Tag

Công nghiệp văn hóa nhìn từ "vùng đất Tổ" Thanh Oai

Người Hà Nội 15/04/2024 15:55
aa
TTTĐ - Thành công rực rỡ của lễ hội Bình Đà 2024 (huyện Thanh Oai, Hà Nội) là minh chứng hùng hồn cho thấy "vùng đất Tổ" đang đi đúng hướng trên hành trình phát triển công nghiệp văn hóa. Từ đó, nội lực từ trầm tích văn hóa, lịch sử của Thanh Oai trở thành động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân.
Nét đẹp văn hóa Thanh Oai qua ống kính nhiếp ảnh gia Sẵn sàng cho Khai mạc Lễ hội Bình Đà năm 2024 Khai mạc Lễ hội Bình Đà xuân Giáp Thìn 2024

Không khí lễ hội tại vùng đất lưu dấu Lạc Long Quân

Ngày 13/4, phóng viên hòa vào biển người chật như nêm cối dự lễ hội Đình Nội Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai). Gương mặt hàng ngàn người đều bày tỏ sự kính ngưỡng đối với Đức Lạc Long Quân - vị Quổc tổ được thờ phụng từ vạn năm qua tại Đình Nội Bình Đà.

Bên cạnh sự thành kính và linh thiêng, người viết còn cảm nhận tinh thần hưng phấn, nỗi lòng hân hoan qua từng nụ cười của du khách. "Vùng đất Tổ" đang sống trong không khí đặc trưng của lễ hội.

đồng chí: Phạm Tất Thắng - Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; Nguyễn Thị Tuyến - Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội;

Đồng chí Phạm Tất Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương và đồng chí Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội tham dự lễ khai hội Bình Đà 2024

Theo ghi nhận của phóng viên, du khách nườm nượp đổ về Đình Nội Bình Đà để chiêm bái Đức Quốc Tổ từ ngày 12 -14/4 vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt". Bên cạnh người dân Thanh Oai và các huyện lân cận, rất đông du khách từ trung tâm Thủ đô, các tỉnh Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ... cũng tham dự lễ hội đặc biệt này.

Bà Nguyễn Thị Ngát (ở xã Thanh Cao), đang say mê nghe làn quan họ vẳng lên từ thuỷ đình, rộn ràng khoe: "Từ tối hôm qua, các con cháu đã đưa tôi tới Đình Nội Bình Đà chứng kiến lễ khai hội.

Tôi đã từng này tuổi rồi nhưng chưa bao giờ thấy hội được tổ chức quy mô, lớp lang như thế. Màn hình to khổng lồ được dựng ở khắp nơi để khách thập phương có thể theo dõi lễ khai mạc và chương trình văn nghệ. Lễ hội còn truyền hình trực tiếp trên báo Tuổi trẻ Thủ đô, ở nhà, người dân cũng được hòa mình vào không khí thiêng liêng trong ngày khai hội Bình Đà".

Công nghiệp văn hoá nhìn từ "vùng đất Tổ" Thanh Oai
Bầu không khí lễ hội tưng bừng tại Thanh Oai - Hà Nội

Đến hết ngày 14/4, theo thống kê sơ bộ, đã có hàng vạn du khách tham dự lễ hội Bình Đà 2024. Các chuyên gia du lịch đáng giá, lễ hội đã thành công về mọi mặt, qua đó, tạo điểm nhấn cho "Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội".

Quan trọng hơn nữa, thành công của lễ hội Bình Đà 2024 là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy huyện Thanh Oai hội tụ đủ các điều kiện để phát triển văn hoá trở thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương.

Biến nội lực văn hóa thành động lực phát triển

Đồng chí Bùi Văn Sáng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai cho biết, Thanh Oai là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống lịch sử lâu đời. Những lợi thế sẵn có về giao thông, điều kiện tự nhiên và đặc biệt là sự phong phú của các loại hình di sản văn hóa, tạo điều kiện để huyện Thanh Oai đẩy mạnh phát triển du lịch, thu hút khách trong thời gian tới.

Chùa Bình Đà là điểm đến quan trọng trong
Đình Nội Bình Đà là điểm đến quan trọng trong hành trình "Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội"

Cụ thể, huyện Thanh Oai sở hữu nhiều tiềm năng du lịch phong phú. Trên địa bàn hiện có 266 di tích, 146 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng, trong đó 70 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, 76 di tích được xếp hạng cấp thành phố.

Các di tích tiêu biểu và đặc sắc như: Đình Nội, Đình Ngoại Bình Đà, xã Bình Minh; chùa Bối Khê, xã Tam Hưng; Đình Sàn Tảo Dương, xã Hồng Dương; nhà thờ lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực...).

Đáng chú ý, Thanh Oai có tới 51 làng nghề truyền thống, tiêu biểu như: Nón làng Chuông, giò chả Tân Ước, kim khí, điêu khắc Thanh Thùy; lồng chim Dân Hòa; tương miến Cự Đà. Huyện cũng có nhiều sản vật nông nghiệp thương hiệu như: Nếp cái hoa vàng Tam Hưng, gạo Bồ Nâu xã Thanh Văn...

Đặc biệt, Thanh Oai là huyện vinh dự được đón Bác Hồ 6 lần về ở, thăm và làm việc.

"Thực hiện Chương trình số 06 của Thành ủy và Chương trình 04 của Huyện ủy về phát triển văn hóa, du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Thanh Oai - Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 - 2025 để khai thác các tiềm năng du lịch của huyện, bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng", Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai phấn khởi cho hay.

Nghệ nhân làng nghề điều khắc gỗ truyền thống Dư Dụ (xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai). Ảnh: Hoài Nam
Nghệ nhân làng nghề điều khắc gỗ truyền thống Dư Dụ, xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai (Ảnh: Hoài Nam)

Được biết, trong chiến lược xây dựng và phát triển huyện Thanh Oai giai đoạn tới, du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Những năm qua, huyện Thanh Oai đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như phát triển thị trường, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch…

Đáng chú ý, huyện Thanh Oai có nhiều sáng kiến trong phát triển các sản phẩm du lịch, tìm ra những sản phẩm đặc trưng để thu hút du khách, trong đó, lấy du lịch văn hóa làm nền tảng phát triển các loại hình du lịch khác như: Du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch trải nghiệm.

Công nghiệp văn hoá nhìn từ
Thanh Oai đang đi đúng hướng trên hành trình phát triển công nghiệp văn hóa

Mới đây nhất, tại lễ khai mạc Lễ hội Bình Đà 2024, Thanh Oai trở thành điểm kết nối trong tuyến du lịch trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức với chủ đề "Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội".

Sự kiện quan trọng này được đánh giá sẽ đưa tới đông đảo du khách đến tham quan "vùng đất Tổ", từ đó, tiến thêm một bước dài trong hành trình biến nội lực từ trầm tích văn hóa, lịch sử của Thanh Oai trở thành động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân.

"Kết nối trung tâm Hà Nội với ba huyện: Thanh Oai, Ứng Hòa và Mỹ Đức thông qua trục quốc lộ 21B sẽ tạo ra những nét đầu tiên của bức tranh du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”; kết hợp với nhiều tuyến du lịch đường bộ, đường thủy, thậm chí là đường sắt trong khu vực phía Nam Hà Nội, từ đó, chúng ta sẽ có đầy đủ chi tiết và sắc màu cho bức tranh phát triển du lịch phía Nam của Thủ đô", bà Hoàng Thị Mai, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Khám phá Châu Á cho hay.

Đọc thêm

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường Người Hà Nội

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường

TTTĐ - Giữ gìn văn hóa trà là cách người trẻ ngày nay được hiểu về văn hóa tiền nhân, phát triển nó trong đời sống hiện đại và làm phong phú thêm cho thành phố của mình. Bằng ý thức đó, họ đang góp nên những ngọn gió để hương vị trà lan tỏa xa hơn trong phảng phất phố phường Hà Nội.
Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh Người Hà Nội

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh

TTTĐ - Sáng 19/7, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư (KDC) Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội khi phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc

TTTĐ - Hà Nội, với bề dày lịch sử và văn hóa, từ lâu đã nổi tiếng với phong cách sống thanh lịch và tao nhã. Một trong những nét đẹp đặc trưng đó chính là văn hóa thưởng trà, một nghệ thuật sống đầy tinh tế và sâu sắc.
Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt Người Hà Nội

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì Người Hà Nội

Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì

TTTĐ - “Quán bia hơi mở xuyên đêm, khách ăn uống ầm ĩ, ồn ào...”; “Trống Đồng Lãng Yên sử dụng cả 2 bên đường Bạch Đằng để làm bãi đỗ xe mỗi khi có đám cưới, gây bất tiện cho người tham gia giao thông”... Những dòng thông tin ngắn, rốt ráo gửi đến chính quyền qua nền tảng công dân số. Không cần đến trụ sở UBND phường, không cần gặp nhân viên “một cửa” nhưng các vấn đề bức xúc, lo lắng của công dân đều được giải quyết rất nhanh chóng.
Vì Hà Nội xứng đáng... Người Hà Nội

Vì Hà Nội xứng đáng...

TTTĐ - Trong trái tim mỗi người trẻ, Hà Nội không chỉ là thành phố đáng sống mà còn là niềm tự hào, tin cậy, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Người Hà Nội

Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

TTTĐ - Trà không chỉ đơn giản là một thức uống quen thuộc, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Đặc biệt, ở Hà Nội nghệ thuật thưởng trà hay trà đã phát triển thành một phong cách sống thanh cao và tao nhã, phản ánh tinh thần và văn hóa người Tràng An.
Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới Người Hà Nội

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

TTTĐ - Là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm qua, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên khúc hoan ca về Thủ đô hiện đại, năng động, sáng tạo, mang đến môi trường sống xanh, trong lành và thăng hoa những giá trị văn hóa.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Người Hà Nội

Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

TTTĐ - Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi là kinh đô nhiều đời, cũng là chốn tập trung rất nhiều trí sĩ, tao nhân, mặc khách. Trong sinh hoạt văn hóa như bình thơ, ngắm trăng, trong các cuộc đàm đạo... trà không thể thiếu. Trà không chỉ là chất xúc tác cho cuộc vui thêm đậm đà mà chính cách thưởng trà, uống trà của người Thăng Long xưa cũng là nghệ thuật, là một nét văn hóa rất độc đáo. Để ngày hôm nay, dòng chảy văn hóa trà Hà thành vẫn được tiếp nối, đưa truyền thống hòa vào nhịp điệu phố phường hiện đại.
Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” Người Hà Nội

Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”

TTTĐ - Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. 25 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã nỗ lực để không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
Xem thêm