Tag

Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng

Nông thôn mới 21/09/2024 15:58
aa
TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai xác định 3 "hạt nhân" quan trọng để làm động lực phát triển kinh tế vùng của địa phương.
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thành hình đẹp như "dải lụa" "Kim chỉ Nam" đưa Đồng Nai phát triển vượt bậc Vốn FDI "chảy" mạnh vào Đồng Nai

Theo Quy hoạch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đồng Nai xác định nhiều "hạt nhân" để phát triển kinh tế vùng chức năng.

Theo đó, nhằm sắp xếp, bố trí không gian lãnh thổ hợp lý, bảo đảm tính khoa học, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tiềm năng, lợi thế của từng khu vực, khắc phục xung đột phát triển giữa các ngành kinh tế trụ cột, Quy hoạch tỉnh Đồng Nai tổ chức không gian phát triển tỉnh theo 3 vùng chức năng.

Đồng Nai xác định hạt nhân làm động lực phát triển kinh tế vùng
Vùng phía Tây được tỉnh Đồng Nai quy hoạch là vùng động lực đô thị - dịch vụ - công nghiệp

Cụ thể, về quy hoạch không gian, tỉnh Đồng Nai phát triển theo 3 vùng kinh tế - xã hội với những đặc trưng như: Vùng phía Tây (từ đường Vành đai 4 đến sông Đồng Nai, gồm thành phố Biên Hòa, các đô thị Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom và 8 xã: Bình Hòa, Tân Bình, Bình Lợi, Thạnh Phú, Thiện Tân, Tân An, Vĩnh Tân, Trị An và thị trấn Vĩnh An của huyện Vĩnh Cửu) được tỉnh Đồng Nai quy hoạch là vùng động lực đô thị - dịch vụ - công nghiệp; "hạt nhân" phát triển chính là chuỗi đô thị ven sông Đồng Nai là Biên Hòa - Long Thành - Nhơn Trạch.

Định hướng phát triển của tỉnh Đồng Nai đối với vùng phía Tây là lấy công nghiệp hàng không, công nghệ cao, công nghiệp chuyên sâu và dịch vụ chất lượng cao, đổi mới sáng tạo, tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu làm phương hướng chủ đạo. Từng bước liên kết các đô thị lớn qua không gian ngầm gắn với phát triển các loại hình chức năng thương mại - dịch vụ, đô thị.

Cùng với đó, tỉnh quy hoạch vùng phía Tây phát triển các dịch vụ tài chính, logistics và các dịch vụ phục vụ Cảng hàng không quốc tế Long Thành, hướng đến phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao, các loại hình du lịch gắn liền với các đô thị văn minh hiện đại, cảng hàng không quốc tế và sông Đồng Nai.

Vùng phía Đông (nằm phía Nam hồ Trị An và sông La Ngà, phía Tây Vành đai 4, bao gồm thành phố Long Khánh, các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Thống Nhất và 5 xã Suối Nho, Phú Túc, Túc Trưng, Phú Cường, La Ngà của huyện Định Quán) được tỉnh Đồng Nai là vùng động lực phát triển công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ với thành phố Long Khánh làm "hạt nhân" trung tâm.

Đồng Nai xác định hạt nhân làm động lực phát triển kinh tế vùng
Thành phố Long Khánh là "hạt nhân" trung tâm của vùng động lực phát triển phía Đông tỉnh Đồng Nai (Ảnh: Khắc Giới)

Định hướng phát triển: phát triển nông nghiệp gắn với đô thị hóa quy mô vừa và nhỏ làm phương hướng chủ đạo; phát triển các ngành công nghiệp gắn với thế mạnh địa bàn, từng bước hình thành các trung tâm đô thị, dịch vụ, thương mại.

Vùng phía Bắc (nằm ở phía Bắc hồ Trị An và sông La Ngà, gồm phần còn lại của huyện Vĩnh Cửu, huyện Định Quán và toàn huyện Tân Phú) được tỉnh Đồng Nai quy hoạch là vùng động lực phát triển nông nghiệp - du lịch - sinh thái với cặp đô thị Định Quán - Tân Phú là "hạt nhân" trung tâm.

Tỉnh Đồng Nai định hướng phát triển vùng phía Bắc là lấy bảo tồn, phát triển các giá trị sinh thái đặc trưng bản địa, gắn với đô thị hóa quy mô nhỏ làm phương hướng chủ đạo; phát triển các vùng chăn nuôi, chuyên canh, nông nghiệp công nghệ cao; ổn định đời sống dân cư khu vực nông thôn, tăng mật độ che phủ rừng, góp phần cân bằng sinh thái, điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường vùng, đặc biệt là bảo vệ nguồn nước.

Đồng Nai xác định hạt nhân làm động lực phát triển kinh tế vùng
Quốc lộ 20 nối cặp đô thị Định Quán - Tân Phú là "hạt nhân" trung tâm phát triển vùng động lực phía Bắc của tỉnh Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai với phương án liên kết không gian của tỉnh Đồng Nai được xây dựng trên cơ sở phát triển 6 hành lang và 3 vài đai. Trong đó, 6 hành lang tỉnh Đồng Nai xác định gồm: hành lang sông Đồng Nai; hành lang Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Quốc lộ 51; hành lang Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Phan Thiết; hành lang Quốc lộ 1 và Đường sắt Bắc - Nam; hành lang Quốc lộ 20 và Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú; hành lang Cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Tỉnh quy hoạch 3 vành đai liên kết là: Vành đai 4 vùng thành phố Hồ Chí Minh; Vành đai Quốc lộ 56 - Đường tỉnh 762; Vành đai liên kết Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu.

Qua quy hoạch thấy được tỉnh Đồng Nai đã xác định rõ các "hạt nhân" trung tâm để quy hoạch phát triển kinh tế vùng, cùng các phương án liên kết rõ ràng giữa các vùng, hứa hẹn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới tiếp tục phát triển mạnh mẽ và mang lại "sinh khí mới" cho địa phương cũng như vùng Đông Nam Bộ.

Đọc thêm

Hà Nội: Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống Nông thôn mới

Hà Nội: Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống

TTTĐ - Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024 (lần thứ 2) được tổ chức nhằm góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường cho các sản phẩm.
Hội chợ Làng nghề: Nơi tôn vinh các sản phẩm làng nghề truyền thống Nông thôn mới

Hội chợ Làng nghề: Nơi tôn vinh các sản phẩm làng nghề truyền thống

TTTĐ - Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 - năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 3 - 6/10 tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp, số 489 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Tỉnh Bình Dương hướng đến năm 2030 là thành phố trực thuộc Trung ương Nông thôn mới

Tỉnh Bình Dương hướng đến năm 2030 là thành phố trực thuộc Trung ương

TTTĐ - UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xúc tiến đầu tư và quảng bá top 1 ICF; triển lãm năng lượng và tự động hóa thế giới tại Việt Nam năm 2024.
Đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ người dân dịp cuối năm Nông thôn mới

Đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ người dân dịp cuối năm

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị các địa phương khẩn trương phục hồi sản xuất kinh doanh, bù đắp thiệt hại sau bão gây ra, bảo đảm nguồn lương thực thực phẩm phục vụ cho cuối năm...
Đảm bảo cung cấp đủ lượng rau xanh cho người tiêu dùng Thủ đô Nông thôn mới

Đảm bảo cung cấp đủ lượng rau xanh cho người tiêu dùng Thủ đô

TTTĐ - Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã đi kiểm tra công tác khôi phục sản xuất nông nghiệp sau ảnh hưởng của cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Mê Linh.
Hậu Giang: Phát triển nông nghiệp vì người nông dân Nông thôn mới

Hậu Giang: Phát triển nông nghiệp vì người nông dân

TTTĐ - Tỉnh Hậu Giang có 140.371 ha đất nông nghiệp (chiếm 86,53% diện tích đất tự nhiên), với 523.642 người sống ở nông thôn (chiếm 71,9% tổng dân số), những năm qua đã tập trung phát triển nông nghiệp vì người nông dân.
Giải pháp phục hồi và chăm sóc cây trồng sau lũ lụt Nông thôn mới

Giải pháp phục hồi và chăm sóc cây trồng sau lũ lụt

TTTĐ - Sau bão số 3 (Yagi), các loại cây trồng ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam đã chịu thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt là các loại cây ăn trái và cây công nghiệp. Việc phục hồi cây trồng sau lũ lụt, nhà nông cần quan tâm và làm đúng cách để đạt hiệu quả cao.
Huyện Châu Đức thực hiện tốt công tác giảm nghèo Kinh tế

Huyện Châu Đức thực hiện tốt công tác giảm nghèo

TTTĐ - Đến cuối năm 2023, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo chuẩn tỉnh.
Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn Nông thôn mới

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn

TTTĐ - Ngày 17/9, tại Quảng Ngãi đã diễn ra hội thảo tổng kết dự án "Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn". Hội thảo do UBND huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi), tập đoàn ADM và World Vision International tại Việt Nam tổ chức.
Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Nông thôn mới

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Xem thêm