Tag

Các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thường gặp

Sức khỏe 27/10/2024 15:00
aa
TTTĐ - Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm.
Quận Ba Đình diễn tập xử lý ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc Ngộ độc thực phẩm: Quà vặt không phải chuyện vặt Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm Nâng cao kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên trông bán trú

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng nhiễm độc do ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc tố hoặc nhiễm ký sinh trùng. Thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn salmonella, escherichia coli… có thể gây ra ngộ độc khi ăn phải.

Các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thường gặp
Hình ảnh minh họa một số loại vi trùng. Ảnh: Freepik

BS.TS. Vũ Trường Khanh, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh cho biết: Có rất nhiều loại vi khuẩn tồn tại trong thực phẩm dễ gây ngộ độc. Nguy hiểm nhất phải kể đến là vi khuẩn Salmonella là tên gọi chung của hơn 2.000 loại vi khuẩn khác nhau.

Vi khuẩn thường có trong thịt gà, trứng, sữa, rau sống... Sau đó đến vi khuẩn E. coli thường xuất hiện trong sản phẩm tươi sống, thịt bò, sữa tươi, nước trái cây, phô mai, trái cây và rau sống…

Campylobacter là tác nhân thường gặp gây viêm dạ dày và ruột. Vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm này thường có trong các loại gia cầm và sản phẩm làm từ gia cầm bị ô nhiễm.

Shigella (lỵ trực trùng) thường xuất hiện trong thịt, rau và lây truyền qua ruồi. Listeria xâm nhập vào thực phẩm không thường xuyên nấu liên quan đến sản xuất sữa và phô mai thô chưa tiệt trùng, kem, thịt gia cầm và hải sản sống.

Ngoài ra, các loại virus đường ruột như Norovirus và viêm gan virus A, E có liên quan đến ngộ độc thực phẩm. Virus thường có trong hải sản, thực phẩm bảo quản không đúng cách và có hàm lượng axit thấp như đậu xanh, củ cải, ngô...

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm từ tiêu chảy nhẹ, nôn mửa và có thể nặng đe dọa tính mạng. Hầu hết những người bị ngộ độc thực phẩm đều hồi phục tại nhà sau khi nghỉ ngơi, uống nước điện giải. Người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế nếu xuất hiện các triệu chứng như nôn liên tục, mất nước nghiêm trọng, sốt cao, lú lẫn, nhịp tim nhanh, tiểu ít hoặc không tiểu, mắt trũng sâu...

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn, người dân cần thực hiện các biện pháp sau: Chọn mua thực phẩm từ các nguồn uy tín: không nên mua thực phẩm ở những nơi không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác...

Mọi người cần rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến; rửa sạch thực phẩm bằng nước sạch, đặc biệt là các loại thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn như thịt, gia cầm, hải sản, trứng, rau củ quả.

Các bà nội trợ thực hiện nguyên tắc "Ăn chín uống sôi", nấu chín kỹ thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp để tiêu diệt vi khuẩn.

Ngoài ra, việc bảo quản thực phẩm đúng cách cũng rất quan trọng, bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Đọc thêm

Quận Long Biên xếp loại xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quận Long Biên xếp loại xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm

TTTĐ - Chiều 19/11, Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc tại quận Long Biên về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024.
Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm

TTTĐ - Chiều 19/11, Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi Cục trưởng Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, Phó Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại huyện Gia Lâm về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024.
Gần 100 trẻ được phẫu thuật khe hở môi, vòm miệng miễn phí Tin Y tế

Gần 100 trẻ được phẫu thuật khe hở môi, vòm miệng miễn phí

TTTĐ - Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba phối hợp Tổ chức Operation Smile triển khai Chương trình phẫu thuật nụ cười cho gần 100 trẻ em bị khe hở môi – vòm miệng.
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa Sức khỏe

Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa

TTTĐ - Trong các bệnh tim mạch (CVDs), nhồi máu cơ tim và đột quỵ là các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Một diễn biến đáng lo ngại trong những năm gần đây là đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Do vậy, việc xác định nguyên nhân và phát triển các phương pháp điều trị mới đang được nhiều chuyên gia đặc biệt chú trọng.
5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện áp dụng từ 1/1/2025 Sức khỏe

5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện áp dụng từ 1/1/2025

TTTĐ - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 35/2024/TT-BYT quy định Tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện.
Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (từ ngày 11/11/2024 đến ngày 15/11/2024) xử phạt các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền trên 207 triệu đồng.
98,9% xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã Tin Y tế

98,9% xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã

TTTĐ - Theo thống kê của Sở Y tế, toàn thành phố Hà Nội đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Bệnh viện Nghi Lộc đồng hành cùng hành trình làm mẹ Tin Y tế

Bệnh viện Nghi Lộc đồng hành cùng hành trình làm mẹ

TTTĐ - Sinh con là hành trình thiêng liêng nhưng cũng đầy lo lắng, đặc biệt với các mẹ bầu lần đầu làm mẹ. Tại Bệnh viện Đa khoa Nghi Lộc, những dịch vụ chăm sóc toàn diện cho mẹ và bé sẽ giúp hành trình vượt cạn trở nên an toàn, nhẹ nhàng và đáng nhớ hơn bao giờ hết.
Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

TTTĐ - Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 33 quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Số ca mắc sởi tăng nhanh, sốt xuất huyết giảm Tin Y tế

Số ca mắc sởi tăng nhanh, sốt xuất huyết giảm

TTTĐ - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi (tăng 9 ca so với tuần trước đó); trong đó 20 ca mắc chưa tiêm chủng vắc xin và 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vắc xin phòng sởi.
Xem thêm