Tag
Hương sắc “hoa thanh lịch” càng lan tỏa đậm đà và sâu lắng

Bài 3: Tiếp tục là chiến sĩ trên “mặt trận Covid”

Người Hà Nội 22/10/2021 07:30
aa
TTTĐ - Trong cuộc "chiến đấu" với đại dịch Covid-19 lần này, phụ nữ Thủ đô cũng là những chiến sĩ vô cùng tích cực và mạnh mẽ. Họ vừa tuyên truyền, giám sát việc thực hiện các quy định phòng chống dịch trong gia đình, đảm bảo bữa ăn, sức khỏe cho mọi người, vừa tham gia các công tác xã hội, đặc biệt là cứu trợ đồng bào để cùng nhau vượt qua những ngày giãn cách khó khăn. Chính vì thế, họ không những tiếp tục tỏa hương tỏa sắc mà còn biết khắc phục khó khăn, vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
Mong muốn của "chiến sĩ áo trắng" khi cuộc chiến Covid-19 kết thúc

Xông pha nơi “chiến trường”

Theo bà Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội, nhìn chung các cán bộ, hội viên phụ nữ đều bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên trong phòng, chống dịch và đều mong muốn được đóng góp công sức, phát huy vai trò của mình trong “cuộc chiến” này.

Cùng các ngành các cấp, thời gian qua, với những sáng kiến và cách làm hiệu quả như chương trình “Kết nối yêu thương”, Mô hình “Bếp ăn ấm tình - vượt qua mùa dịch”, hỗ trợ bà con tiêu thụ nông sản… các cấp hội phụ nữ Hà Nội đã huy động và khai thác nhiều nguồn lực góp sức động viên tinh thần và vật chất cho công tác phòng, chống dịch tại các địa phương.

Bà Bùi Thị Ngọc Thuý - Chủ tịch Hội LHPN quận Tây Hồ cho biết: “Trong thực hiện công tác phòng, chống dịch có nhiều mô hình, cách làm mới như: Mô hình “Chi,Tổ phụ nữ an toàn - 3 không, 3 có”; Mô hình “Đi chợ hộ” - thành lập 91 tổ, nhóm “Đi chợ hộ” hỗ trợ các gia đình thực hiện cách ly tại các khu dân cư, tổ dân phố, ngõ, ngách trên địa bàn phường, hỗ trợ mua đồ ăn, nhu yếu phẩm, đồ dùng thiết yếu giúp nhân dân vượt qua đại dịch”.

Ban tổ chức trao biển tượng trưng tặng các suất quà hỗ trợ lao động di cư gặp khó khăn do dịch bệnh trên địa bàn TP Hà Nội cho đơn vị tiếp nhận
Ban tổ chức trao biển tượng trưng tặng các suất quà hỗ trợ lao động di cư gặp khó khăn do dịch bệnh trên địa bàn TP Hà Nội cho đơn vị tiếp nhận

Hội LHPN quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Kết nối yêu thương, chung tay phòng, chống dịch bệnh Covid-19”, tặng 18 sổ tiết kiệm (1 triệu đồng/sổ) cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, hơn 200 suất quà cho cán bộ Hội cơ sở tham gia phòng, chống dịch và nhân dịp Tết Trung thu đã trao 18 suất học bổng (1 triệu đồng/suất), 318 suất quà cho trẻ em và con cán bộ, hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận với tổng trị giá trên 153 triệu đồng…

Mô hình “Bếp ăn ấm tình - vượt qua mùa dịch” do cán bộ, hội viên các cơ sở ở Hà Nội đảm nhiệm mỗi ngày phục vụ khoảng 7 nghìn suất ăn và hàng chục thùng nước giải khát, 2 hỗ trợ sức khỏe cho phục vụ lực lượng y tế, lực lượng tham gia trục chốt phòng, chống dịch, người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn Thành phố.

Có ngày hội phụ nữ đã hỗ trợ tiêu thụ trên 11 tấn nông sản, hàng chục nghìn quả trứng cho nông dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trên địa bàn thành phố (Hà Đông, Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Đan Phượng).

Cũng theo bà Lê Kim Anh, vừa qua, phát huy vai trò thành viên tổ Covid cộng đồng, cán bộ, hội viên phụ nữ Thủ đô cũng tích cực tham gia làm nhiệm vụ tại các chốt trực; Nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo phòng, chống dịch của Thành ủy, UBND thành phố; Tiếp tục phối hợp với ban quản lý các chợ kiểm soát, hướng dẫn người dân xuất trình phiếu, khai báo y tế, đo thân nhiệt, sát khuẩn tay trước khi vào các chợ, thực hiện giãn cách khi mua nhu yếu phẩm; Hỗ trợ các trạm y tế, điểm xét nghiệm và tiêm phòng vaccine…

Bài 3: Tiếp tục là chiến sĩ trên “mặt trận Covid”
Phụ nữ tham gia các chốt bảo vệ "Vùng xanh" an toàn là các khu vực dân cư, thôn làng không có dịch

Không chỉ giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau giữa các quận, huyện trong thành phố, phụ nữ Thủ đô còn chung tay góp sức gửi quà, đồ dùng thiết yếu tới các tỉnh phía Nam như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương chịu thiệt hại nặng nề do dịch Covid-19, thể hiện tinh thần nhân ái, san sẻ yêu thương của người Hà Nội với cả nước.

Còn nhiều những người phụ nữ chuyển tiền, mua nhu yếu phẩm tặng người khó khăn hay lập hẳn những điểm phát hàng 0 đồng để ai thiếu thì đến lấy. Như vậy, như những chiến sĩ thực thụ, họ cũng lao vào “chiến trường” không màng hiểm nguy, có thể bị lây nhiễm, vừa mất thời gian vừa mất công sức nhưng tất cả đều làm với lòng nhiệt tình, trách nhiệm và quyết tâm chung vì sự bình yên cho toàn thành phố, không để ai bị bỏ lại phía sau, không ai phải chịu khó khăn, thiếu thốn trong những ngày giãn cách.

Yêu thương lan tỏa cộng đồng

Mang yêu thương lan tỏa đến cộng đồng, họ nhận về sự trân trọng, biết ơn của biết bao người. Hãy lắng nghe tâm sự của một cư dân trong nhóm “Mái nhà Khương Đình”: “Nếu ai có hỏi tổ trưởng tổ 11 khu dân cư số 5 ngõ 77 Bùi Xương Trạch (Thanh Xuân, Hà Nội) là ai thì tôi tự hào xin thưa đó là bà giáo già về hưu hơn 70 tuổi Thái Thị Nhâm.

Từ khi dịch Covid-19 trở lại tới giờ bà chưa một ngày nghỉ. Từ sáng lọ mọ đến tối. Nào thì đi phát phiếu đi chợ cho mọi người, nào thì xin phiếu đi tiêm. Bà lo cho người nghèo, người thất nghiệp, sinh viên không có đơn xin hỗ trợ của nhà nước… Hôm nay khi tôi viết những dòng chữ này là lúc 21h45, bà giáo già vẫn lọ mọ trên con ngựa sắt rong ruổi xóm làng phát nốt tờ phiếu tiêm để bà con sáng mai có phiếu đi tiêm sớm .

Điều đặc biệt tôi vô cùng cảm phục bà ở chỗ tuy bà hơn 70 tuổi, chiều nay vừa đi tiêm mũi 2 về là lên phường lấy phiếu tiêm về phát cho bà con cho đến tận bây giờ. Đáng ra với tuổi này nhất là vừa đi tiêm về bà phải nghỉ rồi mai phát nhưng bà nói với tôi thôi cố cho mọi người đỡ sốt ruột và sáng mai đi sớm cho đỡ nắng. Xin chúc bà sức khỏe để làm nhiều việc có ích hơn nữa”.

Chia sẻ này đã được rất nhiều người yêu thích và bình luận, ca ngợi. Mọi người đều bày tỏ niềm kính trọng, cảm phục bà Nhâm cũng như bảo nhau làm thêm những việc tốt trong mùa dịch này. Như vậy, bằng những việc làm cụ thể, bà Nhâm cũng như bao nhiêu phụ nữ khắp thành phố đã góp phần giúp cho những ngày dịch bệnh, đặc biệt là đợt giãn cách trôi qua một cách nhẹ nhàng hơn, an toàn hơn.

Phụ nữ huyện Đan Phượng tham gia hỗ trợ nhu yếu phẩm cho các gia đình bị cách ly
Phụ nữ huyện Đan Phượng tham gia hỗ trợ nhu yếu phẩm cho các gia đình bị cách ly

Ai cũng biết, trong xã hội phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi và áp lực hơn đàn ông. Đặc biệt, trong những ngày giãn cách, người phụ nữ trong gia đình còn phải kiêm nhiều “vai” hơn nữa với trăm thứ việc có tên và không tên. Nào đi chợ tiếp xúc với nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh, tính toán lượng thực phẩm sao đảm bảo bữa ăn dinh dưỡng, an toàn, đầy đủ cho gia đình. Nào làm việc cơ quan, nào dạy dỗ con học hành, nào nấu ăn, nào dọn dẹp nhà cửa. Nào tuyên truyền, giám sát, “giữ chân giữ tay” người thân, con cái và cả hàng xóm láng giềng ở yên trong nhà nhiều ngày trời, thực hiện tốt các quy định phòng, chống dịch…

Dù vậy, ở “vai” nào, người phụ nữ Hà Nội cũng không chỉ làm tròn mà còn làm xuất sắc. Quan trọng hơn cả, bằng các việc làm cụ thể như giữ yên gia đình hay tham gia công tác xã hội, lan tỏa yêu thương, họ đều toát lên tinh thần của người phụ nữ Hà Nội hiện đại. Đó là khắc phục khó khăn, thích nghi và vươn lên trong mọi hoàn cảnh, là “cán cân” điều chỉnh văn hóa ứng xử và tình người, truyền đi thông điệp về nhân ái, nhân văn.

Chính vì thế, “bông hoa thanh lịch” của người Tràng An ngày nay có ngát hương, lan xa, đậm đà nhưng vẫn sâu lắng hay không chính là nhờ họ, những người phụ nữ Hà Nội.

Tìm hiểu 100 bóng hồng “không phải dạng vừa” thay đổi thế giới Tìm hiểu 100 bóng hồng “không phải dạng vừa” thay đổi thế giới
Hành trình phát triển vắc-xin AstraZeneca chuẩn bị ra mắt bạn đọc Hành trình phát triển vắc-xin AstraZeneca chuẩn bị ra mắt bạn đọc
Ra mắt cuốn sách giúp bé học nói dễ dàng với các bài thơ hay Ra mắt cuốn sách giúp bé học nói dễ dàng với các bài thơ hay

Đọc thêm

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn Người Hà Nội

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn

TTTĐ - Từ ngày thành lập đến năm 1975, Trung đội nữ lái xe mang tên anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Hạnh, thường gọi là Trung đội “tóc dài” lái xe Trường Sơn đã hoàn thành hàng nghìn chuyến xe, vận chuyển hàng vạn tấn hàng hóa, hàng trăm nghìn lượt bộ đội và thương binh vào Nam, ra Bắc. Trên những chuyến xe đó, họ vừa là “thợ lái”, vừa là hộ lý, khiêng cáng thương binh... không quản ngại bất cứ việc gì.
Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Xem thêm