Tag

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng học đường

Chung tay vì an toàn thực phẩm 11/10/2023 11:00
aa
TTTĐ - Thừa cân béo phì ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm và hiện nay đang có xu hướng tăng nhanh tại các thành phố lớn. Do đó, dinh dưỡng học đường là một trong các hoạt động rất quan trọng trong công tác chăm sóc, nâng cao sức khỏe học sinh.
Tập huấn công tác dinh dưỡng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế Ăn trái cây đúng cách để giữ trọn chất dinh dưỡng Sử dụng và bảo vệ nước sạch đúng cách để cải thiện dinh dưỡng, sức khỏe Người bị đau mắt đỏ cần chế độ dinh dưỡng ra sao?

Gần 56% học sinh lớp 5 thừa cân béo phì ở nội thành Hà Nội

Tại hội thảo quốc tế "Phát triển năng lực hệ thống trong công tác Dinh dưỡng học đường tại Việt Nam" mới đây, PGS.TS. Bùi Thị Nhung - Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho hay, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em và học sinh Việt Nam đang tăng.

Nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em và học sinh Việt Nam tăng do chế độ ăn không hợp lý, thừa năng lượng, chất đạm, thiếu vi chất; trẻ ít hoạt động thể lực; trẻ thích ăn các thức ăn nhanh, chế biến sẵn, thực phẩm có nhiều đường; đặc biệt cha mẹ, ông bà thích trẻ em bụ bẫm.

Trẻ em cần được vận động thể chất để tránh béo phì, thừa cân. Ảnh minh hoạ.
Trẻ em cần được vận động thể chất để tránh béo phì, thừa cân. Ảnh minh hoạ.

Theo khảo sát mới đây, tỉ lệ học sinh lớp 5 thừa cân, béo phì ở nội thành Hà Nội lên tới gần 56 %, ở ngoại thành dao động từ 20-30%.

Theo PGS. TS. Trần Thanh Dương - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho học sinh, trong nhiều năm qua Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp xây dựng các hướng dẫn thông tin, tài liệu và thực đơn về bữa ăn học đường.

Hiện nay việc triển khai bữa ăn học đường được thực hiện ở hầu hết các trường mầm non, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn trong công tác tổ chức và chất lượng bữa ăn học đường.

Tại Hội thảo các đại biểu đã thảo luận về các giải pháp can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng học đường và giáo dục dinh dưỡng ở Việt Nam, học tập các kinh nghiệm của các chuyên gia Nhật Bản về hoạt động dinh dưỡng học đường tại Nhật Bản. Được biết, Việt Nam cũng đã có Dự án Phát triển hệ thống dinh dưỡng Việt Nam (VINEP) với Nhật Bản từ 2013 về việc đào tạo cử nhân dinh dưỡng tiết chế.

Các nhà quản lý, các chuyên gia cũng cho rằng cần tập trung nghiên cứu xây dựng chính sách, phát triển nguồn lực, đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng bữa ăn học đường; truyền thông giáo dục dinh dưỡng học đường; giám sát tình trạng dinh dưỡng học sinh; huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện tốt công tác dinh dưỡng học đường góp phần thực hiện mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045.

Phát hiện sớm các dấu hiệu thừa cân béo phì ở trẻ em

Béo phì ở trẻ em rất nguy hiểm, không chỉ có nhiều nguy cơ trở thành người lớn béo phì mà còn mang đến một tương lai nhiều bệnh tật và hệ lụy xấu khi trưởng thành. Vì thế, cha mẹ cần nhận biết những dấu hiệu bệnh béo phì ở trẻ em nhằm có các biện pháp phòng tránh kịp thời.

Đầu tiên là dấu hiệu về số cân nặng của trẻ cao hơn so với mức bình thường. Chỉ số trung bình giữa cân nặng và chiều cao của trẻ nếu cao hơn 20% so với mức tiêu chuẩn thì cha mẹ phải nghĩ ngay tới tình trạng trẻ đang có nguy cơ bị béo phì. Đồng thời, một số vùng trên cơ thể như đùi, cánh tay, hai bên ngực, cằm xuất hiện mỡ thừa, việc đi lại của trẻ trông nặng nề, khó coi.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Trẻ béo phì thường có nhu cầu ăn rất tốt và cha mẹ cũng rất thích đáp ứng nhu cầu ăn uống của con Phần ăn của trẻ sẽ được tăng lên dần dần cùng với suy nghĩ trẻ càng lớn càng ăn nhiều là tất nhiên. Tuy nhiên nếu việc này xảy ra nhanh trong một thời gian ngắn và kéo dài liên tục thì cha mẹ nên xem chừng, vì chiều hướng béo phì chắc chắn đã đến rất gần.

Trẻ dễ béo phì nếu thích ăn và được cho ăn nhiều những món bột đường như cơm, sôcôla, kem, bánh ngọt... hoặc những món béo như thịt mỡ, thịt quay, thức ăn chiên, lăn bột,… Mặc dù trẻ con rất cần chất béo để tăng trưởng cơ thể và phát triển não bộ nhưng năng lượng dư thừa từ chất béo sẽ làm tăng cân nhanh hơn rất nhiều so với các chất dinh dưỡng khác.

Phần lớn trẻ nhỏ không chịu ăn rau cũng sẽ bị béo phì do khẩu phần ăn không cân đối mà nghiêng nhiều về những chất tạo năng lượng (béo, ngọt, đạm). Rau củ, trái cây là những thực phẩm giúp mau no nhưng lại cung cấp ít năng lượng và là nguồn cung cấp các vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể trẻ. Chất xơ trong rau củ, trái cây còn có tác dụng “quét” bớt chất béo trong đường ruột ra khỏi ống tiêu hóa và giảm lượng chất béo được hấp thu.

Thường ai cũng nghĩ trẻ ngủ nhiều mới bị béo phì nhưng thực ra trẻ béo phì thường thức khuya và ngủ ít hơn những trẻ có thể trạng bình thường. Trẻ béo phì thường thức khuya để xem thiết bị điện tử, mắt không ngừng dán vào màn hình, còn tay thì liên tục đưa thức ăn vào miệng. Thức khuya làm trẻ đói và cơ thể cần đòi hỏi ăn thêm. Việc ăn một bữa khuya giàu năng lượng rồi đi ngủ thì toàn bộ năng lượng đó sẽ hoàn toàn được dùng cho tạo mỡ dự trữ.

Cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động để phòng ngừa thừa cân béo phì ở trẻ. Theo đó, phụ huynh cần cho trẻ ăn đúng giờ theo bữa, đảm bảo đa dạng thực phẩm, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi; Không cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn ngọt (bánh kẹo, nước ngọt, chè, kem...), thức ăn béo (trà sữa, thức ăn nhanh, đồ chiên, xào, mỡ động vật...).

Đọc thêm

Những lưu ý về an toàn thực phẩm khi mưa bão, ngập lụt Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những lưu ý về an toàn thực phẩm khi mưa bão, ngập lụt

TTTĐ - Mưa lụt và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố. Do đó, nếu không chú ý các nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, con người rất dễ bị ngộ độc.
Kiểm tra, giám sát vệ sinh thực phẩm bánh Trung thu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm tra, giám sát vệ sinh thực phẩm bánh Trung thu

TTTĐ - Hằng năm, ngoài phân khúc bánh tầm trung và bánh phổ thông đến từ các thương hiệu truyền thống thì bánh Trung thu cao cấp đến từ hệ thống khách sạn 5 sao cũng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Cụ bà nhiễm độc gan do uống 100 viên thuốc đông y Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cụ bà nhiễm độc gan do uống 100 viên thuốc đông y

TTTĐ - Ngày 6/9, thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận và điều trị một số ca bệnh viêm gan nhiễm độc cấp nặng liên quan đến việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc.
Xử lý nước và vệ sinh môi trường ứng phó bão số 3 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử lý nước và vệ sinh môi trường ứng phó bão số 3

TTTĐ - Bộ Y tế ban hành Công điện số 1101/CĐ-BYT về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão lũ số 3 và mưa lũ.
Kiểm tra chất lượng bánh Trung thu tại khách sạn Pan Pacific Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm tra chất lượng bánh Trung thu tại khách sạn Pan Pacific

TTTĐ - Sáng 6/9, đoàn kiểm tra do đồng chí Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội dẫn đầu đã tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu tại khách sạn 5 sao Pan Pacific Hà Nội (số 1 đường Thanh Niên, quận Ba Đình).
Lựa chọn thực phẩm trong những ngày mưa bão Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lựa chọn thực phẩm trong những ngày mưa bão

TTTĐ - Khi mùa mưa bão đến, việc mất điện và lũ lụt thường hay xảy ra, nguồn cung cấp thực phẩm tươi, nước uống và thuốc men sẽ trở nên khó khăn hơn ngày thường. Do vậy, các bà nội trợ thường có thói quen dự trữ thực phẩm có thời gian bảo quản lâu dài đảm bảo sức khỏe trong mùa mưa bão.
Ngành Y tế Hà Nội sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 3 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Ngành Y tế Hà Nội sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 3

TTTĐ - Ngày 5/9, Sở Y tế Hà Nội có Công văn Khẩn số 278/SYT-NVY về việc triển khai công tác phòng chống lụt bão cơ bão số 3 Yagi gửi Giám đốc các đơn vị trực thuộc Sở Y tế.
Không xảy ra sự cố an toàn thực phẩm dịp nghỉ lễ Quốc khánh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Không xảy ra sự cố an toàn thực phẩm dịp nghỉ lễ Quốc khánh

TTTĐ - Theo Sở Y tế Hà Nội, trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (từ ngày 30/8 đến ngày 3/9), công tác đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh, phòng chống dịch, an toàn thực phẩm được ngành Y tế triển khai nghiêm túc theo đúng quy định.
Đảm bảo an toàn thực phẩm bữa ăn bán trú đầu năm học mới Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn thực phẩm bữa ăn bán trú đầu năm học mới

TTTĐ - Một năm học mới lại bắt đầu, vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng dinh dưỡng từng bữa ăn ở trường của học sinh đang trở thành một vấn đề “nóng” hơn bao giờ hết, thu hút sự quan tâm đông đảo của nhà trường, phụ huynh cũng như toàn xã hội.
Chú trọng vấn đề an toàn thực phẩm dịp nghỉ lễ 2/9 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Chú trọng vấn đề an toàn thực phẩm dịp nghỉ lễ 2/9

TTTĐ - Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay kéo dài bốn ngày từ 31/8 đến 3/9, cũng là dịp để người dân tận hưởng những chuyến du lịch. Tuy nhiên, trước hàng loạt các vụ khách du lịch ngộ độc thực phẩm xảy ra trên toàn quốc trong 6 tháng đầu năm 2024, du khách cũng cần chú ý hơn đến vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm nay.
Xem thêm