Tag

Chuyện làm báo trong nhà tù Hỏa Lò

Phóng sự 21/06/2023 08:38
aa
TTTĐ - Quy trình tác nghiệp báo chí của các tù nhân trong trại giam Hỏa Lò có thể khiến bất cứ phóng viên nào của các tòa soạn hiện đại tròn mắt và thán phục. Ở tuổi 96, lần đầu tiên, ông Nguyễn Tiến Hà (Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân) tiết lộ với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô những “chiêu thức” để thu thập thông tin, sản xuất và phát hành báo giữa vòng kiềm tỏa của kẻ thù.
Trải nghiệm đêm thiêng liêng tại khu di tích lịch sử Hỏa Lò

“Hiệu trưởng” nhà tù Hỏa Lò

Đầu năm 1950, khi mới 23 tuổi, chàng thanh niên Nguyễn Tiến Hà (quê gốc tại xã Văn Lâm, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) bị địch bắt giam vào nhà tù Hỏa Lò - nơi từng được mệnh danh là địa ngục trần gian giữa lòng Hà thành.

Ông bị địch bắt khi đang dạy học cho bà con ở vùng Bạch Mai, cùng với nhiều sách vở và giấy tờ tùy thân, trong đó có tấm thẻ căn cước giả mang tên Trần Hữu Thỏa với nghề nghiệp “Giáo sư”.

 Ông Hà tràn đầy nhiệt huyết khi kể chuyện làm báo trong nhà tù Hỏa Lò
Ông Hà tràn đầy nhiệt huyết khi kể chuyện làm báo trong nhà tù Hỏa Lò

Hỏa Lò chính là nơi giam giữ sau khi hỏi cung, đời sống cực kỳ khổ sở để tiêu diệt ý chí phấn đấu, làm mất lòng yêu nước. Ông Hà bị giam cầm tại nhà tù Hỏa Lò 3 năm. Khoảng thời gian ấy, ông đã vượt qua đói rét, gian khổ, sự tra tấn, khủng bố về mặt tinh thần của kẻ địch để hoạt động cách mạng.

Với ông Nguyễn Tiến Hà, ở cái tuổi gần đất xa trời, điều khiến ông nhớ mãi chính là những ngày tháng lao khổ trong nhà tù Hỏa Lò. Ông nhớ về những đêm lạnh nằm trên chiếc phản dài được ghép hờ bởi vài miếng gỗ, ngày mùa đông, côn trùng, ruồi nhặng chích vào da thịt những người tù khiến họ không thể nào ngủ được.

Ông cũng nhớ về những bữa ăn cũng chỉ gọi là có cái để cho vào miệng bởi thứ thức ăn nơi địa ngục ấy phải gọi bằng sự “ghê gớm”, “kinh hãi”. Những người lính không thể sống và sinh hoạt như những người bình thường. Cơ thể họ suy kiệt, mang nhiều bệnh do quá trình sinh hoạt tại đây quá khắc nghiệt.

Ông Hà cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm lại nhà tù Hỏa Lò
Ông Hà cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm lại nhà tù Hỏa Lò

Những nỗi đau ông Hà không bao giờ quên. Tuy nhiên trong cuộc gặp với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô vào đầu tháng 6, ông Hà muốn kể một câu chuyện khác. Đó là chuyện dạy học và làm báo trong cảnh ngục tù.

“Tại sao lại phải dạy học trong nhà tù Hỏa Lò? Đó là để nâng cao tri thức, văn hóa cho người làm cách mạng” - ông Hà nắm tay đấm vào không khí, giọng nói khí chất - “Muốn giải phóng dân tộc, muốn làm cách mạng, trước tiên, anh em phải có kiến thức, có học hành. Với quan điểm như vậy, tôi và một số anh em khác đã thành lập các lớp - chính xác hơn là những nhóm nhỏ tù nhân - nhằm dạy cho họ biết đọc, biết viết, biết lý luận. Đối với những người đã biết đọc, chúng tôi lại dạy cho họ ngoại ngữ. Việc học là không có điểm cuối”.

Ghi nhận những đóng góp của ông Hà, những tù nhân chính trị tại tù Hỏa Lò tín nhiệm bầu ông vào Ban Chi ủy, cử làm Bí thư chi bộ của Nhà tù Chính. Bản thân ông Hà lại thích cái tên thân mật là “thầy giáo Thỏa” hay “thầy Hiệu trưởng Thỏa”.

Làm báo để nêu cao tinh thần cách mạng

Sau việc dạy học, ông Nguyễn Tiến Hà kể tiếp về nghiệp làm báo trong nhà tù Hỏa Lò. Nhắc đến chuyện báo chí, trong đôi mắt già nua của ông Hà sáng lên ngọn lửa đam mê, có lẽ khiến cánh phóng viên trẻ phải ghen tị.

Người cựu tù 96 tuổi bày tỏ: “Làm báo là một bước nâng cấp sau khi đã dạy học văn hóa cho người tù Hỏa Lò. Họ đã biết đọc, biết viết, thế thì họ đọc cái gì? Chúng tôi bị giam trong nhà lao, bị chia thành các trại Y, J, K, L, M, O... Tin tức bị phong tỏa. Chúng tôi chả biết gì, giống như người chết. Muốn phá sự bế tắc ấy thì phải làm báo”.

Chuyện làm báo trong nhà tù Hỏa Lò

Chi ủy Nhà tù Chính ủng hộ ý tưởng làm báo của ông Nguyễn Tiến Hà. Ông cùng cộng sự bắt tay vào quy trình tác nghiệp trong điều kiện hà khắc, gian nan hiếm có.

Lấy tin là công tác đầu tiên và cũng là nhiệm vụ vất vả nhất. Địch đã phong tỏa hầu như mọi liên hệ của tù nhân với thế giới bên ngoài. Do đó, họ không biết gì đang diễn ra ngoài bức tường đá cao ngất, lạnh lẽo của nhà ngục. May mắn thay, vẫn còn một sợi dây mong manh liên hệ giữa nhà tù với cơ sở nội thành. Sợi dây này cung cấp thông tin qua những lần thăm nuôi.

Ban đầu, tin tức được truyền vào qua những tờ giấy gói xôi, gói bánh - đó là các tờ báo chứa thông tin hữu ích đã được khéo léo cắt ra. Mánh lới này duy trì trong khoảng 3 tháng, sau đó địch phát hiện. Nguồn tin lại thu nhỏ tờ giấy, nhét vào bên trong chai thuốc aspirin, rồi tuồn vào cho tù nhân.

Chuyện làm báo trong nhà tù Hỏa Lò
Các bạn trẻ ôn lại lịch sử , học tập ý chí Cách Mạng khi tham quan tại nhà tù Hoả Lò

Địch cũng sớm nhận ra “chiêu thức” này của các tù nhân, vì thế, cấm tuyệt đối các tờ giấy có chữ. Trong cái khó, ló cái khôn, nguồn tin được viết thành các đoạn rời rạc bằng nước cơm lên giấy trắng để truyền cho ông Hà và cộng sự. Khi nhận được những tờ giấy trắng đặc biệt này, họ hơ nhẹ nhàng trên lửa nhỏ để chữ hiện ra, rồi hí hoáy chép lại.

Có tin tức, công tác tiếp theo dành cho ông Hà và đồng nghiệp là sản xuất báo. “Tòa soạn” đặt ở gầm xà lim, họ trải manh chiếu rách, đốt ngọn đèn dầu lờ mờ, rồi nằm bò ra đó viết báo. Họ viết bằng bút chì trên các mảnh giấy poluya mỏng tang, sau đó tiến hành “photocopy” bằng giấy than.

“Trong quá trình chúng tôi viết báo, lúc nào cũng phải có hai vòng cảnh giới. Nếu có động, anh em phát tín hiệu, chúng tôi lập tức nhét tài liệu vào ô chứa bí mật, tức là “hàm ếch” được đào vào vách tường nhà tù. Vì điều kiện hạn chế như thế, mỗi đêm sản xuất, chúng tôi chỉ ra được chục tờ báo”, ông Hà kể.

Phát hành báo lại là thử thách tiếp theo. Như đã nói, các tù nhân trong nhà tù Hỏa Lò bị phân ra nhiều trại, cơ hội gặp gỡ rất nhỏ. Cơ hội phát hành duy nhất là khi họ được cho ra bể nước tròn để tắm. Lúc này, họ dấm dúi tờ báo chỉ to bằng hai ngón tay, trao nhau ánh mắt và vội vã rời đi.

Cứ như vậy, suốt 3 năm, tờ báo với tên “Phản công” đã lan truyền khắp nhà tù Hỏa Lò. “Nhờ có tờ báo mà anh em không đứt thông tin. Nhờ có tờ báo mà anh em vẫn giữ tinh thần cách mạng, tin tưởng vào cuộc kháng chiến. Quan trọng hơn, nhờ có tờ báo trong nhà tù khắc nghiệt mà anh em cảm thấy vẫn còn sự sống. Báo chí là hơi thở cách mạng của chúng tôi trong nhà tù Hỏa Lò”, ông Nguyễn Tiến Hà xúc động cho biết.

Ông Nguyễn Tiến Hà được trả tự do năm 1953. Sau này, ông tiếp tục công tác, trở thành Nhà giáo ưu tú, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

Hiện nay, ông Nguyễn Tiến Hà giữ vai trò là Trưởng ban liên lạc của Ban Liên lạc chiến sĩ yêu nước và cách mạng bị địch bắt tù đày tại Nhà tù Hỏa Lò (1930 - 1954).

Ban Liên lạc được thành lập từ nguyện vọng của các đồng chí, anh em tù chính trị đã từng cưu mang, đùm bọc, giúp đỡ nhau vượt qua khổ sở trong tù đày. Họ nhớ nhau, muốn được gặp nhau và cùng nhắc lại khẩu hiệu “Trong tù kiên trung bất khuất, ngoài đời tình nghĩa thủy chung”.

Đọc thêm

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân Phóng sự

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

TTTĐ - Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cán bộ, chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc các chiến dịch xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp… theo lộ trình đề ra. Đón Tết Giáp Thìn năm nay, người dân, doanh nghiệp có thêm niềm vui khi các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh Phóng sự

Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Tuy được mệnh danh là chốn ăn chơi bậc nhất "Sài thành" nhưng thực tế nhiều mô hình nhà hàng, bar, pub lounge, karaoke… tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh lại đang ẩn khuất nhiều vấn đề và bất cập. Thậm chí, nhiều địa điểm đã nhận quyết định xử phạt nhưng có vẻ như “muỗi đốt inox”.
Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Xem thêm