Tag

Ba Vì huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng Nông thôn mới

Nông thôn mới 26/04/2020 07:09
aa
TTTĐ - Là huyện miền núi nằm cách xa trung tâm Thủ đô với trình độ dân trí còn hạn chế, bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, Ba Vì đã gặp phải không ít khó khăn. Tuy nhiên, trong những năm qua, nhờ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhất là việc huy động sức mạnh toàn dân, công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Ba Vì đã trở thành phong trào sôi nổi, hiệu quả và ngày càng đi vào chiều sâu.

Ba Vì huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng Nông thôn mới

Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU thăm hộ gia đình làm nghề mộc tại xã Tản Hồng (Ba Vì, Hà Nội) hồi tháng 11/2019

Bài liên quan

Phát triển huyện Ba Vì thành vùng du lịch trọng điểm của thành phố

Huyện Ba Vì cần phát huy các tiềm năng phát triển nông nghiệp và du lịch sinh thái

Thanh niên huyện Ba Vì ra quân vệ sinh môi trường

Lan tỏa phong trào thanh niên khởi nghiệp trên quê hương Ba Vì

Thành công nhờ sự đồng thuận trong nhân dân

Ba Vì là huyện bán sơn địa, có 3 dân tộc: Kinh, Mường, Dao sinh sống trên địa bàn 31 xã, thị trấn, trong đó 7 xã thuộc miền núi. Do địa bàn rộng, địa hình chia cắt, nguồn lực đầu tư hạn hẹp… nên việc phát triển kinh tế - xã hội gặp không ít khó khăn.

Một trong những địa phương được đánh giá cao trong công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Vì phải kể đến là xã Tản Hồng. Ấn tượng của quan khách khi đến thăm xã Tản Hồng là những con đường khang trang, ngôi nhà kiên cố mọc san sát phần nào đã nói lên sự phát triển của địa phương và chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây.

Bắt tay triển khai xây dựng nông thôn mới từ năm 2011, Tản Hồng phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, nguồn kinh phí đầu tư cho xây dựng nông thôn mới còn nhiều hạn chế đã gây ra những bất lợi cho công cuộc xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, nhờ sự đồng thuận của Đảng bộ, chính quyền và người dân địa phương, năm 2014, Tản Hồng đã về đích nông thôn mới. Đến nay, thu nhập bình quân/người toàn xã đạt trên 40 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,59%, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.

Phấn khởi trước đổi thay của quê hương, ông Lê Kim Toàn, trưởng thôn La Thiện (xã Tản Hồng, Ba Vì, Hà Nội) cho biết: Thực hiện phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, người dân trong thôn đã tự nguyện hiến đất, đóng góp ngày công và tiền của để cải tạo trục đường chính vào thôn với chiều dài 200m. Cùng với đó, người dân còn tổ chức quét dọn các tuyến đường chính trong khu dân cư định kỳ 2 lần/tháng; trồng thêm hoa và cây xanh để tạo không gian sống trong lành, sạch đẹp hơn.

Xuất phát từ lợi ích và mong muốn của mình, nhiều hộ dân trong xã cũng tự nguyện tham gia đóng góp tiền của, ngày công lao động để hoàn thành các công trình công cộng và giao thông nông thôn. Theo đó, từ năm 2011 đến nay, người dân Tản Hồng đã hiến 209m2 đất thổ cư và đất vườn, 217.338m2 đất nông nghiệp. Đồng thời, đóng góp hàng chục nghìn ngày công lao động và hơn 50 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng thăm con đường nông thôn mới kiểu mẫu tại thôn La Thiện, xã Tản Hồng hồi tháng 11/2019
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng thăm con đường nông thôn mới kiểu mẫu tại thôn La Thiện, xã Tản Hồng hồi tháng 11/2019

Bên cạnh đó, nhằm tạo sự ủng hộ, đồng thuận từ người dân, xã còn hỗ trợ một số công trình đào đắp, nâng cao các tuyến đường; cán bộ xã, cán bộ thôn luôn bám sát các hoạt động, tuyên truyền và chung tay cùng người dân thực hiện. Nhờ những cách làm sáng tạo, bài bản, diện mạo nông thôn mới của Tản Hồng đã ngày càng khởi sắc. Đến xã Tản Hồng bây giờ ai cũng thấy mặc dù tốc độ đô thị hóa của địa phương rất nhanh, song vẫn giữ được cảnh quan môi trường sinh thái xanh, sạch đẹp. Kết quả này là nhờ sự chung sức, đồng lòng của người dân La Thiện nói riêng và người dân Tản Hồng nói chung.

Ông Hoàng Minh Sơn, Chủ tịch UBND xã Tản Hồng cho biết: Có nhiều lý do để Tản Hồng thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới, trong đó, phải kể đến sự quyết tâm “nói đi đôi với làm” của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương. Theo đó, mọi nội dung quan trọng xã đều đưa ra bàn thảo, lấy ý kiến của dân. Nhờ vậy, quá trình xây dựng nông thôn mới của Tản Hồng đã gặp nhiều thuận lợi, tạo đồng thuận cao trong Nhân dân.

Không dừng ở đó, sau khi đạt chuẩn, xã đã tập trung củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí và tổ chức cho lãnh đạo các xã, thôn đi tham quan học tập mô hình xây dựng kiểu mẫu tại tỉnh Hà Tĩnh. Ngay sau chuyến tham quan, Tản Hồng đã bắt tay thực hiện, trong đó, lựa chọn thôn La Thiện làm điểm. Cùng với đó, tập trung thực hiện các tiêu chí trong xây dựng khu dân cư kiểu mẫu như: Mở rộng các tuyến đường; triển khai đánh số nhà, số ngõ; lắp đèn cao áp và xây dựng ngõ tự quản; đồng thời, đẩy mạnh các phong trào phát triển kinh tế, văn hóa cộng đồng gắn liền với bảo vệ môi trường sống.

Tiếp tục khai thác thế mạnh, phát huy tiềm năng, lợi thế

Theo đồng chí Nguyễn Đình Dần, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì, khi mới bắt tay thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phần lớn cơ sở hạ tầng của địa phương như hệ thống cung cấp điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi nội đồng… xuống cấp hoặc chưa được đầu tư.

Đây là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ hộ nghèo của huyện Ba Vì luôn chiếm hơn 30%. Tuy nhiên, được sự quan tâm, hỗ trợ từ các ban, ngành, cùng với việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện đã được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư, tỷ lệ hộ nghèo được cải thiện đáng kể.

Đáng chú ý, một yếu tố quan trọng tạo lên sự thành công trong công tác xây dựng nông thôn mới chính là được người dân đồng tình, ủng hộ cao, tạo ra sức lan tỏa lớn và thật sự mang lại hiệu quả. Đến hết năm 2019, toàn huyện đã có 18/30 xã được thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện đã xây dựng thí điểm được 4 khu dân cư kiểu mẫu tại thôn Tân Phong 3 (xã Phong Vân); thôn 4 (xã Ba Trại); thôn La Thiện (xã Tản Hồng) và thôn Cổ Đô (xã Cổ Đô).

Mô hình trồng rau an toàn ở xã Chu Minh (Ba Vì) đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương
Mô hình trồng rau an toàn ở xã Chu Minh (Ba Vì) đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương

Cùng với đó, nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây mới, cải tạo. Trên địa bàn huyện đã hình thành được nhiều vùng sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Trong đó, có 9 sản phẩm tham gia chương trình OCOP được đánh giá đạt từ 3 sao trở lên, trong đó 6 sản phẩm 4 sao, 3 sản phẩm đạt 3 sao.

Đặc biệt, trong những năm qua, Ba Vì đã huy động các nguồn lực để xây dựng và cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông liên xã, liên thôn, nội đồng của huyện Ba Vì giúp việc đi lại và giao thương của nhân dân dễ dàng hơn. Hệ thống thủy lợi ở các xã đã cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh.

Hệ thống điện lưới, viễn thông đáp ứng yêu cầu sinh hoạt, phục vụ sản xuất. Mạng lưới chợ nông thôn được nâng cấp, xây mới góp phần phục vụ nhu cầu trao đổi, lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường và phục vụ đời sống nhân dân. Trạm y tế, nhà văn hóa, trung tâm văn hóa, thể thao, trường học... được đầu tư xây dựng cơ bản, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, nâng cao trình độ và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân ở các xã trên địa bàn huyện.

Nhờ phát triển hệ thống hạ tầng nông thôn nên hiện nay trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung, với 375 mô hình cho hiệu quả kinh tế cao như: Nuôi gà đồi ở xã Thụy An, Ba Trại, Cẩm Lĩnh; chăn nuôi bò sữa ở xã Vân Hòa, Tản Lĩnh; nuôi thỏ ở xã Cẩm Lĩnh; nuôi cá ở xã Phú Đông; trồng rau an toàn ở xã Chu Minh; sản xuất chè sạch ở xã Ba Trại...

Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 có 70% số xã đạt chuẩn và đến năm 2030, hoàn thành đề án xây dựng nông thôn mới, thời gian tới, huyện Ba Vì tiếp tục khai thác thế mạnh, phát huy tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, đất đai, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn theo hướng đồng bộ, hiện đại. Bên cạnh đó, huyện Ba Vì mong muốn TP Hà Nội tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và có nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư cho địa phương…

Trang thông tin có sự phối hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

Đọc thêm

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ Nông thôn mới

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ

TTTĐ - Hơn hai tuần kể từ khi cơn bão số 3 (YAGI) đổ bộ vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nền nông nghiệp Thủ đô dường như trở về “con số 0”. Lúa, hoa màu, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm… đều bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, kéo theo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung hàng hóa, thực phẩm cho người dân Thủ đô trong những tháng cuối năm. Vậy thành phố, các ban, ngành có giải pháp, chính sách như thế nào trong công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, giúp ngành nông nghiệp“vượt bão”, tiếp tục giữ vững vai trò là lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô?
Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Với những lợi thế sẵn có tỉnh Quảng Nam hoàn toàn có thể xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.
Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ Nông thôn mới

Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, đề xuất nhu cầu hỗ trợ để phát triển sản xuất cây vụ Đông, khôi phục sản xuất, bù đắp sản lượng lương thực, thực phẩm bị thiếu hụt do ảnh hưởng của bão, lũ.
Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước Nhịp sống phương Nam

Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước

TTTĐ - Tỉnh Bạc Liêu đã đứng đầu cả nước về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm (Khu công nghệ cao phát triển tôm) với mục tiêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.
Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025 Nhịp sống phương Nam

Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025

TTTĐ - Nước ta có 21 tỉnh ven biển sản xuất muối và lần đầu tiên, Festival nghề muối Việt Nam- Bạc Liêu “Hành trình trăm năm nghề muối - Đời người” sẽ diễn ra vào quý I/2025 với chủ đề: Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam.
Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia

TTTĐ - Sau 14 năm triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được nhiều thành quả cao với 100% toàn tỉnh đạt Nông thôn mới và không còn hộ nghèo đa chiều chuẩn quốc gia.
Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng Nông thôn mới

Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai xác định 3 "hạt nhân" quan trọng để làm động lực phát triển kinh tế vùng của địa phương.
Hà Nội: Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống Nông thôn mới

Hà Nội: Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống

TTTĐ - Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024 (lần thứ 2) được tổ chức nhằm góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường cho các sản phẩm.
Hội chợ Làng nghề: Nơi tôn vinh các sản phẩm làng nghề truyền thống Nông thôn mới

Hội chợ Làng nghề: Nơi tôn vinh các sản phẩm làng nghề truyền thống

TTTĐ - Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 - năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 3 - 6/10 tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp, số 489 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Tỉnh Bình Dương hướng đến năm 2030 là thành phố trực thuộc Trung ương Nông thôn mới

Tỉnh Bình Dương hướng đến năm 2030 là thành phố trực thuộc Trung ương

TTTĐ - UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xúc tiến đầu tư và quảng bá top 1 ICF; triển lãm năng lượng và tự động hóa thế giới tại Việt Nam năm 2024.
Xem thêm