Tag

Chế độ dinh dưỡng hợp lý khi cho trẻ ăn dặm

Chung tay vì an toàn thực phẩm 07/10/2023 11:00
aa
TTTĐ - "Ăn dặm", ăn bổ sung nghĩa là cho trẻ ăn thêm các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Trong đó, thức ăn bổ sung phải là các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và đủ về mặt số lượng để trẻ phát triển khoẻ mạnh.
Cải thiện tình trạng dinh dưỡng học đường Sử dụng và bảo vệ nước sạch đúng cách để cải thiện dinh dưỡng, sức khỏe Người bị đau mắt đỏ cần chế độ dinh dưỡng ra sao? Can thiệp dinh dưỡng cho bệnh nhân

Thực đơn phù hợp cho trẻ ăn dặm

Theo Khuyến nghị dinh dưỡng trong 1000 ngày vàng của Viện Dinh dưỡng, các thức ăn và chất lỏng thêm này được gọi là thức ăn bổ sung vì chúng bổ sung cho sữa mẹ, chứ không hoàn toàn thay thế được sữa mẹ để cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

Theo Tháp dinh dưỡng được xây dựng bởi Viện Dinh Dưỡng quốc gia, mỗi bữa ăn của trẻ cần đủ 4 nhóm: đường bột (chủ yếu từ các loại ngũ cốc), chất béo, chất đạm và vitamin – khoáng chất. Trong đó, chất béo (bao gồm dầu thực vật và mỡ động vật) thuộc nhóm cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động và duy trì sự sống.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý khi cho trẻ ăn dặm

Cho trẻ ăn rau đúng cách giai đoạn ăn dặm

Cũng theo Viện dinh dưỡng, chất béo là nguồn dự trữ năng lượng quan trọng, tham gia vào cấu trúc của tất cả các mô và màng tế bào, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt.

Chất béo còn tham gia vào nhiều phản ứng sinh hóa trong cơ thể người và là thành phần để tạo ra testosterone, estrogen (hormon giới tính), acid mật, là màng lọc của các tế bào.

Chất béo trong dầu ăn là trung gian chuyên chở các phần tử dinh dưỡng, đồng thời đóng vai trò là dung môi hòa tan các vitamin A, D, E, K… giúp ruột hấp thụ các vitamin này. Vì thế, chất béo đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong mọi giai đoạn từ bào thai, ăn dặm cho tới 8 tuổi, trẻ càng nhỏ thì nhu cầu về chất béo càng cao.

Thực tế nhiều cha mẹ có quan niệm sai lầm rằng cho trẻ ăn bổ sung càng nhiều chất, càng giàu đạm càng giúp trẻ phát triển tốt.

Sai lầm chủ yếu là cho trẻ ăn dưới dạng nước thịt (chỉ cho ăn nước, không dùng cái, sợ trẻ hóc), nước xương hầm… ; Không biết sử dụng nguồn chất đạm dồi dào khác ngoài thịt, cá như ăn trứng sợ trẻ đầy bụng, tôm, cua sợ trẻ ho và ỉa chảy.; Không biết dùng các loại đậu đỗ, lạc, vừng là nguồn đạm thực vật, tuy giá rẻ nhưng cũng rất tốt.

Trẻ ở những năm đầu đời phát triển nhanh cả về thể chất và tinh thần, nên nếu thiếu hụt chất dinh dưỡng chất béo trong khẩu phần hàng ngày có thể ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cơ quan thần kinh.

Thời gian tốt nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặm là từ 7 tháng tuổi. Ở thời điểm này, trẻ nhỏ cần nhiều dinh dưỡng hơn để có thể phát triển toàn diện.

Giai đoạn trẻ ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu...

Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ.

Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Ngoài ra trẻ bắt đầu ăn dặm không nên cho ăn nhiều đồ tanh do hệ tiêu hóa còn non yếu và trẻ cần thời gian tập làm quen từng loại thực phẩm. Ngay từ khi bắt đầu, khi nấu bột hoặc cháo rây ch con mẹ hãy bổ sung các loại dầu ăn phù hợp với tháng tuổi của trẻ, rất tốt cho sự chuyển hóa chất đạm về sau.

Bổ sung nhiều rau xanh cho trẻ

Khi chế biến đồ ăn dặm, thường các bà mẹ chỉ dùng nước rau luộc, ngay cả các loại củ như khoai tây, cà rốt cũng chỉ lấy nước ninh để quấy bột cho trẻ. Một số bà mẹ quan niệm sai lầm cho rằng trẻ không ăn được rau, và ăn rau dễ rối loạn tiêu hóa.

Trên thực tế, rau củ là một trong những loại thực phẩm tốt, tươi ngon và lành mạnh nhất. Chúng chứa nhiều chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa táo bón, đồng thời giúp cho hệ tim mạch phát triển tốt hơn.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý khi cho trẻ ăn dặm
Chế độ dinh dưỡng hợp lý khi cho trẻ ăn dặm

Thêm nữa chúng còn ngăn ngừa nguy cơ béo phì, cung cấp nước và các khoáng chất cần thiết như vitamin A, vitamin C, Kali, Sắt...

Ngoài ra, cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả để bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp trẻ mau lớn, phát triển khỏe mạnh hơn; Nên bắt đầu từ các loại trái cây mềm như chuối, đu đủ, xoài… với lượng ít vừa phải, ăn ít một. Trẻ từ 7 tháng tuổi mới nên cho uống kèm các loại nước ép như táo, cam, dưa hấu…

Mỗi bữa cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, số lượng thức ăn tăng dần khi trẻ lớn lên và ăn đa dạng các loại thực phẩm, thay đổi và kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau giúp trẻ ngon miệng, chú ý đến khẩu vị của trẻ khi nấu thức ăn.

Các phụ huynh cần đảm bảo thức ăn của bé giàu dinh dưỡng, đủ chất, mỗi bữa của trẻ phải có đủ 4 nhóm thức phẩm gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất; Đảm bảo vệ sinh ăn uống và chế biến thức ăn cho trẻ.

Các bà nội trợ sử dụng thực phẩm tươi và nước sạch khi nấu ăn cho trẻ; Cần rửa sạch dụng cụ, tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi cho trẻ ăn; Sử dụng đồ sạch để đựng thức ăn cho trẻ.

Đọc thêm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (từ ngày 11/11/2024 đến ngày 15/11/2024) xử phạt các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền trên 207 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới Nhân sự

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1420/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP).
Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

TTTĐ - Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 33 quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024

TTTĐ - UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 5760/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố năm 2024.
Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Xem thêm