Tag
EVNNPC vươn xa dòng điện anh hùng

Bài 3: Đẩy nhanh chuyển đổi số

Chuyển đổi số 14/10/2024 09:00
aa
TTTĐ - Dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, thiên tai nhưng những năm qua, sản lượng điện thương phẩm của EVNNPC vẫn duy trì được mức tăng trưởng tốt, cao nhất trong 5 Tổng công ty phân phối thuộc EVN. Cùng với đó EVNNPC tiếp tục đẩy nhanh chuyển đổi số, hướng tới doanh nghiệp số năm 2025.
Bài 2: Đi đầu chuyển đổi mô hình cả về lượng và chất
EVNNPC thông tin nhanh những thiệt hại do bão số 3 gây ra EVNNPC huy động toàn bộ nhân lực khắc phục hậu quả sau bão EVNNPC nỗ lực từng giờ để sớm cấp điện trở lại cho khách hàng Các đội xung kích EVNNPC nỗ lực khắc phục hậu quả bão lũ

Phát huy bản lĩnh, vượt qua đại dịch

Năm 2021 và 2022 là hai năm dịch COVID-19 diễn ra phức tạp nhất, mặc dù vậy, sản lượng điện thương phẩm năm 2021 của EVNNPC vẫn duy trì được mức tăng trưởng tốt và cao nhất trong 5 Tổng công ty phân phối thuộc EVN là 81,831 tỷ kWh, tăng trưởng 9,31% so với năm 2020; các chỉ tiêu kinh doanh dịch vụ khách hàng đã hoàn thành và đạt so với quy định của Tập đoàn, cụ thể:

Tỷ lệ cung cấp dịch vụ theo phương thức điện tử đạt 97,52%, cao hơn 2,52% so với kế hoạch giao và tăng 14,6% so với năm 2020; cung cấp dịch vụ điện cấp độ 4 toàn Tổng công ty đạt 93,14%, vượt 13,14% so với kế hoạch năm được giao; tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt đạt 71,31% vượt 7,77% so với chỉ tiêu EVN giao.

100% hóa đơn điện tử cung cấp qua ứng dụng (App) chăm sóc khách hàng, Web chăm sóc khách hàng; hoàn thiện công tác số hóa hợp đồng hồ sơ khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng, khách hàng có thể tra cứu được trên Web, App chăm sóc khách hàng.

Nhà máy Điện Uông Bí sau khi bị máy bay Mỹ ném bom (Ảnh tư liệu)
Nhà máy Điện Uông Bí sau khi bị máy bay Mỹ ném bom (Ảnh tư liệu)

EVNNPC đã triển khai Tháng tri ân khách hàng với thông điệp “Đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19” tạo sự gắn kết, thiết thực, hướng trực tiếp vào việc hỗ trợ, giúp đỡ người dân, doanh nghiệp, khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch bằng nhiều hoạt động cụ thể và thiết thực: Sửa chữa, lắp đặt mới hệ thống điện sinh hoạt cho các hộ nghèo, bệnh viện, cơ sở y tế tại các vùng địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh; miễn phí lắp đặt công tơ, vệ sinh trạm biến áp cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp của dịch COVID-19…

Cùng với đó, EVNNPC tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội, hỗ trợ thăm hỏi các hoàn cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh như: Trẻ em bị mồ côi do cha, mẹ mất vì nhiễm COVID-19 ở các địa phương, hỗ trợ người già neo đơn không có người nương tựa; tặng sách vở, thiết bị học tập, áo ấm, máy tính bảng cho các học sinh nghèo phục vụ học tập trực tuyến, hưởng ứng chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ phát động; tặng quà, tri ân các Mẹ Việt Nam Anh hùng...

Hoạt động đầu tư xây dựng của EVNNPC cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách của đại dịch do một số tỉnh/thành phố phía Bắc thực hiện giãn cách xã hội. Công tác giải phóng mặt bằng ở nhiều khu vực gặp khó khăn ảnh hưởng lớn tới tiến độ thực hiện đầu tư các dự án. Tuy nhiên, EVNNPC cũng đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu về đầu tư xây dựng với việc khởi công được 88/78 dự án 110kV, đạt 112,8% kế hoạch EVN giao; đóng điện được 86/81 dự án 110kV, đạt 106,2% kế hoạch EVN giao.

Trong tình hình đại dịch, công tác chuyển đổi số càng được EVNNPC đẩy nhanh tiến độ với các nhiệm vụ chính như: Số hóa toàn bộ hồ sơ sổ sách, lý lịch thiết bị, công trình xây dựng, hồ sơ khách hàng, dữ liệu thanh toán, quản trị nhân sự, công tác kế hoạch…; bổ sung các ứng dụng phục vụ số hóa, khai thác dữ liệu và triển khai tới tất cả đơn vị như: ứng dụng tính toán tổn thất, phần mềm quản lý máy biến áp… số hóa quy trình nghiệp vụ lĩnh vực tài chính kế toán, kinh doanh dịch vụ khách hàng và kỹ thuật - an toàn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các chương trình tự động hoá lưới điện trung áp, trạm biến áp kỹ thuật số, chăm sóc khách hàng tự động, đẩy mạnh lắp đặt công tơ điện tử, nâng cao tỷ lệ thu thập dữ liệu đo xa, ứng dụng công nghệ thông tin trong sửa chữa, khai thác thiết bị…

Năm 2022, EVNNPC đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dựa trên chủ đề năm của EVN “Thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả”, kết quả, tổng sản lượng điện thương phẩm đạt 86,3 tỷ kWh - là đơn vị có điện thương phẩm lớn nhất trong 5 Tổng công ty phân phối của EVN; tỷ lệ tổn thất điện năng thực hiện 4,30%, giảm 0,24% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn 0,1% so với kế hoạch EVN giao; các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện đạt: MAIFI 2,11 lần; SAIDI 405,12 phút; SAIFI 4,35 lần; hoàn thành toàn bộ chương trình xây dựng Trung tâm điều khiển và cải tạo chuyển đổi toàn bộ 278 Trạm biến áp 110kV đang vận hành sang chế độ trực từ xa/không người trực…

Bài 3: Đẩy nhanh chuyển đổi số
Điện lực Lào Cai sửa chữa khắc phục lưới điện sau lũ dữ
Điện lực Lào Cai sửa chữa khắc phục lưới điện sau lũ dữ

Định hướng tương lai

Chiến lược phát triển của EVN đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 1/4/2021, EVN sẽ phát triển thành Tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi. Trong đó, tiếp tục nâng cao chất lượng phân phối điện năng và dịch vụ khách hàng, hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng, phấn đấu từ năm 2025 trở đi nằm trong nhóm các nước ASEAN-3 về dịch vụ khách hàng và duy trì vị trí này trong suốt giai đoạn đến năm 2045.

Nâng cao hiệu quả ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4; đến năm 2025, EVN hoàn thành chuyển đổi thành doanh nghiệp số. Ứng dụng rộng rãi khoa học công nghệ phát triển lưới điện thông minh, phục vụ quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu điều khiển xa, không người trực vận hành đối với 100% các trạm biến áp 110kV trong giai đoạn 2021 - 2025 và 100% các trạm biến áp 220kV giai đoạn 2025 - 2030.

Để thực hiện Chiến lược phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tháng 11/2022 EVNNPC đã quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc. Theo đó xác định mục tiêu:

- Giai đoạn 2021-2025: (i) Phát triển EVNNPC thành Tổng công ty kinh doanh điện năng đứng đầu trong EVN với hệ thống quản trị tiên tiến, hiệu quả dựa trên nền tảng văn hóa chuẩn mực và nguồn nhân lực chất lượng cao, phấn đấu đến năm 2025 trở thành doanh nghiệp số có văn hóa mạnh; (ii) Đảm bảo đáp ứng cung cấp điện an toàn, ổn định, chất lượng cho phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân; nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh thông qua việc sử dụng tối ưu mọi nguồn lực cho lĩnh vực quản lý vận hành lưới điện và kinh doanh bán điện; (iii) Bảo toàn, phát triển vốn chủ sở hữu, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động; (iv) Đột phá trong nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và mở rộng kinh doanh dịch vụ trên cơ sở sử dụng tối ưu các thành quả của cuộc CMCN 4.0.

- Giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn 2045: Tiếp tục phát triển EVNNPC thành Tổng công ty kinh doanh điện năng đứng hàng đầu trong các nước ASEAN, tiệm cận với các Công ty kinh doanh điện năng hàng đầu khu vực ASIA về các chỉ tiêu quản lý kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, năng suất lao động, trình độ quản trị tiên tiến, có phong cách quản lý chuyên nghiệp, vận hành lưới điện theo hướng tự động hóa và có nguồn lực tài chính vững mạnh.

Công nhân mỏ than Hà Lầm hỗ trợ dựng cột, bà con thôn xóm cũng vượt đồi đến động viên anh em ngành Điện dựng cột tại Quảng Ninh
Công nhân mỏ than Hà Lầm hỗ trợ dựng cột, bà con thôn xóm cũng vượt đồi đến động viên anh em ngành Điện dựng cột tại Quảng Ninh

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2045, EVNNPC xây dựng các chỉ tiêu: Sản lượng điện thương phẩm đạt 305,5 tỷ kWh; Tổn thất điện năng đạt 3,5%; SAIDI < 100 phút/KH; 100% các TBA 110kV kỹ thuật số; 100% lưới điện 110kV đạt tiêu chí N-1 và 25% lưới điện 110kV đạt tiêu chí N-2; 100% xuất tuyến trung áp vận hành tự động (DAS/DMS); 45% lưới điện trung áp được ngầm hóa khu vực thành phố/thị xã và 30% lưới điện hạ áp được ngầm hóa khu vực thành phố/thị xã; Phát triển phòng thí nghiệm tiên tiến; Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; … và đưa ra kế hoạch xây dựng 89 nhiệm vụ thuộc 11 nhóm giải pháp theo định hướng của EVN.

Chú trọng các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư phát triển lưới điện, hạ tầng thông tin, hạ tầng số,... đồng bộ, thông qua ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại và các chương trình hợp tác quốc tế để đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tiếp cận công nghệ quản trị tiên tiến, từng bước làm chủ KHCN trong công tác quản lý kỹ thuật, đầu tư xây dựng, dịch vụ chăm sóc khách hàng, bảo vệ môi trường và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, nhằm hướng tới xây dựng và phát triển EVNNPC đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh, kinh tế tri thức và bền vững của Chính phủ với hình ảnh một doanh nghiệp tận tâm, có tinh thần trách nhiệm cao, vì hạnh phúc của nhân dân, vì sự phát triển của xã hội, xây dựng giá trị cốt lõi văn hóa doanh nghiệp và thực thi khát vọng “Thắp sáng niềm tin”.

55 năm lịch sử xây dựng và phát triển của EVNNC cũng chính là 55 năm trường kỳ công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam và góp phần tái thiết đất nước sau giải phóng miền Nam. Các thế hệ EVNNPC đã nỗ lực “giữ dòng điện như dòng máu của mình”, đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu xương, tạo thành sức mạnh tổng hợp, góp phần cùng quân và dân cả nước làm nên những trang lịch sử hào hùng nước Việt. Sức mạnh ấy vẫn tiếp tục được phát huy trong công cuộc phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế./.

Đọc thêm

Ngày 2/12, sẽ diễn ra Hội nghị Thành phố thông minh 2024 Công nghệ số

Ngày 2/12, sẽ diễn ra Hội nghị Thành phố thông minh 2024

TTTĐ - Hội nghị Thành phố Thông minh Việt Nam - Châu Á năm 2024 sẽ diễn ra trong hai ngày, từ ngày 2 - 3/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội; dự kiến với hơn 2.000 đại biểu tham dự, bao gồm các lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo TP Hà Nội, đại diện các bộ, ngành Trung ương và địa phương, các chuyên gia, doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài nước.
Sao lưu dữ liệu bằng AI: Chìa khóa cho kinh tế số Công nghệ số

Sao lưu dữ liệu bằng AI: Chìa khóa cho kinh tế số

TTTĐ - Ngày nay, dữ liệu được đánh giá có giá trị hơn bao giờ hết. Điều này đặc biệt đúng trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra tại Việt Nam, dữ liệu được coi là thành phần cơ bản và thiết yếu.
Tạo động lực phát triển, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh Công nghệ số

Tạo động lực phát triển, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

TTTĐ - Sáng 26/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ có buổi làm trực tiếp kết hợp trực tuyến với 3 bộ (Quốc phòng, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông) và 8 địa phương (Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Hải Dương, Tây Ninh) về công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC).
Xây dựng chính quyền số với iHanoi Công nghệ số

Xây dựng chính quyền số với iHanoi

TTTĐ - Tháng 11, không khí hăng hái, sôi nổi bao trùm các khu phố trên địa bàn thành phố Hà Nội khi hàng ngàn bạn trẻ tình nguyện viên tích cực tham gia hỗ trợ chính quyền tổ dân phố triển khai đợt cao điểm cài đặt ứng dụng iHanoi.
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản công dân Thủ đô số iHanoi Công nghệ số

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản công dân Thủ đô số iHanoi

TTTĐ - Theo Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội, sau 4 tháng triển khai ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi, tính đến ngày 31/10/2024, tổng số người dùng đăng ký tài khoản ứng dụng đã đạt 1.043.724.
Quyết liệt hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia Công nghệ số

Quyết liệt hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình đề nghị huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn dân, bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ của chuyển đổi số quốc gia nói chung và Đề án 06 nói riêng.
"Hội An - Làng nghề lên số” nhận giải thưởng quốc tế Kotler Awards Chuyển đổi số

"Hội An - Làng nghề lên số” nhận giải thưởng quốc tế Kotler Awards

TTTĐ - Dự án "Hội An - Làng nghề lên số" vừa vinh dự nhận giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024 ở hạng mục "Công nghệ số và đổi mới sáng tạo có tầm ảnh hưởng", khẳng định sự thành công của nỗ lực chuyển đổi số tại các làng nghề truyền thống của thành phố.
Samsung West Lake gây ấn tượng với trải nghiệm công nghệ cao cấp Công nghệ số

Samsung West Lake gây ấn tượng với trải nghiệm công nghệ cao cấp

TTTĐ - Lần đầu tiên tại Hà Nội, người dùng sẽ được đắm mình trong những trải nghiệm công nghệ đỉnh cao theo cách hoàn toàn khác biệt, giữa không gian mang đậm bản sắc Thủ đô của Samsung West Lake.
Khác biệt về màu sắc của MacBook Pro M3 và MacBook Air M3 Công nghệ số

Khác biệt về màu sắc của MacBook Pro M3 và MacBook Air M3

TTTĐ - MacBook Pro M3 và MacBook Air M3 kể từ khi ra mắt đã tạo nên cơn sốt với người yêu công nghệ. Hai dòng MacBook siêu phẩm này không chỉ ghi dấu ấn bởi sở hữu chip M3 hiệu năng mạnh mẽ mà còn được yêu thích bởi những bảng màu ấn tượng. Hãy cùng điểm qua sự khác biệt về màu sắc của MacBook Pro M3 và MacBook Air M3 ngay nhé!
Hải Phòng: Chuyển đổi số xanh, động lực phát triển kinh tế Công nghệ số

Hải Phòng: Chuyển đổi số xanh, động lực phát triển kinh tế

TTTĐ - Ngày 22/11, UBND TP Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức diễn đàn chuyển đổi số - Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh - động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Xem thêm