Tag

Cách mạng tháng Tám qua ký ức của chứng nhân lịch sử

Phóng sự 18/08/2021 09:43
aa
TTTĐ - Trong ký ức của ông Lê Đức Vân (Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu) những diễn biến của cuộc Cách mạng tháng Tám diễn ra 76 năm trước vẫn sống động, vẹn nguyên.
Tăng cường tuyên truyền cổ động chào mừng Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 Tổ chức đợt chiếu phim nhân kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

“Đồng bào theo tôi!” - sau tiếng hô đó, lá cờ đỏ sao vàng vẫy lên, kéo theo một biển người tuần hành qua các phố, hô to khẩu hiệu đòi “Việt Nam độc lập”.

Cuộc tuần hành nói trên, diễn ra vào ngày 17/8/1945, là tiếng trống lệnh vang rền để bắt đầu khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, thúc đẩy Tổng khởi nghĩa thắng lợi trên phạm vi cả nước. Những hình ảnh và không khí sục sôi như vậy vẫn sống vẹn nguyên trong ký ức của ông Lê Đức Vân, Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu, nhân chứng của những ngày cả nước vùng lên tròn 76 năm trước.

Cuộc khởi nghĩa của lòng dân

Nắng tháng 8 vẫn vàng rực phố phường nhưng mùa thu Hà Nội năm nay rất khác. Thủ đô đang hết lòng thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ nhằm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, vì thế, chúng tôi đành lỗi hẹn không thể trực tiếp đến thăm ông Lê Đức Vân (SN 1925, tên thật là Nguyễn Hữu Phúc) như đã hẹn. Qua điện thoại, giọng ông Vân sang sảng: “Ở tuổi của tôi, cơ thể yếu rồi nhưng đầu óc vẫn minh mẫn lắm. Cứ mỗi dịp mùa thu tháng 8, tôi lại thấy mình như thanh niên, đang hòa mình vào hàng vạn đồng bào khởi nghĩa đòi quyền độc lập”.

Ở tuổi 96, ông Lê Đức Vân vẫn minh mẫn và tinh anh. Ký ức về những ngày tháng 8/1945 lúc nào cũng sống động, hào hùng trong trí nhớ của ông
Ở tuổi 96, ông Lê Đức Vân vẫn minh mẫn và tinh anh, ký ức về những ngày tháng 8/1945 lúc nào cũng sống động, hào hùng trong trí nhớ

Ông Lê Đức Vân là cựu học sinh trường Bưởi. Khi đương thời học sinh, ông Vân được người bạn học Vũ Oanh (tên thật là Vũ Duy Trương) giác ngộ cách mạng. Ông tham gia tổ chức “Tu Thân” (sau này đổi tên thành Đội Ngô Quyền) của ông Vũ Oanh để rèn luyện sức khỏe, học tập và tìm hiểu về con đường của những vị lãnh đạo yêu nước… “Một bầu trời sáng mở ra trong trí tôi”, ông Vân cảm khái.

Không bao lâu sau đó, Vũ Oanh, Lê Đức Vân cùng gần 40 thành viên của đội được kết nạp vào Đoàn Thanh niên cứu quốc và ít lâu sau đứng vào hàng ngũ Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi trường Bưởi phải sơ tán đến khu an toàn, ông Vân cùng đồng đội bỏ học, ở lại Hà Nội chiến đấu.

Trong trí nhớ mẫn tiệp của ông Vân, kể từ khoảng đầu năm 1945, người dân Hà Nội đã cảm nhận rất rõ làn gió của sự thay đổi. Làn gió mới mẻ Mặt trận Việt Minh đang chuẩn bị nổi lên cuốn sạch những tàn dư mục nát.

Ông Vân kể, từ tháng 6/1945, tiếng vang của Mặt trận Việt Minh đã đến với quần chúng Nhân dân Thủ đô, tạo được thanh thế uy hiếp Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim và các thế lực thân phát xít Nhật. Nhằm đối phó với ảnh hưởng ngày càng lớn của Việt Minh, đồng thời, xoa dịu sự phẫn nộ trong dân chúng, Tổng Hội viên chức Chính phủ Trần Trọng Kim tổ chức mít tinh tại Nhà hát Lớn vào chiều 17/8/1945.

Cuộc mít tinh do Nhật tổ chức biến thành cuộc diễn thuyết tuyên truyền cho Mặt trận Việt Minh (ảnh tư liệu)
Cuộc mít tinh do Nhật tổ chức biến thành cuộc diễn thuyết tuyên truyền cho Mặt trận Việt Minh (Ảnh tư liệu)

Nhận tin về cuộc mít tinh nói trên, lãnh đạo Việt Minh đã tính toán một nước cờ cao tay. Ông Vân kể: “Chủ trương của ta là phải phá cuộc mít tinh này, chiếm diễn đàn để thành cuộc mít tinh ủng hộ Mặt trận Việt Minh. Vì thế, các đồng chí Thái Hy, Từ Trang Anh (Mười Hương), Lê Phan, Nguyễn Khoa Diệu Hồng... được bố trí trà trộn vào đám đông, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ”.

"Sở dĩ cuộc mít tinh vào hôm 17/8/1945 thu hút được nhiều người dân tham gia như vậy vì hành động đó thể hiện sự mong mỏi của tất cả mọi người. Hà Nội hồi ấy có 20 vạn dân, ai cũng mong chờ một sự kiện như vậy. Cho nên, cuộc khởi nghĩa của ta là cuộc khởi nghĩa của lòng dân".

Khi cuộc mít tinh được khai mạc chưa lâu, ông Lê Phan đoạt được micro. Sau đó, ông Thái Hy (Đội phó Đội Thanh niên tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu) bảo vệ bà Từ Trang Anh (thành viên Đội Cứu quốc thành Hoàng Diệu) diễn thuyết trong khoảng 15 phút với nội dung chính là về 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh. Kế tiếp, bà Nguyễn Khoa Diệu Hồng, thành viên Đảng Dân chủ đã đọc bản hiệu triệu của Đảng Dân chủ kêu gọi đồng bào ủng hộ Mặt trận Việt Minh tổng khởi nghĩa, giành độc lập.

Tinh thần yêu nước, khát khao độc lập của hai vạn quần chúng tại quảng trường Nhà hát Lớn như được thổi bùng lên thành ngọn lửa. Người ta bắt đầu hô vang câu khẩu hiệu “Đánh đổ Nhật - Pháp”, “Ủng hộ Việt Minh”, “Việt Nam độc lập”.

Vừa hay lúc đó, ông Mai Thiện Chi (thành viên Đội Danh dự trừ gian) giương cao lá cờ đỏ sao vàng bằng vải cỡ lớn hô to: “Đồng bào theo tôi”. Lá cờ đỏ phần phật tung bay như ngọn đuốc soi đường, mọi sự chú ý hướng về phía lá cờ, rồi không ai bảo ai cứ thế đi theo, hướng qua phố Tràng Tiền ra hồ Hoàn Kiếm, đến các phố Hàng Đào, Hàng Ngang... Đi đến đâu, người dân ở khu phố đó cùng nhập vào, trong đó có cả lính bảo an. Đoàn người diễu hành qua Phủ toàn quyền (nay là Phủ Chủ tịch), nơi Bộ Chỉ huy quân Nhật đóng và chúng chỉ đứng nhìn mà không có phản ứng gì. Về đến phố Cửa Nam, đoàn quần chúng chia thành nhiều tốp nhỏ đi về các ngả trong thành phố.

Ông Lê Đức Vân nhận định: “Sở dĩ cuộc mít tinh vào hôm 17/8/1945 thu hút được nhiều người dân tham gia như vậy vì hành động đó thể hiện sự mong mỏi của tất cả mọi người. Hà Nội hồi ấy có 20 vạn dân, ai cũng mong chờ một sự kiện như vậy. Cho nên, cuộc khởi nghĩa của ta là cuộc khởi nghĩa của lòng dân”.

Tinh thần cách mạng làm nên điều vĩ đại

Nhận định thời cơ đã chín muồi, tối 17/8/1945, khi những cuộc tuần hành nhỏ vẫn đang diễn ra khắp phố phường Hà Nội, Ủy ban Quân sự cách mạng Hà Nội và Thành ủy mở rộng được tổ chức tại thôn Dịch Vọng.

Những chứng nhân lịch sử của ngày 19/8/1945
Những chứng nhân lịch sử của ngày 19/8/1945

Ông Lê Đức Vân nhớ lại: “Cuộc họp tổ chức tại nhà bà Hai Nhã, tôi được trực tiếp tham gia với vai trò ủy viên Ban Chấp hành Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu. 9 người tham gia trong đó có ông Nguyễn Quyết (Bí thư Thành ủy), ông Lê Trọng Nghĩa, Trần Quang Huy (cán bộ xứ ủy). Sau khi phân tích tình hình, cuộc họp thống nhất phương thức khởi nghĩa là tổ chức một cuộc mít tinh lớn vào 11h ngày 19/8/1945, sau đó biến thành cuộc biểu tình tuần hành thị uy, có lực lượng vũ trang yểm trợ, dùng áp lực quần chúng chiếm các cơ quan đầu não của chính quyền bù nhìn thân Nhật, thành lập chính quyền cách mạng. Công tác tổ chức đấu tranh được phân công cho từng người phụ trách”.

Cuộc họp cũng phân công ông Vân đảm trách việc tổ chức khởi nghĩa ở ngoại thành Hà Nội, sau khi hoàn tất sẽ về dự mít tinh tổng khởi nghĩa trong nội thành. Việc này rất quan trọng bởi trước đây, hoạt động cách mạng có thể đứng được là nhờ khu vực ngoại thành. Ông Nguyễn Quyết sẽ cùng với đội tuyên truyền thành Hoàng Diệu chiếm trại Bảo an binh, ông Nguyễn Khang (Chủ tịch Mặt trận khởi nghĩa) chiếm phủ Khâm sai...

Sáng sớm 19/8/1945, lực lượng cách mạng ở ngoại thành tổ chức mít tinh, tuyên bố xóa sổ chính quyền cũ, thành lập chính quyền Nhân dân cách mạng lâm thời, tổ chức thu con dấu, sổ sách, tuyên truyền phổ biến chính sách của Mặt trận Việt Minh và chống đói, chống lụt cho Nhân dân. Lực lượng tự vệ xung phong ngoại thành đã làm chủ được tình hình và chiếm Đại lý Hoàn Long (khu vực ven đô trước đây thuộc địa bàn một số quận như Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Đống Đa, Thanh Xuân... ngày nay). Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở ngoại thành hoàn toàn thắng lợi và Nhân dân ở đây cũng kéo về khu vực nội đô để ủng hộ cách mạng.

Ông Lê Đức Vân nói chuyện với giới trẻ Thủ Đô vào năm 2020
Ông Lê Đức Vân nói chuyện với giới trẻ Thủ đô vào năm 2020 (Ảnh tư liệu)

Ở trong nội thành, sáng 19/8 cũng tổ chức mít tinh và chia thành hai mũi chiếm trại Bảo an binh, phủ Khâm Sai. Tại trại Bảo an binh, do không mở được cửa vào, lực lượng ta bao vây quanh trại. Bên ngoài, 4 xe tăng Nhật chĩa súng vào ta. Trong tình thế nguy cấp đó, ông Lê Trọng Nghĩa được cử đi thương thuyết với Nhật.

Với tài đàm phán và thuyết phục khéo léo, ông đã khiến quân Nhật rút lui, lực lượng của ta chiếm Bảo an binh, chiếm vũ khí và phân phát cho tự vệ, đồng thời, bầu Chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời ngoại thành để làm nhiệm vụ thu hồi sổ sách, giấy tờ của chính quyền cũ.

"Ở Hà Nội thời điểm đó có 20.000 lính Nhật, trong khi lực lượng Việt Minh chỉ khoảng 200 người, vũ khí chỉ có vài khẩu súng và mã tấu. Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi triệt để, Thủ đô được giải phóng và chúng ta không phải đổ máu. Chiến thắng vĩ đại như vậy là do sự chuẩn bị, hoạch định lâu dài, đồng thời, cũng là nhờ tinh thần cách mạng và hợp với lòng người”, ông Lê Đức Vân nhận định.

Đọc thêm

Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt Phóng sự

Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt

TTTĐ - Trong suốt hơn 30 năm nay, ngọn hải đăng đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa vẫn luôn sừng sững giữa vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Không chỉ ngày đêm chiếu sáng, soi đường dẫn lối cho tàu thuyền qua lại an toàn mà hải đăng còn đánh dấu tọa độ, làm điểm tựa cho ngư dân khi ra biển Đông đánh bắt hải sản, là cột mốc khẳng định chủ quyền biển, đảo của đất nước Việt Nam.
Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa Phóng sự

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

TTTĐ - Hà Nội và Trường Sa - hai địa danh tưởng chừng như cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng lại gắn kết bởi tình yêu, trách nhiệm thiêng liêng và trọn vẹn nghĩa tình. Ở Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) có rất nhiều người con của Hà Nội đang làm nhiệm vụ; cùng với đó là những công trình ý nghĩa, món quà thiết thực mà chính quyền, Nhân dân Thủ đô gửi tặng nơi này. Câu chuyện cảm động của những người Hà thành trên quần đảo là minh chứng cho một Hà Nội nghĩa tình đối với Trường Sa yêu thương. Họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng vùng biển đảo Việt Nam.
Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi Phóng sự

Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi

TTTĐ - Khi những chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân chở các mặt hàng Tết cập bến, mùa xuân cũng như đến với quân và dân trên đảo Trường Sa. Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, những chiến sĩ Trường Sa đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng đội, tình quân dân.
Xem thêm