Tag
Huyện Mỹ Đức (Hà Nội)

Cán bộ và Nhân dân đồng thuận thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng

Người Hà Nội 21/10/2023 09:07
aa
TTTĐ - Cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước và từng hộ gia đình tại Mỹ Đức đều đồng thuận ký cam kết thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng. Do đó, huyện đã gặt hái được nhiều kết quả rất đáng tự hào.
Luôn nhắc nhớ lời người xưa "Ăn cho mình, mặc cho người" Gắn Quy tắc ứng xử nơi công cộng với nếp sống văn minh trong quản lý di tích và lễ hội Nhiều cách làm hay thực hiện bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình

Tại Mỹ Đức, 100% cơ quan, đơn vị, trường học, các địa điểm đông dân cư, nhà văn hóa thôn, làng, khu dân cư, tổ dân phố và các di tích, điểm du lịch… được niêm yết bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng

Trong các mô hình tuyên truyền 2 bộ quy tắc ứng xử theo Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 24/6/2019 của UBND huyện về việc tổ chức thực hiện các mô hình tuyên truyền quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức, người lao động và quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn huyện. Trong đó, mô hình thôn, tổ dân phố không tệ nạn xã hội, môi trường xanh, sạch, đẹp đã được triển khai tại 70 thôn, tổ dân phố và tiếp tục nhân rộng trên địa bàn toàn huyện.

Ngoài ra, mô hình xây dựng trường học thân thiện nói lời hay làm việc tốt, cảnh quan đẹp được triển khai điểm tại trường THCS xã Phù Lưu Tế nghiêm túc. Tập thể cán bộ giáo viên và các học sinh đồng tình hưởng ứng, đạt kết quả tốt.

Tại Mỹ Đức, Quy tắc ứng xử nơi công cộng ở các di tích, lễ hội được triển khai tốt
Tại Mỹ Đức, quy tắc ứng xử nơi công cộng ở các di tích, lễ hội được triển khai tốt

UBND huyện Mỹ Đức chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng các trường nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung quy chế làm việc, nội dung trong nhà trường gắn với các quy tắc ứng xử; Lồng ghép nội dung quy tắc ứng xử nơi công cộng vào các tiết học như: Đạo đức, Giáo dục công dân, tiết dạy về nếp sống người Hà Nội thanh lịch - văn minh, kỹ năng sống... góp phần xây dựng “Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch”.

Giáo viên, học sinh, nhân viên tại trường tự giác chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường, gương mẫu về đạo đức và lối sống; Không nói tục, chửi thề, xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác; Không đánh nhau, gây rối; Kịp thời báo cáo thầy cô giáo khi phát hiện các hành vi gây rối; Tích cực tham gia xây dựng, giữ gìn không gian xanh, sạch, đẹp, môi trường trường học thân thiện, văn minh.

Mô hình thôn, tổ dân phố môi trường xanh, sạch, đẹp được triển khai điểm tại các thôn thuộc xã Hồng Sơn. Nhân dân trên địa bàn xã đã tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật, nội quy, quy tắc nơi công cộng; Tôn trọng không gian chung của cộng đồng; Giữ gìn, làm đẹp cảnh quan, bảo vệ môi trường; Duy trì trật tự, vệ sinh thường xuyên; Ứng xử lịch thiệp, thân thiện, nhã nhặn, đúng mực.

Bên cạnh đó, để tạo sức lan tỏa trong việc thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng, nâng cao ý thức thực hiện của Nhân dân, UBND huyện chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể hướng dẫn 22 xã, thị trấn tiếp tục triển khai và nhân rộng mô hình đường hoa, vẽ tranh bích họa, tạo cảnh quan xanh, sạch đẹp, mang đến một diện mạo đẹp thân thiện đáng sống cho vùng Nông thôn mới.

Đọc thêm

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường Người Hà Nội

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường

TTTĐ - Giữ gìn văn hóa trà là cách người trẻ ngày nay được hiểu về văn hóa tiền nhân, phát triển nó trong đời sống hiện đại và làm phong phú thêm cho thành phố của mình. Bằng ý thức đó, họ đang góp nên những ngọn gió để hương vị trà lan tỏa xa hơn trong phảng phất phố phường Hà Nội.
Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh Người Hà Nội

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh

TTTĐ - Sáng 19/7, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư (KDC) Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội khi phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc

TTTĐ - Hà Nội, với bề dày lịch sử và văn hóa, từ lâu đã nổi tiếng với phong cách sống thanh lịch và tao nhã. Một trong những nét đẹp đặc trưng đó chính là văn hóa thưởng trà, một nghệ thuật sống đầy tinh tế và sâu sắc.
Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt Người Hà Nội

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì Người Hà Nội

Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì

TTTĐ - “Quán bia hơi mở xuyên đêm, khách ăn uống ầm ĩ, ồn ào...”; “Trống Đồng Lãng Yên sử dụng cả 2 bên đường Bạch Đằng để làm bãi đỗ xe mỗi khi có đám cưới, gây bất tiện cho người tham gia giao thông”... Những dòng thông tin ngắn, rốt ráo gửi đến chính quyền qua nền tảng công dân số. Không cần đến trụ sở UBND phường, không cần gặp nhân viên “một cửa” nhưng các vấn đề bức xúc, lo lắng của công dân đều được giải quyết rất nhanh chóng.
Vì Hà Nội xứng đáng... Người Hà Nội

Vì Hà Nội xứng đáng...

TTTĐ - Trong trái tim mỗi người trẻ, Hà Nội không chỉ là thành phố đáng sống mà còn là niềm tự hào, tin cậy, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Người Hà Nội

Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

TTTĐ - Trà không chỉ đơn giản là một thức uống quen thuộc, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Đặc biệt, ở Hà Nội nghệ thuật thưởng trà hay trà đã phát triển thành một phong cách sống thanh cao và tao nhã, phản ánh tinh thần và văn hóa người Tràng An.
Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới Người Hà Nội

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

TTTĐ - Là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm qua, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên khúc hoan ca về Thủ đô hiện đại, năng động, sáng tạo, mang đến môi trường sống xanh, trong lành và thăng hoa những giá trị văn hóa.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Người Hà Nội

Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

TTTĐ - Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi là kinh đô nhiều đời, cũng là chốn tập trung rất nhiều trí sĩ, tao nhân, mặc khách. Trong sinh hoạt văn hóa như bình thơ, ngắm trăng, trong các cuộc đàm đạo... trà không thể thiếu. Trà không chỉ là chất xúc tác cho cuộc vui thêm đậm đà mà chính cách thưởng trà, uống trà của người Thăng Long xưa cũng là nghệ thuật, là một nét văn hóa rất độc đáo. Để ngày hôm nay, dòng chảy văn hóa trà Hà thành vẫn được tiếp nối, đưa truyền thống hòa vào nhịp điệu phố phường hiện đại.
Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” Người Hà Nội

Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”

TTTĐ - Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. 25 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã nỗ lực để không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
Xem thêm