Tag

Cần bảo vệ trẻ em trước vấn nạn bạo hành

Phóng sự 16/08/2022 20:11
aa
TTTĐ - Chỉ trong thời gian ngắn gần đây, cả nước đã xảy ra nhiều vụ bạo hành trẻ em gây phẫn nộ trong dư luận xã hội. Đáng nói, những đứa trẻ bị bạo hành đều ở độ tuổi rất nhỏ nhưng phải chịu những bạo hành nghiêm trọng về mặt thể xác và tinh thần.
Lời khai ban đầu của cặp vợ chồng hành hạ cháu bé hơn 1 tuổi ở quận Đống Đa Hà Tĩnh: Người bố có thể bị phạt tù sau vụ trói tay bé gái treo lên trần nhà đánh đập Hà Tĩnh: Người bố bạo hành bé gái 10 tuổi đã ra trình diện cơ quan chức năng Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an phối hợp điều tra hành vi bạo hành trong bệnh viện Bé trai 3 tuổi bị bạo hành nhốt trong tủ đông có thể ra viện chiều 15/8

Liên tiếp xảy ra nhiều vụ bạo hành trẻ em nghiêm trọng

Chỉ trong một thời gian ngắn vừa qua đã xảy ra các vụ bạo hành, tra tấn trẻ em một cách dã man. Gần đây nhất, ngày 13/8, khoa Cấp cứu chống độc - Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận bé trai 3,5 tuổi, được chuyển đến từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hà Nam với chẩn đoán: Suy Hô hấp/ Hạ thân nhiệt/ Chấn thương vùng đầu mặt cổ.

Bệnh nhi được chuyển lên có công an đi cùng, nghi cháu bị bạo hành. Ngay lập tức, các bác sĩ đã xử lý cấp cứu, tiến hành làm thêm các xét nghiệm để xác định tổn thương về sọ não, cột sống cổ... đồng thời hội chẩn các chuyên khoa chấn thương, ngoại thần kinh.

Cần bảo vệ trẻ em trước vấn nạn bạo hành
Bé trai hơn 3 tuổi phải nhập viện cấp cứu do bị hàng xóm hành hạ, cho vào tủ lạnh

Công an tỉnh Hà Nam cho biết, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Hà Nam đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Trường Giang (25 tuổi, ở xã Chính Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) về tội "Giết người".

Tại cơ quan điều tra, đối tượng Giang khai nhận: Khoảng 15h20 ngày 13/8/2022, cháu N.H.Đ (sinh năm 2019, trú tại xã Nhân Chính, huyện Lý Nhân) sang chơi tại quán trà sữa “KAY” (cửa hàng đối tượng Giang thuê cạnh nhà cháu Đ). Quá trình ở quán, cháu Đ có đặt nhiều câu hỏi dẫn đến Giang bực tức liền lấy chiếc chày đập vào đầu cháu Đ, sau đó dùng dây dù siết cổ và dùng tay đập đầu cháu Đ xuống nền nhà làm cháu Đ bất tỉnh.

Do nghĩ cháu Đ đã tử vong nên Giang đặt cháu Đ vào thùng carton và cho vào tủ bảo ôn của quán; tiếp đó đối tượng đặt chiếc máy dập nắp hộp trà sữa lên trên nắp tủ bảo ôn rồi khóa cửa quán bỏ trốn khỏi hiện trường.

Đến gần 18h cùng ngày, nghi ngờ Giang có biểu hiện bất thường nên gia đình cháu Đ phá cửa vào quán để tìm kịp thời phát hiện cháu Đ đang bị giấu trong tủ bảo ôn và đã đưa cháu Đ đi cấp cứu tại Bệnh viện. Được biết, hiện sức khỏe cháu Đ đã ổn định và được cho về nhà để theo dõi thêm.

Trước đó, những ngày cuối tháng 7 vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng tiếp nhận một bệnh nhi 18 tháng tuổi nghi bị 2 vợ chồng bạo hành ở Hà Nội. Cụ thể, ngày 26/7, bé T. được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nặng, sốc, hôn mê, suy tuần hoàn, có rối loạn tiêu hóa.

Đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương cũng cho biết, trong quá trình thăm khám cho trẻ, các bác sĩ phát hiện những bất thường vì hai chân của bé xuất hiện rất nhiều vết bầm tím. Do đã có quy trình từ trước đó nên bệnh viện nghi ngờ trẻ có dấu hiệu bị bạo hành, vì thế đã báo ngay cơ quan công an.

Công an phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị đang phối hợp Đội Cảnh sát hình sự Công an quận tiến hành điều tra, xử lý vụ việc liên quan đến hành vi ngược đãi, hành hạ cháu T (sinh năm 2021, quê ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh).

Qua điều tra, sơ bộ xác định, ngày 21/7, mẹ cháu T là chị Lê Thị Lan H (sinh năm 1994; Hộ khẩu thường trú tại An Dũng, Đức Thọ, Hà Tĩnh) thuê Đoàn Diệu Linh (sinh năm 1996; Hộ khẩu thường trú tại 82A/3C phường Chùa Thông, thị xã Sơn Tây) trông cháu T với giá 3.000.000 đồng/tháng tại ngõ 198 Xã Đàn, phường Phương Liên, quận Đống Đa, để đi làm công nhân tại Bắc Giang.

Cần bảo vệ trẻ em trước vấn nạn bạo hành
Đối tượng Vũ và Linh tại cơ quan điều tra

Trong quá trình trông cháu T, do cháu bị sốt và quấy khóc nên Linh và Hoàng Thế Vũ (Sinh năm 1994; Hộ khẩu thường trú tại La Xuyên, Vạn Thắng, Ba Vì, chồng của Linh) đã dùng dây sạc điện thoại buộc chân, dùng que gỗ, búa nhựa đánh vào đầu, người, dùng chăn quấn vào người và dùng băng dính bịt miệng cháu T.

Đến ngày 26/7, thấy cháu T mệt mỏi, khó thở, Vũ và Linh đã đưa cháu đến bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu.

Đây chỉ là hai trong số rất nhiều trẻ em bị bạo hành trong thời gian vừa qua. Thật phẫn nộ trước sự độc ác, tàn nhẫn mà các nghi phạm gây ra cho nạn nhân - những đứa trẻ yếu thế, không có khả năng phản kháng. Đáng tiếc, những vụ việc như thế đang có xu hướng tăng lên. Điều đó khiến tất cả chúng ta phải đặt ra câu hỏi làm sao để ngăn chặn được việc bạo hành, xâm hại trẻ em?

Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của người lớn

Các vụ việc diễn ra không chỉ ở vùng sâu, vùng xa, ở các gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ học vấn thấp mà còn ở cả khu vực trung tâm, các đô thị lớn, ở các gia đình có điều kiện kinh tế tốt, có học vấn cao. Điều đó, cho thấy tính chất đa dạng và diễn biến phức tạp của các vụ việc bạo hành gia đình; Đồng thời, cũng đòi hỏi những giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn để từng bước giải quyết tình trạng này.

Cần bảo vệ trẻ em trước vấn nạn bạo hành
Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của cha mẹ, người thân trong gia đình, nhà trường và cả cộng đồng

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết thêm, những câu chuyện ở trên báo chí, mạng xã hội chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm".

Cục trưởng Cục Trẻ em nhấn mạnh, bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của người lớn. Trước hết là trách nhiệm của cha mẹ, người thân trong gia đình, nhà trường, cộng đồng, những người hàng xóm xung quanh trẻ em. Trẻ càng nhỏ thì không có khả năng tố cáo, lên tiếng, không có khả năng phản kháng, thoát khỏi những sự chà đạp, những bạo lực.

Do đó, giải pháp là lên tiếng, tố cáo mọi hành vi xâm hại trẻ em, đặc biệt là trong môi trường gia đình. Chính những người thân trong gia đình cũng phải lên tiếng. Những sự việc xảy ra gần đây, chúng ta đã xử lý, xét xử, can thiệp, trừng phạt khá nghiêm khắc, kịp thời bởi các cơ quan luật.

Đọc thêm

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Bài 2: Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Bài 2: Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa Phóng sự

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

TTTĐ - Hà Nội và Trường Sa - hai địa danh tưởng chừng như cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng lại gắn kết bởi tình yêu, trách nhiệm thiêng liêng và trọn vẹn nghĩa tình. Ở Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) có rất nhiều người con của Hà Nội đang làm nhiệm vụ; cùng với đó là những công trình ý nghĩa, món quà thiết thực mà chính quyền, Nhân dân Thủ đô gửi tặng nơi này. Câu chuyện cảm động của những người Hà thành trên quần đảo là minh chứng cho một Hà Nội nghĩa tình đối với Trường Sa yêu thương. Họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng vùng biển đảo Việt Nam.
Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi Phóng sự

Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi

TTTĐ - Khi những chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân chở các mặt hàng Tết cập bến, mùa xuân cũng như đến với quân và dân trên đảo Trường Sa. Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, những chiến sĩ Trường Sa đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng đội, tình quân dân.
Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau... Phóng sự

Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau...

TTTĐ - Ở bến tàu nơi Trường Sa, tôi hỏi về cảm xúc gặp gỡ chuyến tàu vừa tới, nước mắt chị Trần Thị Châu Úc, người dân trên đảo Song Tử Tây lăn dài không ngớt. Đôi mắt đẫm lệ, chị nói: “Mỗi lần có chuyến tàu từ đất liền ra đảo, tôi mong ngóng và nước mắt cứ trào ra”.
Xem thêm