuổi đời còn rất trẻ đến từ nhiều nơi sát cánh cùng lực lượng chiến đấu của địa phương…. Chính ông đã tận tay chôn cất họ như những người thân của mình ngay trên mảnh đất Hạ Nông.

Trong chiến tranh, ba tôi đã để lại một phần máu thịt của mình sau những lần bị địch bắn trọng thương. Di chứng để lại cho đến ngày nay ở cánh tay trái cùng với vô số mảnh đạn nằm trong cơ thể theo ông suốt cuộc đời.

Đất nước giải phóng gần 50 năm nhưng ba tôi vẫn luôn đau đáu về những người đã chiến đấu, hy sinh trên mảnh đất này. Không chỉ những người con của quê hương làng Hạ Nông ngã xuống, mà còn nhiều những chiến sỹ trẻ đến từ các vùng, miền khác - họ đã chiến đấu và anh dũng hy sinh hoặc để lại một phần máu thịt ở nơi đây.

Năm 2022, với sự ủng hộ của một số mạnh thường quân, ba và những người trong thôn đã vận động đóng góp để xây dựng bia tưởng niệm các Liệt sỹ tại Đình làng Hạ Nông nhằm tri ân những người đã hy sinh vì quê hương đất nước; Để có nơi cho những người con quê hương bản quán mỗi dịp về đình làng thắp nén hương thể hiện đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”, ghi nhớ công ơn đối với các liệt sỹ.

Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2023), tôi viết những dòng này như một lời tự sự với mong muốn lan tỏa tinh thần tri ân đối với những người đã hy sinh vì quê hương, đất nước của người làng Hạ Nông, trong đó có ba tôi. Tôi thấy ông run run khi đứng trước bia tưởng niệm trong làn khói hương nghi ngút. Có lẽ, kí ức về đồng chí, đồng đội cùng chiến hào năm xưa đang hiện về trong ông.

Đọc thêm

Tiễn đưa người với muôn vạn niềm thương Muôn mặt cuộc sống

Tiễn đưa người với muôn vạn niềm thương

TTTĐ - Cầm trên tay tờ báo Tuổi trẻ Thủ đô với trang bìa là ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người dân thành kính tiễn đưa đồng chí về đất mẹ.
Nước mắt người dân Thủ đô tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng! Muôn mặt cuộc sống

Nước mắt người dân Thủ đô tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng!

TTTĐ - Chiều 26/7, người dân Thủ đô đứng dọc hai bên tuyến đường đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi qua về nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội). Nhân dân Thủ đô bật khóc tiễn biệt người con ưu tú của dân tộc đi vào cõi vĩnh hằng...
Nhớ bác Trọng! Muôn mặt cuộc sống

Nhớ bác Trọng!

TTTĐ - "Nhớ bác Trọng!" là bài thơ do tác giả Nguyễn Hùng Sơn - Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) sáng tác ngày 25/7/2024, ngay khi nhận được hình ảnh xúc động từ Lễ chào cờ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại mỏ Đại Hùng(PVEP POC).
Nhà lãnh đạo thấu hiểu lòng dân, được Nhân dân yêu mến Muôn mặt cuộc sống

Nhà lãnh đạo thấu hiểu lòng dân, được Nhân dân yêu mến

TTTĐ - Từ trưa 26/7, mặc dù trời Hà Nội nắng như “đổ lửa” nhưng đông đảo người dân đã có mặt dọc các tuyến đường khu vực đường Lê Quang Đạo - Lê Đức Thọ - gần Nghĩa trang Mai Dịch để chờ đến giờ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
Xúc động chứng kiến phút truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Muôn mặt cuộc sống

Xúc động chứng kiến phút truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Đúng 13h ngày 26/7, Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu, nghi thức diễn ra tại Nhà Tang lễ Quốc gia (TP Hà Nội). Ở Hội trường Thống Nhất (TP HCM), nhiều người dân lặng người, bật khóc khi chứng kiến giây phút đưa tiễn đồng chí Tổng Bí thư.
Người dân tạc tượng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân tạc tượng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - 12h30, ngày 26/7, tuyến đường Lê Đức Thọ (Hà Nội) đã dường như chật kín người dân. Bức tượng tạc hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đặt trang nghiêm, kê cao trên bàn phủ vải đỏ. "Bức tượng y như thật, mang thần thái của vị Tổng Bí thư trong lòng dân" - nhiều người dân đứng vây quanh bức tượng cảm thán!
Biển người nghẹn ngào tiễn đưa Tổng Bí thư về với đất Mẹ Muôn mặt cuộc sống

Biển người nghẹn ngào tiễn đưa Tổng Bí thư về với đất Mẹ

TTTĐ - Dưới cái nắng nóng oi ả của Thủ đô Hà Nội, dòng người vẫn ùn ùn kéo về Nhà tang lễ Quốc gia (số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội) để viếng, tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Không ai thấy mệt mỏi, hàng nghìn trái tim chung một niềm thổn thức, chỉ một lòng muốn được vào vĩnh biệt người lần cuối.
Gần 70.000 người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP HCM Nhịp sống phương Nam

Gần 70.000 người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP HCM

TTTĐ - Trải qua 2 ngày diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (25 - 26/7), tại Hội trường Thống Nhất (dinh Độc Lập, TP HCM) đã có gần 1.000 đoàn đến viếng, với gần 70.000 lượt người.
Kon Tum: Đồng bào Xơ Đăng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Muôn mặt cuộc sống

Kon Tum: Đồng bào Xơ Đăng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Trong sáng ngày 26/7, 86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng tại huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) đã tổ chức tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trái tim ấm áp  của “Cô gái bán trứng” nơi ngõ chợ Khâm Thiên Xã hội

Trái tim ấm áp của “Cô gái bán trứng” nơi ngõ chợ Khâm Thiên

TTTĐ - Trong ngõ chợ Khâm Thiên (Hà Nội) rất nhiều người ấn tượng với hình ảnh “cô gái bán trứng” Trịnh Thị Thủy cùng nụ cười luôn rạng rỡ trên môi. Mặc dù căn bệnh quái ác từ chất độc da cam khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng tinh thần lạc quan và mong muốn được lan tỏa yêu thương đã giúp chị Thuỷ vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Xem thêm