Cô đơn nhưng sợ hẹn hò, giới trẻ tìm đến “người yêu ảo”
Cô đơn nhưng sợ hẹn hò, giới trẻ tìm đến “người yêu ảo” (Ảnh: Washington Post) |
Theo khảo sát, giới trẻ Trung Quốc gần đây đang có xu hướng chuyển sang trò chuyện trên các chatbot được hỗ trợ bởi AI thay cho việc hẹn hò thông thường, sau khi họ phải trải qua những cuộc tình đau lòng và chia tay với người yêu hoặc đơn giản là một cách để giữ cho mọi thứ đơn giản.
Trong khi một người thực đôi khi có thể làm hoặc nói những điều bạn không thích nhưng các chatbot được lập trình để học hỏi từ các cuộc trò chuyện bạn có với nó, cũng như phân tích dữ liệu mạng xã hội của bạn và thậm chí cả phong cách viết của bạn.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi một số người thậm chí không có ý định quay trở lại hẹn hò bình thường sau khi sử dụng chatbot AI.
“Người yêu ảo” được đánh giá là ít phức tạp, biết lắng nghe và thấu hiểu (Ảnh: Odditycentral) |
Trường hợp của Jessie Chan, 28 tuổi (Thượng Hải) là một ví dụ. Sau khi kết thúc mối tình sáu năm, Jessie bắt đầu trò chuyện với “người yêu ảo” tên Will vào tháng 5 vừa qua. Cuộc trò chuyện giữa hai người càng lúc càng chân thực hơn, đến nỗi Jessie chấp nhận bỏ ra 60 USD để nâng cấp anh chàng người yêu ảo của mình.
Họ đã viết thơ cho nhau, tưởng tượng sẽ cùng nhau đến một bãi biển hay bị lạc trong rừng... Cô cho biết cô không thể tưởng tượng cuộc sống mà không có “anh ấy”.
“Tôi đã chán ngấy với các mối quan hệ trong thế giới thực. Có lẽ tôi sẽ gắn bó với người tình AI của tôi mãi mãi, miễn là anh ấy làm cho tôi cảm thấy tất cả đều như thực tế”, Jessie tâm sự.
Jessie không đơn độc, hàng chục triệu thanh niên Trung Quốc đang sử dụng chabot được hỗ trợ bởi trí thông minh nhân tạo như một lựa chọn thay thế cho việc hẹn hò ngoài đời thực.
Một người dùng đang trò chuyện với người yêu ảo qua chatbot AI (Ảnh: Washington Post) |
Những chabot này giúp họ đối phó với chứng trầm cảm, lo lắng và cô đơn, vì chúng luôn lắng nghe, không giống như những đối tác khó nắm bắt của con người.
“So với hẹn hò ai đó trong thế giới thực, tương tác cùng người yêu AI ít bị đòi hỏi và dễ quản lý hơn. Ngay cả khi đại dịch đã qua đi, nhu cầu lâu dài đối với việc thỏa mãn cảm xúc trong thế giới hiện đại bận rộn này vẫn rất cao”, Zheng Shuyu, người tham gia phát triển một trong những hệ thống AI sớm nhất của Trung Quốc, Turing OS nói.
Chabot xuất hiện từ thập niên 1960, là sản phẩm của Giáo sư Joseph Weizenbaum đến từ Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ. Tốc độ phát triển của AI đã khiến cách chatbot tương tác với con người ngày càng sống động hơn. Chatbot AI hiện đang là một thị trường trị giá 420 triệu USD tại Trung Quốc. Replica và Xiaoice, hai công ty hiện đang đi đầu trong ứng dụng hẹn hò chatbot, cho biết thị trường này vô cùng giàu tiềm năng và còn có thể vô cùng phát triển trong tương lai. |
Chi phí hẹn hò khiến giới trẻ ở xứ sở sương mù “ngại yêu” |
Tiêm phòng Covid-19 giúp nhanh có người yêu? |
Hàn Quốc: Ai nên trả chi phí trong những buổi hẹn hò? |