Tag

Bài 90: Vấn đề dạy ngoại ngữ trong thời kì mới

Nhịp sống trẻ 10/10/2017 16:52
aa
TTTĐ.VN - Bên cạnh kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc thực tế thì ngoại ngữ là yếu tố cần và đủ, là điểm cộng cần thiết cho thanh niên Việt Nam khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Vậy thực tế, việc dạy và học ngoại ngữ tại nước ta đang diễn ra như thế nào và có những cải thiện ra sao?

Bài 90: Vấn đề dạy ngoại ngữ trong thời kì mới

>> Thanh niên với vấn đề hội nhập - Khát vọng vươn xa
Bài 89: Muốn thành công phải xác định đam mê và định hướng


Mặc dù đạt điểm IELTS 6.0, đủ tiêu chuẩn tốt nghiệp của một trường đại học nhưng Trung Hiếu chỉ có thể xin việc ở một doanh nghiệp Việt Nam trong khi mơ ước của Hiếu là được làm việc cho một tập đoàn nước ngoài chuyên về công nghệ thông tin đúng chuyên ngành mà Hiếu theo học. Hiếu chia sẻ: "Ở môi trường đại học, em đã được trang bị khá nhiều kĩ năng để phục vụ cho việc học ngoại ngữ. Tuy nhiên, điều kiện để thực hành và vận dụng đối với em chưa nhiều, nhất là em không có cơ hội để cọ sát với thực tế, cũng như là giao tiếp với người nước ngoài thường xuyên".


Bài 90: Vấn đề dạy ngoại ngữ trong thời kì mới
Một buổi làm việc với người nước ngoài tại Nhà máy sữa TH True Milk

Trên thực tế, đã có không ít lao động không thực hiện được ước mơ của mình giống như Hiếu, bởi lẽ, ngoài kĩ năng chuyên môn thì không có kĩ năng ngoại ngữ hoặc trình độ ngoại ngữ chỉ đạt chuẩn đủ để tốt nghiệp đang là hạn chế của hầu hết nhân sự viên. Theo VietnamWorks, trong một cuộc kiểm tra tiếng Anh trực tuyến đến lao động Việt Nam, điểm cao nhất tại Việt Nam là 12/20 điểm, tương đương với các số điểm IELTS 6.0 - 6.5, TOEFL 60 - 93. Hầu hết người tham gia chương trình đều đạt 7/20, tương đương IELTS 4.0 - 4.5, TOEFL dưới 60. Đây là điểm số khá thấp.

Giáo sư Richard Pearl, Đại học Keuka, Mỹ bày tỏ: "Thông thạo một ngôn ngữ nhất định nghĩa là có thể sử dụng nó truyền tải một nội dung chúng ta muốn, phục vụ tốt cho công việc của chúng ta, tùy theo từng cấp độ yêu cầu của công việc đó. Tiếc rằng các bạn trẻ Việt Nam lại rất thiếu điều này. Nói cách khác, chúng ta đang thiếu hụt một nguồn nhân sự có thể sử dụng tiếng Anh cao cấp. Điều này lí giải phần nào, tại sao mặc dù người Việt nói chung có thể khá ngoại ngữ nhưng lại non yếu trong việc đưa các sản phẩm trí tuệ ra thế giới, cũng như thể hiện vai trò trong cộng đồng thế giới.

Khi tham gia vào AEC (ASEAN Economic Community), số việc làm của Việt Nam đến năm 2025 có thể tăng 14,5%. Đây là cơ hội lớn cho lao động Việt Nam với năng lực chuyên môn không thua kém các nhân sự đến từ các quốc gia lân cận. Tuy nhiên, với vốn ngoại ngữ yếu như hiện nay, nhân sự Việt Nam đang để tuột mất nhiều cơ hội việc làm ngay trên sân nhà.

Một thực tế đáng buồn là nhiều sinh viên khi tốt nghiệp chỉ đạt trình độ ngoại ngữ ở mức trung bình. Trình độ ngoại ngữ ấy chưa thể đáp ứng được yêu cầu tại môi trường làm việc chuyên nghiệp, có thu nhập cao.

Thực tế là quá trình đào tạo ngoại ngữ của chúng ta chưa thực sự hiệu quả. Một phần nguyên nhân là ngay từ cấp tiểu học cho đến đại học, thậm chí là sau đại học thì chúng ta cũng chưa có tiêu chí nào để đánh giá đúng khả năng ngoại ngữ thật sự của học sinh và sinh viên. Thêm vào đó là giáo trình dạy ngoại ngữ khá nghèo nàn, giảng đi giảng lại.

Theo sự phát triển của đất nước, nhiều gia đình có điều kiện không tiếc tiền cho con em mình đi học tại các trung tâm ngoại ngữ, thậm chí là do giáo viên bản địa kèm cặp nhưng nhiều bạn trẻ vẫn lúng túng trong giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài.

Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc điều hành Công ty tuyển dụng nhân sự cấp cao Navigos Search, cho rằng: "So với các nước, lao động Việt Nam còn yếu nhiều kĩ năng. Khả năng trình bày, thuyết trình, truyền đạt, tinh thần đồng đội, cách xử lí công việc khi gặp khủng hoảng… của các bạn còn rất yếu. Trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Nam cũng kém hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Ngoại ngữ của chúng ta có khoảng cách khá xa so với Philippines hay Thái Lan. Trong khi ngoại ngữ đóng vai trò then chốt tiếp thu tri thức. Muốn hội nhập cần phải quảng cáo sản phẩm với bạn bè thế giới. Vì vậy, ngoại ngữ vừa là cầu nối vừa là yếu tố tự thân bắt buộc phải có của thanh niên".

Chúng tôi có dịp trao đổi với bà Đào Thị Liên Hương, Trưởng ban đối ngoại hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, kiêm Tổng thư kí liên đoàn các hiệp hội tư vấn, giáo dục và ngôn ngữ thế giới. Bà Liên Hương chia sẻ: "Tôi từng đề xuất lên PhóThủ tướng Vũ Đức Đam về vấn đề hội nhập giáo dục. Đến bây giờ, Việt Nam đã trở thành một thành viên của cộng đồng ASEAN. Như vậy là các sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng ở nước này có thể đi sang nước kia làm việc mà không gặp bất kì một rào cản nào. Nếu ai có bằng cấp tốt nghiệp tốt hơn, trình độ ngoại ngữ tốt hơn, trình độ IT tốt hơn thì người đó sẽ có công việc tốt với mức thu nhập rất cao. Bởi thế nên các công ty đa quốc gia ngày càng mở rộng hơn".

Trường THPT Chuyên ngoại ngữ thuộc trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội là một trong những trường học đầu tiên triển khai đề án ngoại ngữ quốc gia 2020. Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ của trường là dựa vào tính tự giác của học sinh, đồng thời bổ sung thêm nhiều hoạt động vào các tiết học ngoại khóa. Năm 2012, ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội chính thức đề ra yêu cầu tiêu chuẩn đầu ra đối với sinh viên. Cụ thể, các sinh viên phải có trình độ ngoại ngữ bậc 5 trong khung thang 6 bậc của Việt Nam về năng lực ngoại ngữ hay tương đương với bậc C1 trong khung tham chiếu châu Âu.

TS Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: Sinh viên của trường chúng tôi với yêu cầu muốn ra trường phải đạt chuẩn. Do vậy, chúng tôi thực hiện chính sách sinh viên tốt nghiệp chỉ được nhận bằng tốt nghiệp sau khi đã đạt chuẩn đầu ra về 5 thứ tiếng.

Việc đổi mới giảng dạy ngoại ngữ chỉ thật sự hiệu quả khi có mô hình kiểm tra đánh giá hợp lí. Vì vậy, trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội đã hoàn thành việc xây dựng bộ dụng cụ kiểm tra, đánh giá tiếng Anh dành cho đối tượng sau THPT có tên là VSTEP. Đây là kì thi đầu tiên của Việt Nam được chuẩn hóa như các kì thi nổi tiếng khác như IELT hay TOFL

Trước tình hình cấp thiết của xu thế hội nhập, các sinh viên ra trường phải đảm bảo khả năng về ngoại ngữ, giao tiếp tốt với người nước ngoài và thông thạo tiếng Anh chuyên ngành. Riêng đối với tiêu chí chất lượng cao thì phải đầu tư trọng tâm trọng điểm ở những chương trình nhập khẩu.


Các trường đại học phải thay đổi phương pháp giảng dạy. Phải làm thế nào để các trường mở ra phải gắn với các doanh nghiệp. Trong kỉ nguyên số và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này, trường đại học cần có các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới các hình thức đào tạo.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho từng cá nhân học tập theo kế hoạch riêng. Đưa người học vào môi trường của doanh nghiệp, tạo môi trường để người học phát triển năng lực bản thân và phát triển cái “khác biệt” của họ. Bản thân các thầy cô giáo trong quá trình làm công tác hướng dẫn cũng nắm được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp để thay đổi phương pháp giảng dạy”.

(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Du lịch “chữa lành” dịp nghỉ lễ Nhịp sống trẻ

Du lịch “chữa lành” dịp nghỉ lễ

TTTĐ - Nghỉ lễ 5 ngày, đi du lịch ở đâu để tận hưởng trọn vẹn cả kỳ nghĩ mà vẫn phù hợp với túi tiền? Năm nay, xu hướng du lịch “chữa lành” an toàn, vui mà lại tiết kiệm mà lựa chọn mà nhiều bạn trẻ hướng tới.
Tâm sự của người “đi về giữa hai đầu đất nước” Camera 360 trẻ

Tâm sự của người “đi về giữa hai đầu đất nước”

TTTĐ - Gần 15 năm nay, anh Phạm Ngọc Thạch, Phó Tổng Giám đốc, Trưởng văn phòng Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Viteccons (VITECCONS) tại Hà Nội đã trở thành “công dân hai miền Nam - Bắc”. Sinh ra tại miền Trung, vào đúng năm đất nước hoàn toàn giải phóng, công tác trong công ty có trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh, 15 năm gắn bó với Thủ đô Hà Nội, anh được coi là người "đi về giữa hai đầu đất nước".
"Adventure with words - Phiêu lưu cùng con chữ" Tôi yêu Hà Nội

"Adventure with words - Phiêu lưu cùng con chữ"

TTTĐ - Chương trình giáo dục mang tên "Adventure with words - Phiêu lưu cùng con chữ" vừa được tổ chức tại trường Tiểu học Lomonoxop Mỹ Đình (Hà Nội). Đây là sự kiện do nhóm sinh viên K41A1, chuyên ngành Truyền thông Marketing, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đảm nhận.
Tiếp nối truyền thống cha ông, vươn mình từ sức trẻ Camera 360 trẻ

Tiếp nối truyền thống cha ông, vươn mình từ sức trẻ

TTTĐ - Ngày 30/4/1975, thời điểm lịch sử đánh dấu cột mốc thống nhất đất nước. Để có được thời khắc lịch sử đó, thế hệ cha ông đã phải trả bằng xương máu và biết bao hy sinh, mất mát. 49 năm trôi qua, tiếp nối truyền thống thế hệ cha ông, những người trẻ của TP HCM đang tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ của mình để phát triển.
Tuổi trẻ Thủ đô và những dấu ấn nổi bật Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Thủ đô và những dấu ấn nổi bật

TTTĐ - Tháng Thanh niên năm 2024 với chủ đề “Thanh niên Thủ đô xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” đã đạt được kết quả toàn diện, hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đã đề ra.
Người trẻ và niềm tự hào về chiến thắng 30/4 Camera 360 trẻ

Người trẻ và niềm tự hào về chiến thắng 30/4

TTTĐ - Hướng về kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, các bạn trẻ hôm nay vẫn luôn ghi nhớ và có nhiều hành động, góp sức trẻ, trí tuệ, chung tay xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Những “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” học giỏi, đa tài Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Những “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” học giỏi, đa tài

TTTĐ - Không chỉ có thành tích học tập, tham gia hoạt động Đội xuất sắc, các gương mặt đạt danh hiệu “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” còn sở hữu nhiều tài lẻ. Các em cũng là những tấm gương sáng, truyền lửa nhiệt huyết đến thiếu nhi cả nước.
Hơn 1,3 triệu bài dự thi  sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính Camera 360 trẻ

Hơn 1,3 triệu bài dự thi sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính

TTTĐ - Sau gần 4 tháng triển khai, Ban tổ chức cuộc thi “Sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính” năm 2024 nhận được hơn 1,3 triệu bài dự thi. Đây thực sự là một diễn đàn lớn để thiếu nhi thể hiện sự hiểu biết của mình về chiến thắng Điện Biên Phủ.
Khởi hành Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2024 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Khởi hành Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2024

TTTĐ - Sáng 27/4, tại TP Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp cùng Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân tổ chức lễ khởi hành Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2024 với chủ đề “Tôi yêu Tổ quốc tôi” đến thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.
Ấn tượng những con đường cùng tên Camera 360 trẻ

Ấn tượng những con đường cùng tên

TTTĐ - Không ít những tên đường, phố “có mặt” ở cả TP Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội. Giống nhau tên gọi nhưng mỗi con đường ấy có đặc trưng khác biệt, phản ánh bản sắc và nét đẹp của mỗi vùng miền. Đó cũng là những con phố gây ấn tượng khó phai cho ai đó đã từng trải nghiệm…
Xem thêm