Tag
Người trẻ Hà Nội giao tiếp thế nào cho thời thượng và văn minh?

Bài 4: Người lớn cần nêu gương trước khi uốn nắn con trẻ

Người Hà Nội 12/04/2024 11:41
aa
TTTĐ - Thực tế, việc sử dụng ngôn từ thô tục không chỉ ảnh hưởng đến việc giao tiếp mà còn đặt ra câu hỏi lớn về giá trị và đạo đức trong cộng đồng. Trẻ con là tấm gương phản chiếu người lớn. Do vậy, vai trò của người lớn trở nên rất quan trọng, định hướng lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hằng ngày, chốn công cộng của người trẻ.
Bài 1: Giữ gìn lời ăn tiếng nói chốn công cộng Bài 2: Khi lối ứng xử kém duyên bị "trẻ hóa"... Bài 3: "Giải mã" những ngôn ngữ lệch chuẩn

Người lớn có một phần trách nghiệm

Chị Hương (32 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) yêu cầu con trai 5 tuổi đưa cho mình chiếc điều khiển tivi vì thời gian cậu được xem hoạt hình đã hết. Bình thường, cậu sẽ trả lại đồ cho mẹ hoặc sẽ ăn vạ một lúc để câu giờ xem nhưng lại tức giận và nói “Con đ… đưa cho mẹ đâu”.

Chị bất ngờ khi nghe cậu con trai nhỏ tuổi nói ra từ ngữ phản cảm này. Hóa ra, bà giúp việc nhà chị hay nói chuyện vô tư bỗ bã với các ông bà hàng xóm khi đưa cháu ra ngoài ngõ chơi, khiến cháu học theo.

Điều này liên hệ với thực tế, nhiều phụ huynh chưa ý thức được tầm ảnh hưởng của lời nói, cách ứng xử giao tiếp hàng ngày lên chính con em mình. Nhiều người còn chấp nhận “sống chung với lũ" bình thường hóa việc học sinh, con cái chửi tục là không hiếm.

Cũng bởi nguyên nhân trên, nhiều người trẻ cho rằng việc nói tục chửi bậy, sử dụng tiếng lóng... tại các khu vực công cộng như quán cà phê, trường học là điều hiển nhiên. Bởi họ sống trong môi trường ông bà, cha mẹ cũng sử dụng nhiều từ ngữ tục tĩu, thiếu văn hóa trong gia đình, nơi câu chửi đã đi vào lối sống. Do đó, họ dễ bị nhầm tưởng về giá trị thực sự của những câu nói đó.

Gia đình là nền tảng hình thành lên nhân cách của mỗi đứa trẻ
Gia đình là nền tảng hình thành lên nhân cách của mỗi đứa trẻ

Chuyên gia Nguyễn Văn Thanh - Phó Giám đốc Trung tâm kĩ năng sống Văn hóa Việt cho rằng: "Người lớn cần nhìn nhận bản thân không chỉ là những cá nhân có trách nhiệm xã hội mà còn là những bậc thầy, người dẫn dắt hành trình lớn lên của giới trẻ. Hành vi, cử chỉ và ngôn từ của họ đều có tác động sâu rộng đến cách giới trẻ hành xử và giao tiếp.

Do đó, việc người lớn tự nhận thức và nêu gương một cách tích cực là điều cần thiết. Hãy nhớ rằng giới trẻ thường lắng nghe và học hỏi từ những người trưởng thành xung quanh".

Thời đại 4.0 đi kèm với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ đã tạo điều kiện cho giới trẻ có cơ hội tìm hiểu, tiếp thu những cái mới một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, việc trau dồi văn hóa ứng xử, giao tiếp nơi công cộng lại đang lại bị chính họ xem nhẹ.

Một số người còn lập luận, trong xã hội hiện đại, áp lực cuộc sống khiến con người phải thể hiện cảm xúc bằng cách chửi bậy, nói tục như một phương tiện giải tỏa stress. Hơn nữa, trên các mạng xã hội, những từ ngữ thô tục, lời lẽ bậy bạ xuất hiện ngày càng phổ biến, khẳng định vào sự hiển nhiên của hành vi đó.

Mỗi trường học thường có một đội ngũ sao đỏ đi kiểm tra trang phục, nề nếp của các lớp vào đầu giờ học. Đặc biệt, học sinh nào bị bắt lỗi nói tục chửi bậy sẽ bị trừ điểm nhưng hoạt động này chỉ diễn ra đầu giờ, nếu bị trừ điểm cùng lắm là bị nêu lên trước toàn trường hoặc gọi cho phụ huynh khi tái phạm nhiều lần.

Trái lại, khi không có người quản lý thì việc đâu sẽ lại vào đó, đặc biệt vào giờ ra chơi và nhất là khi các con ra khỏi cổng trường thì việc nói tục chửi bậy hầu như không có ai kiểm soát. Lúc ấy rất cần vai trò của người lớn, nhất là cha mẹ, người gần gũi với các con nhất.

"Nhìn vào tình hình thực tế, nhiều người lớn mải mê với việc riêng mà quên rằng cần phải dạy dỗ, có trách nghiệm với con cháu của mình. Thế hệ trẻ cần phải được uốn nắn ngay khi sai phạm, từ lời nói đến thói quen ứng xử trong sinh hoạt hằng ngày", chị Minh Anh (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) bày tỏ ý kiến.

Thay đổi để con em trở lên tốt hơn

Muốn môi trường của trẻ không bị ô nhiễm bởi lời nói tục tĩu, thói xấu trong xã hội thì người lớn càng phải nói năng văn minh, lịch sự tỏ thái độ làm gương. Trẻ con là những trang giấy trắng, nếu tiếp xúc với các hành vi không đúng mực sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành nhân cách sau này.

Ông cha ta có câu “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Tuy nhiên, linh hoạt từng trường hợp, cha mẹ, nhà trường cần phải ứng xử khéo léo để tránh để hậu quả lớn hơn, ảnh hưởng tới tâm lý con em, dẫn đến nhân cách bị lệch lạc. Những điều dẫu nhỏ nhưng cần phải dạy bảo trẻ ngay từ bé, bằng ngôn từ nhẹ nhàng, thấu đáo chắc chắn sẽ giúp chúng hình thành một nhân cách trong sáng, đúng đắn.

Bài 4: Người lớn cần nêu gương trước khi uốn nắn con trẻ

Anh Trần Hùng (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) có cậu con trai học lớp 11 "nói bậy, chửi tục như câu cửa miệng". Anh đã kiên trì uốn nắn thành công, con trở nên văn minh lịch sự, chuẩn mực hơn trong lời nói. Anh Hùng góp ý kiến: "Việc nêu gương của người lớn cũng cần phải diễn ra một cách tự nhiên, không ép buộc hay giả tạo. Cha mẹ, ông bà có thể làm điều này thông qua các hành động hàng ngày, bằng cách truyền đạt những giá trị tích cực qua lời nói và hành động.

Chẳng hạn, thể hiện sự kiên nhẫn và lịch sự trong giao tiếp, khuyến khích sự tôn trọng và lòng nhân ái, hay đơn giản là việc tránh sử dụng ngôn từ thô tục trong mọi tình huống. Hơn hết, người lớn cũng phải thực hành một lối sống lành mạnh và tích cực cũng là cách tốt nhất để truyền cảm hứng cho giới trẻ. Sự tự chủ, trách nhiệm và lòng nhân ái trong hành động của cha mẹ, ông bà, thầy cô sẽ là nguồn động viên lớn lao cho giới trẻ thể hiện lối sống văn minh, giao tiếp chuẩn mực nơi công cộng".

Tóm lại, cả xã hội và gia đình cần nhìn nhận sâu sắc vấn đề này để giáo dục thế hệ trẻ. Người lớn cần phải làm gương, không chỉ trong lý thuyết mà còn trong hành động cụ thể, chỉ báo và chỉnh sửa ngay khi trẻ nói tục nơi chốn công cộng. Đồng thời, xã hội cũng cần phải thiết lập các quy định ứng xử, quy tắc không nói tục, chửi bậy, và giám sát chặt chẽ việc thực thi chúng.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường Người Hà Nội

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường

TTTĐ - Giữ gìn văn hóa trà là cách người trẻ ngày nay được hiểu về văn hóa tiền nhân, phát triển nó trong đời sống hiện đại và làm phong phú thêm cho thành phố của mình. Bằng ý thức đó, họ đang góp nên những ngọn gió để hương vị trà lan tỏa xa hơn trong phảng phất phố phường Hà Nội.
Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh Người Hà Nội

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh

TTTĐ - Sáng 19/7, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư (KDC) Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội khi phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc

TTTĐ - Hà Nội, với bề dày lịch sử và văn hóa, từ lâu đã nổi tiếng với phong cách sống thanh lịch và tao nhã. Một trong những nét đẹp đặc trưng đó chính là văn hóa thưởng trà, một nghệ thuật sống đầy tinh tế và sâu sắc.
Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt Người Hà Nội

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì Người Hà Nội

Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì

TTTĐ - “Quán bia hơi mở xuyên đêm, khách ăn uống ầm ĩ, ồn ào...”; “Trống Đồng Lãng Yên sử dụng cả 2 bên đường Bạch Đằng để làm bãi đỗ xe mỗi khi có đám cưới, gây bất tiện cho người tham gia giao thông”... Những dòng thông tin ngắn, rốt ráo gửi đến chính quyền qua nền tảng công dân số. Không cần đến trụ sở UBND phường, không cần gặp nhân viên “một cửa” nhưng các vấn đề bức xúc, lo lắng của công dân đều được giải quyết rất nhanh chóng.
Vì Hà Nội xứng đáng... Người Hà Nội

Vì Hà Nội xứng đáng...

TTTĐ - Trong trái tim mỗi người trẻ, Hà Nội không chỉ là thành phố đáng sống mà còn là niềm tự hào, tin cậy, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Người Hà Nội

Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

TTTĐ - Trà không chỉ đơn giản là một thức uống quen thuộc, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Đặc biệt, ở Hà Nội nghệ thuật thưởng trà hay trà đã phát triển thành một phong cách sống thanh cao và tao nhã, phản ánh tinh thần và văn hóa người Tràng An.
Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới Người Hà Nội

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

TTTĐ - Là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm qua, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên khúc hoan ca về Thủ đô hiện đại, năng động, sáng tạo, mang đến môi trường sống xanh, trong lành và thăng hoa những giá trị văn hóa.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Người Hà Nội

Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

TTTĐ - Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi là kinh đô nhiều đời, cũng là chốn tập trung rất nhiều trí sĩ, tao nhân, mặc khách. Trong sinh hoạt văn hóa như bình thơ, ngắm trăng, trong các cuộc đàm đạo... trà không thể thiếu. Trà không chỉ là chất xúc tác cho cuộc vui thêm đậm đà mà chính cách thưởng trà, uống trà của người Thăng Long xưa cũng là nghệ thuật, là một nét văn hóa rất độc đáo. Để ngày hôm nay, dòng chảy văn hóa trà Hà thành vẫn được tiếp nối, đưa truyền thống hòa vào nhịp điệu phố phường hiện đại.
Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” Người Hà Nội

Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”

TTTĐ - Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. 25 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã nỗ lực để không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
Xem thêm