Tag

Chuyện về những ký giả tương lai

Phóng sự 21/06/2023 10:00
aa
TTTĐ - Hằng năm, có đến hàng trăm sinh viên ngành Báo chí tốt nghiệp ra trường nhưng để thực sự theo đuổi nghề này lại đòi hỏi nhiều nỗ lực, đam mê cùng hành trang với sự bền bỉ và cả gan dạ của lớp ký giả trẻ.
Những nhà báo lừng danh trên thế giới Thủ tướng Phạm Minh Chính: Báo chí góp phần đề cao giá trị nhân văn, lòng nhân ái Mỗi cán bộ, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô phải tự tạo ra động lực, khát vọng để chinh phục các mục tiêu

Trải nghiệm khó quên

Trò chuyện với Huỳnh Thị Tuyết Mai (SN 2001) hiện đang học liên thông tại khoa Báo chí - Đại học Huế, được biết, cơ duyên học ngành Báo chí là một lựa chọn ngẫu nhiên.

Tuy nhiên, ngay từ những buổi học đầu tiên, Mai đã bắt đầu cảm thấy yêu thích nghề cầm bút này. Đặc biệt, các buổi thực hành tại trường quay hay phòng thu của trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II đã khiến Mai càng trở nên hăng say và đam mê hơn.

“Tuy chỉ là những kịch bản giả định nhưng lại mang đến những cảm giác vô cùng thú vị, đòi hỏi tính chuyên nghiệp, buộc em phải khéo léo ứng biến nhanh nhạy với mọi tình huống phát sinh tại hiện trường”, Mai phấn khởi nhớ lại quãng thời gian dưới mái trường cũ.

Đối với Tuyết Mai, trải nghiệm làm báo là những kỷ niệm đặc biệt nhất trong cuộc đời
Đối với Tuyết Mai, trải nghiệm làm báo là những kỷ niệm đặc biệt nhất trong cuộc đời

Với Tuyết Mai, những ngày đầu sinh viên nghe nói về sự nguy hiểm của nghề Báo nên có phần nào đó hơi mơ hồ và cả bất ngờ.

Tuyết Mai nhớ lại trong một lần đi tác nghiệp chụp hình buổi căng băng rôn đòi nợ đã có những đối tượng lăm le tới “hỏi thăm”. Trong lúc còn đang rất hoang mang với nỗi sợ vì lần đầu xuất hiện trong đời phóng viên, bỗng lúc ấy mẹ của Mai gọi điện. Dù không nghe máy được nhưng cuộc gọi từ mẹ lại khiến Mai vững tin hơn, sau đó bình tĩnh ứng biến và hoàn thành tốt công việc.

Tuyết Mai chia sẻ thêm, bản thân luôn cảm thấy may mắn khi dù thực tập hay cộng tác ở tòa soạn nào cũng đều được các anh chị đi trước hỗ trợ rất nhiệt tình và tận tâm.

“Nếu ngày trước đi làm mấy công việc part-time có nhận được tiền công em cũng thấy bình thường. Không hiểu sao khi nhận được tiền nhuận bút đầu tiên từ nghề viết, em có cảm giác rất đặc biệt và khó quên - nó vừa vui lại xen chút chút tự hào nữa”, Tuyết Mai thích thú chia sẻ.

Bạn Tuyết Mai
Một buổi thực tập ghi hành của bạn Tuyết Mai

Mục tiêu hiện tại của Tuyết Mai là hoàn thành thật tốt việc học, cũng như tận dụng cơ hội cộng tác ở một số tờ báo để học hỏi thêm kinh nghiệm từ những thế hệ đi trước. Đối với Tuyết Mai, dù sau này có làm công việc gì thì những khoảng thời gian được trải nghiệm làm báo vẫn luôn là một hành trình khó quên trong cuộc đời mình.

Không ngừng trau dồi

Một trong những sinh viên tiêu biểu của khoá 20 ngành Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh phải kể đến bạn Vũ Như Mai (sinh năm 2002).

Bạn Như Mai
Bạn Vũ Như Mai

Từ năm nhất, Như Mai đã cộng tác với rất nhiều tờ báo như Hoa Học Trò, chuyên trang Sinh viên Việt Nam của báo Tiền Phong, báo Thanh Niên, tạp chí Trẻ em Việt Nam, tạp chí WOWWEEKEND. Đến hiện tại, dù đang phải chịu cường độ áp lực cao để hoàn thành những năm cuối của chương trình học nhưng Như Mai vẫn cố gắng cân bằng giữa việc học và cộng tác với hai tờ báo.

Sau khi trải nghiệm thực tế quá trình làm nghề, Như Mai nhận ra việc làm báo không đơn giản như viết một bài văn thông thường mà phải học cách viết sao cho khoa học, ngắn gọn, hấp dẫn nhưng vẫn phải đầy đủ thông tin và đảm bảo tính chính xác.

Thành quả cho những nỗ lực của Như Mai được thể hiện qua các tác phẩm báo chí có sức lan tỏa mạnh mẽ, được nhiều bạn đọc quan tâm, đặc biệt là những bài viết ghi nhận về sự hy sinh của đội ngũ y, bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch COVID-19.

Như Mai vẫn từng ngày học hỏi, rèn luyện cho niềm đam mê với nghề Báo của mình
Như Mai vẫn từng ngày học hỏi, rèn luyện cho niềm đam mê với nghề Báo của mình

Theo Như Mai, để trở thành một người cầm bút thực thụ thì ngoài khả năng viết, còn đòi hỏi cả sự kiên trì, xông xáo, không ngại khó khăn và tính trung thực, dũng cảm. Để hiện thực hóa niềm đam mê, Như Mai vẫn luôn không ngừng trau dồi, bồi dưỡng thêm kiến thức trong nhiều lĩnh vực, tăng cường khả năng quan sát, phân tích và đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, phỏng vấn.

Trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí như hiện nay, Như Mai cảm thấy những lớp phóng viên trẻ như mình có rất nhiều lợi thế trong việc tiếp cận đa dạng thông tin, dễ dàng theo kịp xu thế... Tuy nhiên, song song đó vẫn có vô vàn khó khăn khi hiện nay còn đầy rẫy những nguồn thông tin sai lệch, không chính thống… điều này đặt ra như một thử thách để các lớp ký giả trẻ biết chọn lọc, bồi đắp chuyên môn, nghiệp vụ và hơn hết phải có cho mình một bản lĩnh vững vàng để thẩm định thông tin và xử lý chính xác, phù hợp.

Chính vì thế, đối với Như Mai, vấn đề đạo đức nghề báo vẫn phải luôn được đặt lên hàng đầu trong suốt quá trình theo đuổi nghề phu chữ này.

Cùng nhau hiện thực hóa mơ ước nghề

Thành lập từ năm 2016, Câu lạc bộ (CLB) Báo chí và Truyền thông trường Đại học Văn Lang là một môi trường lý tưởng dành cho sinh viên rèn luyện, trao đổi, học tập lẫn nhau về lĩnh vực Báo chí, truyền thông và tổ chức sự kiện.

Hoàng Thiên Hương - sinh viên năm 4 ngành Quan hệ công chúng, đồng thời cũng là Chủ nhiệm CLB cho biết, CLB hình thành dựa trên niềm ấp ủ của các bạn sinh viên có được một môi trường hoạt động thân thiện, chuyên nghiệp, để cùng nhau học hỏi, phát triển bản thân trong lĩnh vực báo chí. Đồng thời, nơi đây cũng dành cho những người yêu thích báo chí, truyền thông được trải nghiệm, tác nghiệp như một phóng viên thực thụ.

“Ngoài việc trao đổi kiến thức, kinh nghiệm báo chí giữa các thành viên, các bạn còn được các thầy cô, anh chị có nghiệp vụ báo chí hướng dẫn, uốn nắn từng câu chữ để hoàn thiện kỹ năng viết lách mỗi ngày”, Thiên Hương chia sẻ thêm.

Các thành viên trong CLB Báo chí và Truyền thông trường Đại học Văn Lang
Các thành viên trong CLB Báo chí và Truyền thông trường Đại học Văn Lang

Với kim chỉ nam “Đạo đức - Chuyên nghiệp - Tin cậy”, trong 7 năm hoạt động, CLB luôn đồng hành, tuyên truyền cho các sự kiện của trường cũng như tổ chức thành công những hoạt động chuyên môn như: Tổ chức Radio trò chuyện cùng sinh viên hàng tháng; Viết tin, bài thời sự, sự kiện cho trang thông tin trường Đại học Văn Lang; Tổ chức nhiều buổi workshop chủ đề truyền thông, báo chí như workshop “Sáng tạo - Kiến tạo”, workshop “Điểm chạm cảm xúc - Điểm hút mắt nhìn”…

Cùng với đó, CLB cũng thường xuyên tổ chức những hoạt động mang tính chất học thuật như: Training nội bộ các kỹ năng mềm, kiến thức học tập, sinh hoạt định kỳ, radio, vlog... nhằm đa dạng lĩnh vực hoạt động, rèn luyện và phát huy các kỹ năng cơ bản của ngành như: Tìm đề tài, khai thác thông tin, viết kịch bản, quay phim, phỏng vấn, sáng tạo nội dung… cho các thành viên.

Hiện tại, CLB đã có hơn 40 thành viên hoạt động thường xuyên, nhiều gương mặt thành viên cũng đang cộng tác cho các tờ báo lớn tại TP Hồ Chí Minh.

Là thành viên trẻ nhất trong CLB, bạn Lưu Ngọc Ánh Hoa - sinh viên năm nhất ngành Truyền thông Đa phương tiện, mong muốn bản thân có thể học hỏi nhiều hơn từ các anh chị để giúp bản thân trở nên mạnh mẽ, chuyên nghiệp và hoàn thiện trên con đường làm nghề sau này.

Mong mỏi và trăn trở lớn nhất của tất cả các thành viên trong CLB có lẽ đơn giản chỉ là sự phát triển ngày một lớn mạnh, cùng nhau trưởng thành hơn, sáng tạo hơn để từ đó có thể tạo ra nhiều giá trị tích cực cho cộng đồng và xã hội thông qua việc làm báo.

Tựu trung lại các câu chuyện của lớp ký giả trẻ vẫn là những nỗ lực, đam mê, học hỏi, không ngừng trau dồi tay nghề và cả sự tử tế, như cố nhà báo Hữu Thọ đã từng nói: "Làm báo là một nghề. Chỉ làm nghề thì không có tuổi. Nghề nào cũng phải đạt cho được mục tiêu là đưa ra những sản phẩm có ích, được xã hội công nhận. Để đạt được điều đó, với nghề Báo, cần lòng yêu nghề, lương tâm nghề nghiệp, trách nhiệm với xã hội, bạn đọc, tính cẩn trọng…".

Đọc thêm

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa Phóng sự

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

TTTĐ - Hà Nội và Trường Sa - hai địa danh tưởng chừng như cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng lại gắn kết bởi tình yêu, trách nhiệm thiêng liêng và trọn vẹn nghĩa tình. Ở Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) có rất nhiều người con của Hà Nội đang làm nhiệm vụ; cùng với đó là những công trình ý nghĩa, món quà thiết thực mà chính quyền, Nhân dân Thủ đô gửi tặng nơi này. Câu chuyện cảm động của những người Hà thành trên quần đảo là minh chứng cho một Hà Nội nghĩa tình đối với Trường Sa yêu thương. Họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng vùng biển đảo Việt Nam.
Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi Phóng sự

Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi

TTTĐ - Khi những chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân chở các mặt hàng Tết cập bến, mùa xuân cũng như đến với quân và dân trên đảo Trường Sa. Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, những chiến sĩ Trường Sa đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng đội, tình quân dân.
Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau... Phóng sự

Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau...

TTTĐ - Ở bến tàu nơi Trường Sa, tôi hỏi về cảm xúc gặp gỡ chuyến tàu vừa tới, nước mắt chị Trần Thị Châu Úc, người dân trên đảo Song Tử Tây lăn dài không ngớt. Đôi mắt đẫm lệ, chị nói: “Mỗi lần có chuyến tàu từ đất liền ra đảo, tôi mong ngóng và nước mắt cứ trào ra”.
Xem thêm