Tag
Người trẻ Hà Nội giao tiếp thế nào cho thời thượng và văn minh?

Bài 3: "Giải mã" những ngôn ngữ lệch chuẩn

Người Hà Nội 10/04/2024 09:07
aa
TTTĐ - Chuyên gia Nguyễn Văn Thanh - Phó Giám đốc Trung tâm kỹ năng sống văn hóa Việt "giải mã" những nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn để giao tiếp của giới trẻ Hà Nội.
Bài 2: Khi lối ứng xử kém duyên bị "trẻ hóa"... Bài 1: Giữ gìn lời ăn tiếng nói chốn công cộng

Những tấm gương xấu

Tại Hà Nội, nơi mà lời ăn tiếng nói thanh lịch, văn minh luôn được đề cao, các cơ quan chức năng, các cơ quan báo chí, chuyên gia đề cập, phản ánh nhiều; Quy tắc ứng xử nơi công cộng, tại học đường vẫn được tiến hành tuyên truyền và thực hiện thường xuyên nhưng đó đây vẫn xuất hiện và chưa thực sự loại bỏ được việc nói tục chửi bậy ra khỏi đời sống, đặc biệt trong giới trẻ.

Chuyên gia Nguyễn Văn Thanh - Phó Giám đốc Trung tâm kỹ năng sống văn hóa Việt nhận định: "Hiện nay ở Hà Nội, vấn đề nói tục, chửi bậy và những hành xử, giao tiếp kém văn minh ở giới trẻ có xu hướng xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt có hiện tượng "trẻ hóa" khi có cả học sinh lớp 1. Điều này cho thấy, giới trẻ đang bị tác động nhiều bởi những yếu tố tiêu cực từ bên ngoài. Chúng ta cần tìm hiểu rõ những nguyên nhân để lý giải những hiện tượng này".

Chuyên gia Nguyễn Văn Thanh trong một buổi nói chuyện về kĩ năng giao tiếp, ứng xử với các em học sinh
Chuyên gia Nguyễn Văn Thanh trong một buổi nói chuyện về kĩ năng giao tiếp, ứng xử với các học sinh

Theo anh Nguyễn Văn Thanh, nguyên nhân dẫn đến tình trạng người trẻ sử dụng ngôn ngữ không trong sáng khi giao tiếp thì rất nhiều nhưng có thể gói gọn trong một số yếu tố tác động. Trước hết, nguyên nhân rất lớn và phổ biến nhất đó là từ phía người lớn.

Nếu người lớn cũng mở miệng ra là chửi thề, đệm những từ cửa miệng, dùng những từ ngữ thô tục, ứng xử với những người xung quanh không đẹp thì đương nhiên sẽ tạo thành tấm gương xấu để trẻ bắt chước.

Trẻ em sinh ra như tờ giấy trắng, tất cả hành động, lời nói của trẻ đều tập nhiễm và học tập từ người lớn. Vì thế, nếu không tạo được môi trường văn hóa lành mạnh cho trẻ thì đương nhiên trẻ sẽ bị ảnh hưởng, tưởng đó là chuyện bình thường, được phép làm và sẽ làm theo.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của internet, trẻ em được tiếp xúc với rất nhiều phương tiện thông tin, trang mạng xã hội, kênh... từ rất sớm. Trong khi đó, trong nhà trường, chúng ta vẫn còn chú trọng dạy kiến thức nặng hơn, còn dạy kĩ năng sống và giao tiếp ứng xử thì chưa được quan tâm đúng mực.

Bên cạnh đó, điều này còn tùy thuộc vào văn hóa vùng miền khá lớn. Từ kinh nghiệm thực tế nhiều năm đi giảng dạy tại các nơi trên địa bàn Hà Nội, chuyên gia Nguyễn Văn Thanh cho biết có những từ rất tục nhưng người lớn tuổi, thậm chí người già ở đó nói thường xuyên và cho rằng đó là thói quen tự nhiên, rất bình thường.

Đó chính là lý do tại sao khi người trẻ lớn lên tại môi trường đó cũng nói theo và mang trong mình quan niệm rằng đó là từ phổ thông, không có vấn đề gì khi nói ở chốn đông người.

Gen Z ra đời cùng sự nở rộ của internet và mạng xã hội
Gen Z sống trong môi trường nở rộ của internet và mạng xã hội

Chúng ta đã có nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục sâu rộng nhưng cần phải nhắc đi nhắc lại sao cho hiệu quả thực chất. Một điều rất quan trọng nữa là các biện pháp xử phạt hay ngăn cấm hình thức nói tục, chửi bậy còn khá hạn chế. Điển hình là trên các mạng xã hội, việc livestreams phát ngôn thiếu kiềm chế, sử dụng nhiều ngôn ngữ thô tục vẫn diễn ra và thu hút lượng người theo dõi, tương tác rất lớn.

Theo chuyên gia Nguyễn Văn Thanh, không khó để từ mạng xã hội bước ra đời sống, đời sống bước vào mạng xã hội, ranh giới giữa hai không gian này nhiều khi khá mong manh. Để phân biệt hay kiềm chế được thì mỗi người phải có bản lĩnh và nền tảng văn hóa vững vàng.

Vì những lý do đó, các bạn trẻ thường học được những từ ngữ không trong sáng từ môi trường xã hội xung quanh, bao gồm cả bạn bè, gia đình và truyền thông. Khi đã trở thành một phần của thói quen giao tiếp hàng ngày, việc sử dụng từ ngữ không lịch sự, thiếu văn minh trở nên tự nhiên và dễ dàng hơn.

Giới trẻ, đặc biệt là gen Z được sinh ra trong thời đại bùng nổ công nghệ. Ngay từ rất sớm, họ đã được tiếp xúc với các loại điện thoại thông minh, laptop... Đặc biệt các nền tảng mạng xã hội giúp họ dễ dàng kết nối, chia sẻ, trò chuyện trực tuyến với nhau. Trái lại, đó cũng là mảnh đất màu mỡ để những văn hóa ngôn ngữ lệch lạc có cơ hội phát triển.

Bài 3:
Những "màn livestreams bẩn" thu hút đông đảo người xem

Việc người trẻ được tiếp xúc với phương tiện thông tin đại chúng từ sớm, tại thời điểm nhận thức chưa hoàn thiện, ảnh hưởng rất lớn tới thế giới quan, chuẩn mực đạo đức của họ.

Trên mạng xã hội, có không ít người ưa chuộng sử dụng ngôn từ thô tục và chửi bậy đã tạo ra các trang fanpage như: “Hội người thích chửi thề", “Hội những người thích chửi bậy", “Hội những người thích chửi"... Từ những thói quen dùng mạng xã hội thường xuyên, họ dễ dàng bình thường hoá nó trở thành nét tính cách, có những lời nói, cách ứng xử thiếu tinh tế, không tôn trọng người khác chốn công cộng.

Tâm lý đám đông

Thực tế, giao tiếp nơi công cộng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân, đặc biệt thế hệ trẻ. Trong cuộc sống, mỗi người không thể tồn tại, phát triển nếu chỉ một mình mà không phụ thuộc vào bất cứ ai, như việc đi học thì phải có bạn cùng tiến.

Ngoài việc tiếp thu những điểm tốt thì trẻ con cũng dễ bị nhiễm những thói hư tật xấu từ bạn bè. Thêm vào đó là tâm lý đám đông, trong môi trường học tập, học sinh sẽ quan sát các bạn và thường có xu hướng làm theo để không bị kỳ thị hoặc tránh bị coi là lạc hậu.

Giới trẻ ham thích học hỏi, luôn yêu thích cái mới, cái đẹp nhưng cũng dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh (Ảnh minh họa)
Giới trẻ ham thích học hỏi, luôn yêu thích cái mới, cái đẹp nhưng cũng dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh (Ảnh minh họa)

Bạn Khánh Mai (18 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: “Ở nhà, mình chưa từng nói tục nhưng khi học THPT, kết bạn mới, giao tiếp với hàng ngày thì mình nói từ lúc nào không hay. Nói nhiều thành quen, nhiều khi mình được các bạn phổ cập nhiều từ ngữ mới, nếu không biết thì có thể không hiểu mọi người đang nói đến chuyện gì”.

Nhiều bạn trẻ cũng cho rằng, nói tục chửi bậy, sử dụng từ lóng là cách thức hiệu quả để giải tỏa căng thẳng, bực bội, thậm chí còn cho đó là màu sắc cá tính của nhân. Hành vi đó xuất phát từ nhu cầu được bộc lộ cái tôi nổi trội, mong sự chú ý của mọi người bất chấp quy tắc, nội quy của khu vực công cộng hay thái độ của cộng đồng.

Một số bạn trẻ quan niệm rằng, chỉ khi nói tục, chửi bậy mới thể hiện đẳng cấp, uy tín, tạo ra sự chú ý. Những người bỗ bã, suồng sã mới là minh chứng cho sự "cool ngầu", mới là những người quyền lực với người khác.

"Không cập nhật các ngôn ngữ "hot" thì mình như bị văng ra khỏi câu chuyện, lơ ngơ, "quê" lắm, bạn bè cười cho", em Diệu My (15 tuổi, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết.

Chuyên gia Nguyễn Văn Thanh cho rằng, nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do các em thiếu nhận thức về bản thân khi bắt chước không kiểm soát; cho rằng việc sử dụng ngôn từ thô tục là dấu hiệu của sự trưởng thành. "Trẻ con luôn muốn được giống người lớn. Đó là lý do các em bắt chước biểu hiện bên ngoài mà chưa thể nhìn thấy cốt lõi bên trong của người trưởng thành là gì", chuyên gia Nguyễn Văn Thanh nhận định.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh Người Hà Nội

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh

TTTĐ - Sáng 19/7, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư (KDC) Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội khi phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc

TTTĐ - Hà Nội, với bề dày lịch sử và văn hóa, từ lâu đã nổi tiếng với phong cách sống thanh lịch và tao nhã. Một trong những nét đẹp đặc trưng đó chính là văn hóa thưởng trà, một nghệ thuật sống đầy tinh tế và sâu sắc.
Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt Người Hà Nội

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì Người Hà Nội

Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì

TTTĐ - “Quán bia hơi mở xuyên đêm, khách ăn uống ầm ĩ, ồn ào...”; “Trống Đồng Lãng Yên sử dụng cả 2 bên đường Bạch Đằng để làm bãi đỗ xe mỗi khi có đám cưới, gây bất tiện cho người tham gia giao thông”... Những dòng thông tin ngắn, rốt ráo gửi đến chính quyền qua nền tảng công dân số. Không cần đến trụ sở UBND phường, không cần gặp nhân viên “một cửa” nhưng các vấn đề bức xúc, lo lắng của công dân đều được giải quyết rất nhanh chóng.
Vì Hà Nội xứng đáng... Người Hà Nội

Vì Hà Nội xứng đáng...

TTTĐ - Trong trái tim mỗi người trẻ, Hà Nội không chỉ là thành phố đáng sống mà còn là niềm tự hào, tin cậy, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Người Hà Nội

Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

TTTĐ - Trà không chỉ đơn giản là một thức uống quen thuộc, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Đặc biệt, ở Hà Nội nghệ thuật thưởng trà hay trà đã phát triển thành một phong cách sống thanh cao và tao nhã, phản ánh tinh thần và văn hóa người Tràng An.
Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới Người Hà Nội

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

TTTĐ - Là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm qua, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên khúc hoan ca về Thủ đô hiện đại, năng động, sáng tạo, mang đến môi trường sống xanh, trong lành và thăng hoa những giá trị văn hóa.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Người Hà Nội

Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

TTTĐ - Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi là kinh đô nhiều đời, cũng là chốn tập trung rất nhiều trí sĩ, tao nhân, mặc khách. Trong sinh hoạt văn hóa như bình thơ, ngắm trăng, trong các cuộc đàm đạo... trà không thể thiếu. Trà không chỉ là chất xúc tác cho cuộc vui thêm đậm đà mà chính cách thưởng trà, uống trà của người Thăng Long xưa cũng là nghệ thuật, là một nét văn hóa rất độc đáo. Để ngày hôm nay, dòng chảy văn hóa trà Hà thành vẫn được tiếp nối, đưa truyền thống hòa vào nhịp điệu phố phường hiện đại.
Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” Người Hà Nội

Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”

TTTĐ - Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. 25 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã nỗ lực để không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
Nền tảng vững chắc cho phát triển, hội nhập Người Hà Nội

Nền tảng vững chắc cho phát triển, hội nhập

TTTĐ - Ngày này cách đây 25 năm, ngày 16/7/1999, Hà Nội vinh dự được UNESCO trao tặng danh hiệu "Thành phố Vì hòa bình". Đó là một vinh dự và cũng là một thách thức lớn để Hà Nội phấn đấu không ngừng cho một nền hòa bình trường tồn trên Trái đất, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển, thịnh vượng và hội nhập.
Xem thêm